U bàng quang lành tính: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 322 lượt bình chọn

U bàng quang lành tính hình thành do sự tăng sinh quá mức của tế bào trong bàng quang sau khi tiếp xúc tác nhân có hại. Nếu không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, căn bệnh này hoàn toàn phát triển thành ung thư. Vì vậy, sau thăm khám, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân cắt bỏ khối u. 

Giới thiệu về u lành tính trong bàng quang

Như đã kể trên, u bàng quang lành tính là khối u phát triển do sự tăng sinh bất thường của tế bào ở trong bàng quang nhưng không phải ung thư. Khác u ác tính, khối u lành tính không di căn hay xâm lấn sang khu vực khác của bàng quang hoặc cơ quan khác trong cơ thể.

Ban đầu, u lành tính có thể hình thành tại bất kỳ vị trí nào của bàng quang, điển hình là xuất hiện tại lớp lót trong bàng quang. Khi khối u còn nhỏ, người bệnh thường không thấy triệu chứng nào bất thường. Bệnh chỉ được phát hiện nếu khối u có kích thước lớn, chèn ép bàng quang và một số bộ phận lân cận.

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng. Trong đó, tỷ lệ nữ mắc bệnh thấp hơn nam giới. Độ tuổi điển hình bị mắc bệnh dao động từ 40 - 70.

Nếu bệnh được phát hiện sớm và có giải pháp chữa trị phù hợp, các tế bào của khối u trong bàng quang sẽ phục hồi cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị để bệnh kéo dài, khối u lành tính sẽ phát triển to hơn, gặp các yếu tố thuận lợi như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm hóa chất,... sẽ chuyển ác tính và gây ung thư bàng quang.

Có thể nói, căn bệnh này chiếm tỷ lệ người mắc cao nhất trong các dạng khối u thường gặp ở đường tiết niệu. Mặc dù chỉ là khối u lành tính trong bàng quang nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu bệnh nhân không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Nguyên nhân hình thành u lành tính trong bàng quang

Thực tế, cho đến nay nguyên nhân hình thành u bàng quang lành tính chưa có câu trả lời rõ ràng. Một số bệnh nhân, u bàng quang xuất hiện là do trong bàng quang các tế bào tăng sinh bất thường sau tiếp xúc hóa chất độc hại. Các mô bị phù nề, phình to, phân chia và trở thành khối u ở trong bàng quang. 

Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u lành tính trong bàng quang như: Nhiễm ký sinh trùng, hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ,...

Triệu chứng của u lành tính trong bàng quang

U bàng quang lành tính khi mới hình thành có kích thước rất nhỏ nên không có triệu chứng bất thường bên ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian khối u phát triển lớn, kích thích bàng quang, chèn ép nhiều bộ phận lân cận. Lúc này, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu điển hình: Tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới, đau lưng, đái ra máu,...

Đặc biệt, căn bệnh u lành tính trong bàng quang phát triển theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu:

  • Tế bào tại niêm mạc của bàng quang sưng to, phù nề
  • Tế bào chất của mô biến mất
  • Nếu được khắc phục sớm và đúng cách khả năng tế bào được khôi phục rất cao

Giai đoạn không phục hồi:

  • Niêm mạc bàng quang bị tác động bởi tác nhân có hại
  • Khu vực có khối u xuất hiện ổ quá phát thể nhân hoặc thể gai

Giai đoạn u nhú:

  • U nhú tiếp tục phát triển và xâm nhập màng đáy bàng quang nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời

Giai đoạn ác tính:

  • Khối u nếu tiếp xúc hóa chất hay nhiễm trùng sẽ phát triển ác tính, ăn sâu vào thành bàng quang.
  • Sau đó xâm lấn bộ phận lân cận hoặc theo máu di căn đến bộ phận xa hơn như gan, phổi, xương,...

Mức độ nguy hiểm của u lành tính bàng quang

Thông thường, u bàng quang lành tính sẽ phát triển to theo thời gian tùy thuộc khả năng miễn dịch của bệnh nhân và mức độ xâm nhiễm của tác nhân gây hại. Người bệnh đối mặt nhiều triệu chứng bất thường khi tiểu tiện, thậm chí phát triển thành ung thư bàng quang. 

Tùy thuộc cơ địa, sức đề kháng bệnh nhân và khả năng xâm nhiễm của tác nhân có hại mà tỷ lệ bệnh nhân bị u lành tính ở bàng quang chuyển ác tính sau 10 năm chiếm 10%. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ. Có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách trước khi khối u chuyển hóa sang ác tính. 

Chẩn đoán khối u lành tính trong bàng quang

Ngoài việc nhận biết u bàng quang lành tính thông qua triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

  • Siêu âm

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Hình ảnh ghi nhận được sẽ hiện trên màn hình để bác sĩ nhận biết có khối u trong bàng quang hay không, một hay nhiều khối u hay thành bàng quang và lòng bàng quang có bất thường gì không,... Tuy nhiên, chẩn đoán thông qua siêu âm không thể phân biệt được khối u lành tính hay ác tính. 

  • Nội soi bàng quang

Nội soi là một trong những phương pháp rất quan trọng được chỉ định cho các trường hợp nghi bị u bàng quang, đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện đái ra máu. Trước khi nội soi, nếu bệnh nhân là nam giới sẽ được gây tê tại chỗ để quan sát khối u cũng như tổn thương viêm trong bàng quang.

Phương pháp này giúp định vị chính xác hình thái, vị trí, số lượng, kích thước khối u tại bàng quang. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào để sinh thiết nhằm xác định bệnh nhân bị u bàng quang lành tính hay u ác tính. 

  • Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ tiến hành kiểm tra nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn, tế bào hồng cầu, nấm, ký sinh trùng hoặc tế bào ung thư.

  • Sinh thiết

Đây là xét nghiệm được tiến hành qua nội soi. Bác sĩ sẽ lấy tế bào u sâu dưới lớp cơ nên bệnh nhân trước khi lấy mẫu sinh thiết sẽ được gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Phương pháp điều trị u lành tính bàng quang

Thực tế, bệnh u bàng quang lành tính có thể được điều trị dứt điểm nếu gặp đúng bác sĩ và phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, hiệu quả. Thông thường, để tránh nguy cơ phát triển thành u ác tính, bệnh nhân được bác sĩ khuyến khích nên cắt bỏ khối u càng sớm càng tốt. 

Khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn vào trong thành bàng quang, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u bằng phương pháp nội soi. Thủ thuật này cực kỳ đơn giản, không phức tạp, không xâm lấn các khu vực lành tính lân cận nên sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh, không mất nhiều thời gian cho việc nằm viện.

Trường hợp khối u lớn, không thể tiến hành được phương pháp nội soi thì bác sĩ chỉ định mổ hở. Cách thực hiện: Bác sĩ cắt sâu lớp cơ của bàng quang để đảm bảo chân khối u cũng được loại bỏ.

Khối u sau khi cắt bỏ sẽ được mang đi sinh thiết để tầm soát ung thư. Nếu đây là khối u ác tính, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa chất hoặc xạ trị tùy thuộc mức độ bệnh, cơ địa bệnh nhân.

Cách phòng tránh u lành tính trong bàng quang

Thực tế, bệnh u bàng quang lành tính có thể điều trị khỏi nhưng khả năng tái phát rất cao. Do đó, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp cực kỳ đơn giản:

  • Bệnh nhân không hút thuốc lá, tránh xa chất kích thích như bia, rượu,...
  • Bổ sung cho cơ thể đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố, chất cặn bã trong bàng quang
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại. Nếu môi trường sống quá ô nhiễm thì có thể thay đổi nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân
  • Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm bàng quang, tránh nguy cơ hình thành khối u trong bàng quang,...

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về u bàng quang lành tính để người bệnh tham khảo. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc, liên hệ hotline 0243.9656.999 để chuyên gia hỗ trợ tư vấn, giải đáp miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối