Tức bọng đái có phải triệu chứng bệnh viêm bàng quang?
Bài viết có ích: 899 lượt bình chọn
Tức bọng đái có phải triệu chứng bệnh viêm bàng quang không? Bọng đái còn gọi là bàng quang, là cơ quan có chức năng chứa nước tiểu, hỗ trợ đưa nước tiểu ra ngoài. Vì vậy, nam giới cần nhận biết sớm tác nhân gây ra chứng tức bàng quang. Nhờ đó chủ động trong việc điều trị kịp thời, phù hợp. Phòng tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra với cơ thể.
Tức bọng đái là bệnh gì?
Nguyên nhân gây đau tức bọng đái có thể do sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, chấn thương cơ học, đặc biệt là viêm bàng quang... Cảm giác đau tức bọng đái khiến không ít nam giới lo lắng, căng não suy nghĩ tại sao mình mắc phải tình trạng này.
Viêm bàng quang là tác nhân chính gây đau tức bóng đái. Có thể nói, bất kỳ trường hợp bệnh nhân nào bị viêm bọng đái đều bắt nguồn bởi vi khuẩn. Có thể do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ, không đúng cách...
Tức bóng đái
Viêm nhiễm bàng quang nếu không được phát hiện sớm, không điều trị và có giải pháp khắc phục kịp thời. Nguy cơ khiến vùng viêm nhiễm lan rộng, chuyển biến sang giai đoạn mạn tính, rất khó cho việc điều trị trong tương lai.
Nguyên nhân khác gây đau tức bóng đái
Tức bọng đái ngoài nguyên nhân do viêm bàng quang. Tình trạng đau tức còn xuất phát do sỏi bàng quang, chấn thương bàng quang, cầu bàng quang, ung thư bàng quang...
1. Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang có thể do tích tụ dần trong bàng quang hoặc sỏi rơi từ thận, niệu quản xuống.
Hoạt động: Nhịn tiểu, ít uống nước, biến chứng sau phẫu thuật... khiến bàng quang bị tắc nghẽn, dần tích tụ khoáng chất hình thành sỏi bàng quang.
Bàng quang chứa sỏi khiến người bệnh có cảm giác đau tức bàng quang, đau tức bụng dưới, đau nhức nhối khó diễn tả...
2. Cầu bàng quang
Cầu bàng quang thường gặp ở người bí tiểu. Đây là hiện tượng bàng quang chứa đầy nước tiểu, căng giống quả lê, nhô vào ổ bụng. Khi di chuyển thấy cầu bàng quang chuyển động, gây đau nhức bọng đái.
3. Ung thư bàng quang
Phần lớn trường hợp ung thư bàng quang ở giai đoạn cấp tính sẽ không có triệu chứng khởi phát.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này chuyển sang mãn tính, người bệnh có cảm giác đau tức bàng quang, rối loạn tiểu tiện...
Ung thư bàng quang không được điều trị kịp thời có thể khiến chức năng thận bị đảo lộn. Nguy hiểm nhất là đánh đổi cả tính mạng bệnh nhân.
4. Chấn thương cơ học
Do tổn thương bởi tác nhân bên ngoài khi luyện tập hoặc làm việc cật lực. Khiến bàng quang tổn thương, thậm chí xuất huyết.
Triệu chứng điển hình: Đau tức bàng quang, tiểu nhiều liên tục, thỉnh thoảng pha lẫn máu trong nước tiểu.
Kết luận: Hầu hết các triệu chứng dẫn tới tình trạng đau tức bàng quang đều trở nên khó điều trị nếu chẳng may chuyển sang mãn tính.
Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thờ ơ với bất kỳ triệu chứng khác thường nào diễn ra ở hệ bài tiết. Đồng thời, đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhanh nhất có thể để được tư vấn, thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nhận biết triệu chứng tức bàng quang
Nhận biết triệu chứng đau tức bọng đái như thế nào? Nắm rõ triệu chứng đau tức bàng quang giúp bệnh nhân điều trị bệnh sớm. Tránh được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Người bệnh có thể cảm nhận rõ các cơn đau khi buồn tiểu. Vì lúc này, bàng quang chứa đầy nước tiểu, dẫn tới buồn đi tiểu nhiều, liên tục.
- Hiện tượng đau bàng quang chỉ diễn ra một đôi lần thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu diễn ra trong thời gian dài không chấm dứt, cơn đau liên hồi, khi liên tục, khi âm ỉ,... người bệnh cần đặc biệt chú ý.
Kết luận: Hầu hết bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau tức bàng quang đều không rõ nguyên nhân do đâu. Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, tình trạng này có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang... Từng căn bệnh lại có diễn biến phức tạp, biến chứng khó lường. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Bị tức bọng đái nguy hiểm không?
Bị tức bọng đái nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Nếu không điều trị sớm và kịp thời tại những địa chỉ y tế uy tín, chất lượng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần, thậm chí tính mạng bệnh nhân... Cụ thể:
Nguy cơ vô sinh hiếm muộn
- Nhiễm trùng thận, suy thận
Đau tức bàng quang không điều trị sớm, các vi khuẩn có thể đi ngược lên thận gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng thận. Nếu để lâu sẽ làm tổn hại đến thận, thậm chí hư thận, suy thận.
- Gây thiếu máu, tiểu ra máu
Ở giai đoạn nặng, viêm bọng đái sẽ gây nên tình trạng tiểu ra máu do bị nhiễm vi khuẩn. Tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
- Nguy cơ hiếm muộn - vô sinh
Viêm nhiễm bóng đái không điều trị sớm, khiến đời sống tình dục của bệnh nhân bị rối loạn. Những rối loạn này kết hợp biến chứng suy thận, hư thận,... Từ đó tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Hiện tượng tức bọng đái điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tức bọng đái cũng như mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ chữa viêm nhiễm ở bàng quang uy tín, chất lượng. Nhờ đó, áp dụng được liệu pháp phù hợp, hiệu quả cao.
Hiện nay, 2 phương pháp điều trị tức bàng quang được áp dụng nhiều, nhận được phản hồi tích cực của bệnh nhân là:
1. Điều trị đau tức ở bọng đái bằng thuốc kháng sinh
Điều trị tức bàng quang bằng thuốc kháng sinh thường áp dụng cho trường hợp viêm nhiễm bàng quang bởi vi khuẩn.
Bác sĩ dựa vào kết quả thăm khám để làm kháng sinh đồ. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn có trong nước tiểu bệnh nhân. Sau đó, chỉ định loại thuốc điều trị cũng như liều lượng thích hợp đối với từng bệnh nhân.
Đặc biệt, trường hợp tức bóng đái cấp tính. Sau khi áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Cũng như tiến hành phương pháp phòng tránh phù hợp. Người bệnh cần tái khám để xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn, tránh biến chứng, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính.
2. Điều trị đau tức bọng đái bằng thủ thuật ngoại khoa
Phương pháp điều trị viêm tức bàng quang này thường ít được áp dụng hơn với việc sử dụng thuốc. Bởi cách này chỉ áp dụng với những trường hợp bị viêm bàng quang mãn tính, sỏi bàng quang hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng thủ thuật ngoại khoa điều trị tức bàng quang theo phương pháp: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn).
Phương pháp đông tây y kết hợp
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:
- Dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại
- Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc, tiêu viêm, thải độc tố, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Trong quá trình điều trị viêm tức bàng quang theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ, lựa chọn quần lót chất liệu cotton.
- Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nên bổ sung thực phẩm tốt cho bàng quang: Rau xanh, trái cây tươi,... nhằm giảm bớt triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều.
- Nếu có cảm giác đau tức bàng quang, người bệnh hãy chườm bụng bằng miếng đệm nóng.
- Đi tiểu đúng khung giờ, không nhịn tiểu để tránh kích thích bàng quang
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn bằng bài tập thích hợp.
- Quan hệ tình dục lành mạnh.
Qua nội dung trong bài, nếu nghi ngờ tức bọng đái là bệnh viêm bàng quang, bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ tại địa chỉ y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Nước tiểu của người mang thai và những thông tin quan trọng bạn cần nắm
- Viêm bàng quang có thai được không? Nên làm gì khi bị mắc bệnh
- Viêm bàng quang điều trị bao lâu? Gợi ý địa chỉ chữa bệnh uy tín nhất hiện nay
- [Giải đáp] Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?
- 9+ Cách điều trị viêm bàng quang tại nhà không nên bỏ lỡ
- 5 Cách bấm huyệt chữa viêm bàng quang hiệu quả được áp dụng hiện nay