Những vấn đề mà bạn cần biết về bệnh u bàng quang ác tính

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 353 lượt bình chọn

U bàng quang ác tính khiến nhiều người không khỏi hoang mang lo sợ khi bị chuẩn đoán đã mắc căn bệnh này. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh lý, về cách nhận biết, chẩn đoán ung thư bàng quang mời bạn đọc cùng theo dõi qua những chia sẻ dưới đây như sau.

Khái quát chung về bệnh u bàng quang ác tính

U bàng quang ác tính hay còn gọi là ung thư bàng quang là căn bệnh có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng. Đó là sự xuất hiện của một thậm chí là nhiều khối u ác tính trong bàng quang – nơi đảm nhiệm vai trò trữ nước tiểu. Các khối u chủ yếu hình thành từ những tế bào bên trong lớp lót bàng quang. 

Căn bệnh quái ác này có thể gặp ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi tuy nhiên ở những người già, người cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Những khối u này thường phát triển nhanh và nếu không được phát hiện sớm sẽ gây xâm lấn tới hạch bạch huyết, nhiều cơ quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người bệnh.

Xuất hiện u ác tính ở bàng quang nguyên nhân do đâu là câu hỏi thắc mắc vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng cụ thể. Thế nhưng dựa trên những nghiên cứu cho thấy thì căn bệnh này chịu sự tác độ từ những sinh hoạt thường ngày, chế độ ăn uống và tiền sử mắc bệnh của những người trong gia đình. Một số những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang như:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo: sử dụng chất béo thường xuyên mà lại không bổ sung đủ chất xơ sẽ khiến cơ thể bị béo phì, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để khối u ác tính được hình thành tại bàng quang.
  • Hút quá nhiều thuốc lá: thuốc là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư trong đó bao gồm cả ung thư bàng quang. 
  • Dùng thuốc một cách bừa bãi: dùng thuốc bừa bãi khiến cơ thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn có thể khiến khối u bàng quang nhanh phát triển.
  • Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh: ở một vài nghiên cứu có thể cho thấy bệnh lý này có liên quan tới yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người đã từng mắc căn bệnh này thì người đó cũng sẽ có nguy cơ gặp phải bệnh lý này cao hơn những người còn lại.
  • Yếu tố tuổi tác: dựa trên thống kê có thể thấy những người bị căn bệnh này thường là từ tuổi trung niên trở lên, tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Môi trường sống: hàng ngày phải tiếp xúc với môi trường làm việc bị ô nhiễm có chứa nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn,…sẽ có khả năng bị căn bệnh này cao hơn người bình thường.
  • Nhiễm trùng: một số loại ký sinh trùng, vi khuẩn tấn công vào bàng quang sẽ có nguy cơ gây ác tính hóa tế bào từ đó dần hình thành nên khối u.
  • Những vấn đề về sức khỏe: bệnh viêm bàng quang mãn tính có thể là nguyên nhân hình thành khối u ác tính, hoặc cũng có thể u bàng quang là do tình trạng di căn từ bộ phận khác. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Triệu chứng u bàng quang ác tính là gì?

U bàng quang ác tính thông thường sẽ chưa gây ra triệu chứng để người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu. Đa phần họ sẽ phát hiện ra căn bệnh ở giai đoạn tiến triển, khi có những biểu hiện bên ngoài như: 

  • Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt: khi các khối u ác tính phát triển với kích thước lớn sẽ khiến diện tích bàng quang bị hẹp, quá trình đào thải nước tiểu bị cản trở dẫn đến người bệnh có cảm giác đau khi đi tiểu. Cùng với đó là cảm giác buốt và mỗi lần tiểu rất ít. Bị mót tiểu thường xuyên có khả năng là do nước tiểu không được đưa hết ra ngoài trong 1 lần tiểu khi bị khối u chèn ép và gây kích thích bàng quang.
  • Tiểu ra máu: Tiểu ra máu là dấu hiệu của khá nhiều bệnh như sỏi bàng quang, viêm bàng quang và ung thư bàng quang cũng là bệnh lý gây ra biểu hiện bất thường này.
  • Đau xương, đau lưng: u bàng quang chèn ép lên dây thần kinh hay di căn tới xương sẽ khiến người bệnh phải chịu đựng như cơn đau nhức trong xương, đau lưng rất khủng khiếp, ngoài ra một số trường hợp còn gặp phải dấu hiệu sưng chân.
  • Thiếu máu: giảm hồng cầu là triệu chứng của người bị u bàng quang ác tính từ đó khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh, chóng mặt,…
  • Sụt cân nghiêm trọng: khi cân nặng của cơ thể bỗng nhiên bị giảm một cách đột ngột không rõ nguyên nhân thì người bệnh nên cẩn thận với căn bệnh ung thư bàng quang
  • Tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần: u bàng quang có nguy cơ cao khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm, nhiễm trùng cùng với những cơn đau ở vùng dưới lưng và quanh thận. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

U bàng quang ác tính có chữa khỏi được không?

U bàng quang ác tính khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, giai đoạn mà các khối u còn nhỏ, chưa có biến chứng lây lan sang những cơ quan khác thì vẫn có khả năng điều trị thành công, người bệnh sẽ có cơ hội được sống thêm nhiều năm. Tuy nhiên nếu việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, thì việc điều trị càng khó khăn, cơ hội điều trị khỏi càng thấp. 

U bàng quang khi ở giai đoạn cuối có thể gây xâm lấn tới những cơ quan khác, lúc này việc điều trị chỉ là làm giảm triệu chứng cũng như giúp chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao. 

Một điều cần đáng lưu ý khác về căn bệnh này đó là khi khối u bàng quang được khắc phục những việc tái phát lại căn bệnh này cũng khá cao. Khối u này có thể lại tái lại ở vị trí cũ hoặc thậm chí là hình thành lên ở một vị trí mới khác. Bởi vậy nên thăm khám định kỳ đối với một bệnh nhân bị ung thư bàng quang là vô cùng cần thiết. 

Điều trị u bàng quang ác tính như thế nào?

Đối với u bàng quang ác tính, các bác sĩ chia sẻ có thể lựa chọn vào từng cách điều trị sau đây: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch:

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp được áp dụng với những đối tượng điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, khối u mới hình thành và còn nhỏ. Phẫu thuật cắt bỏ khối u, loại bỏ một số mô liền kề, riêng đối với trường hợp khối u đã lan rộng và gây hạch bạch huyết sẽ cần cắt bỏ hoàn toàn bàng quang. 
  • Hóa trị: đây là phương pháp dùng thuốc hóa chất để loại bỏ tế bào ác tính khiến khối u thu nhỏ lại, các loại thuốc hóa chất có thể được dùng theo đường truyền tĩnh mạch hay đường uống. Việc hóa trị sẽ được thực hiện trước hay sau khi làm phẫu thuật để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Xạ trị: đây là phương pháp sử dụng một loại năng lượng cao tấn công vào khối u nhằm loại bỏ tế bào ác tính. Xạ trị có thể được thực hiện trước hay sau khi làm phẫu thuật để các tế bào ung thư được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Liệu pháp miễn dịch: đây là phương pháp dùng thuốc sinh học để tác động lên hệ miễn dịch từ đó hệ thống phòng vệ khả năng miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được các tế bào ác tính gây ung thư.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Sau quá trình điều trị ung thư bàng quang có thể người bệnh sẽ phải mất một khoảng thời gian dài đối diện với những tác dụng phụ của thuốc. Lúc này người bệnh sẽ cần được những người xung quanh chăm sóc thật chu đáo bằng những lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Như vậy qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ u bàng quang ác tính là căn bệnh như thế nào. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối