U tinh hoàn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiện nay
Bài viết có ích: 318 lượt bình chọn
U tinh hoàn có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính, trong đó có đến 90% trường hợp u ở tinh hoàn là u ác tính (ung thư tinh hoàn). Tuy nhiên, bệnh được phát hiện và chữa trị sớm có thể chữa khỏi cao. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu khối u tinh hoàn như thế nào, cách chẩn đoán và điều trị ra sao sẽ được bác sĩ giải đáp dưới đây.
Khối u tinh hoàn là như thế nào?
U tinh hoàn là khối u bất thường hình thành trong tinh hoàn (có thể một bên hoặc cả hai bên) của nam giới. Khối u có thể xuất hiện ở nam giới mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến nam giới trưởng thành, tuy nhiên độ tuổi thường gặp nhất là 25-35. Thống kê cho thấy, khoảng 90% khối u tinh hoàn được phát hiện được chẩn đoán là khối u ác tính - ung thư tinh hoàn.
Khối u ở tinh hoàn có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, khi được phát hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tinh hoàn nào đó như chấn thương tinh hoàn, các bệnh lý tiềm ẩn, rối loạn chức năng hoạt động tinh hoàn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân gây u tinh hoàn phải kể đến:
- Tinh hoàn ẩn: Tinh hoàn không nằm trong bìu mà sẽ nằm ở háng bẹn hoặc ở ổ bụng. Có khoảng 80-85% người bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ tiến triển ung thư tinh hoàn.
- Nam giới làm việc và tiếp xúc lâu dài với môi trường phóng xạ, chất độc hại, nóng bức hay môi trường kín.
- Nam giới mắc bệnh viêm tinh hoàn hay bệnh quai bị…sau giai đoạn dậy thì.
- Người gặp vấn đề rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
- Tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
Biểu hiện bệnh ung tinh hoàn như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, u tinh hoàn chỉ có kích thước nhỏ, phát triển âm thầm không có triệu chứng. Thậm chí không gây đau nhức hay khó chịu nên người bệnh không phát hiện ra được. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu bao gồm:
- Sờ thấy khối u cứng, có thể đau hoặc không đau ở một bên hoặc hai bên tinh hoàn.
- XUng quanh tinh hoàn sưng to.
- Cảm giác đau ở vùng bìu bẹn, có thể lan xuống bụng dưới.
- Cảm giác tức nặng, cộm vướng hoặc bị tụ dịch dưới bìu.
- Cơn đau lan sang thắt lưng, vùng ngực, thậm chí bị căng tức ngực.
- Khi khối u phát triển lớn hơn, triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Cảm giác nặng nề và vướng ở tinh hoàn, bên có khối u sẽ xệ thấp hơn bên còn lại.
Khác với khối u tinh hoàn ở nam giới trưởng thành, khối u tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện hơn. Khối u ngày càng lớn, không gây đau, không gây khó chịu, phát triển âm thầm cho đến khi khối u chiếm chỗ tinh hoàn, thậm chí di căn sang các cơ quan khác.
Các giai đoạn phát triển của khối u tinh hoàn gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khối u ẩn trong tinh hoàn, chưa di căn ở hạch hay cac cơ quan khác hoặc đã di căn sang các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện triệu di căn hạch nhưng chưa di căn sang khu vực khác.
- Giai đoạn 3: Đã có dấu hiệu di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi…
U tinh hoàn có nguy hiểm không?
Khối u tinh hoàn có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính. Trường hợp khối u lành tính thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế, đa số khối u tinh hoàn khi thăm khám đều được xác định là khối u ác tính (gọi là ung thư tinh hoàn).
Ung thư tinh hoàn không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy vậy, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và gây suy giảm sức khỏe nam giới.
U tinh hoàn nguy hiểm nhất là có thể di căn sớm qua hệ bạch huyết và hệ thống mạch máu. Do vậy mà trước đây, khi đi thăm khám rất nhiều bệnh nhân được tiên lượng xấu và hơn 70% có nguy cơ tử vong. Cho đến hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời u tinh hoàn, giảm thiểu tối đa tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Chẩn đoán và cách điều trị khối u tinh hoàn
Trong mọi trường hợp, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bị u tinh hoàn, nam giới nên đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 70-80% và hạn chế được các biến chứng đáng tiếc.
Cách phát hiện u tinh hoàn như thế nào?
Có nhiều trường hợp, khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng u tinh hoàn đã gây sưng, nổi cục và di căn sang giai đoạn ung thư. Khối u thường phát triển âm thầm, không có triệu chứng đau hay khó chịu ở giai đoạn đầu. Do đó, để sớm nhận biết được đây là khối u lành tính hay ác tính thì nam giới cần đi thăm khám chuyên sâu để có kết quả chính xác.
Quy trình chẩn đoán u tinh hoàn dưới đây:
- Khám tổng quát: Thăm hỏi tình trạng sức khỏe chung, triệu chứng và thời gian xuất hiện triệu chứng. Nếu bác sĩ phát hiện bất thường ở tinh hoàn sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra chi tiết hơn.
- Khám chuyên sâu: Bác sĩ kiểm tra vùng bìu, bụng và hạch bạch huyết cũng như các bộ phận khác nhằm chẩn đoán u tinh hoàn. Bác sĩ tiến hành tìm cục u cứng, dấu hiệu đau hay sưng tấy ở tinh hoàn.
- Siêu âm tinh hoàn: Giúp kiểm tra tình trạng bên trong bìu, bụng dưới, kiểm tra khối u bất thường ở tinh hoàn. Việc thăm khám này giúp bác sĩ chẩn đoán được u tinh hoàn đang ở giai đoạn nào, đã di căn hay chưa…
- Xét nghiệm máu: Xác định sự có mặt của nhiễm trùng, chất chỉ điểm ung thư hay một vấn đề bất thường về sức khỏe khác.
- Xét nghiệm sàng lọc: Đánh giá tinh dịch đồ và khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Cách điều trị u tinh hoàn áp dụng hiện nay
Sau khi có kết quả chẩn đoán u tinh hoàn, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khối u tinh hoàn phù hợp nhất.
- Khối u lành tính
Khối u không di căn, nếu đi kèm theo các triệu chứng sưng đau tinh hoàn, sốt cao, buồn nôn và nôn, có máu hoặc mủ trong nước tiểu…sẽ cần tiến hành can thiệp ngoại khoa điều trị.
Bên cạnh đó, trường hợp u tinh hoàn do nhiễm khuẩn gây ra có thể tiến hành điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ.
- Khối u ác tính (ung thư tinh hoàn)
Điều trị bệnh ung thư tinh hoàn cần can thiệp phẫu thuật và hóa trị. Việc áp dụng phương pháp nào để mang lại hiệu quả tốt nhất sẽ căn cứ vào giai đoạn ung thư và loại ung thư mắc phải. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, tuổi tác và mong muốn của người bệnh mà tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Cách phòng ngừa u tinh hoàn hiệu quả
U tinh hoàn có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên thăm khám nam khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Đồng thời nam giới cũng nên kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, nếu sờ ấn thấy tinh hoàn có khối u hay thay đổi bất thường thì nên đi thăm khám sớm.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bản thân bao gồm:
- Ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần kiểm tra cho trẻ thường xuyên có dị tật bẩm sinh không, quan sát kỹ càng hai bên tinh hoàn đều nằm trong bìu hay không hay bị lạc chỗ khác.
- Nam giới mọi lứa tuổi nếu nhận thấy sự có mặt của khối u cứng, kích thước tinh hoàn thay đổi bất thường thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần theo dõi và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, tất cả thông tin về bệnh u tinh hoàn đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Để được tư vấn cụ thể hơn, nam giới có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
- Thuốc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cách sử dụng và hiệu quả
- Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Hà Nội tại đâu cho hiệu quả, an toàn
- Đừng để giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2 làm phiền bạn
- Tổng hợp thông tin về giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ bạn không nên bỏ lỡ!
- Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y có tốt không? [Giải đáp]
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu? [5 địa chỉ uy tín Hà Nội]