Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 270 lượt bình chọn

Ung thư bàng quang có tỷ lệ mắc cao thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư liên quan đến đường tiết niệu. Phổ biến và nguy hiểm là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ kiến thức về bệnh lý để có thể nhận biết sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết mà người bệnh cần đọc hết để sớm có biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm ngay từ đầu.

Nguyên nhân ung thư bàng quang do đâu?

Ung thư bàng quang là sự xuất hiện các mô tế bào hay khối u ác tính trong bàng quang. Sự xuất hiện của khối u gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng và hoạt động của bàng quang, đồng thời kích thước khối u bàng quang ở mỗi người là không giống nhau. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, khối u có thể phát triển từ tế bào chuyển tiếp đến cơ bàng quang, nguy hiểm hơn là di căn đến cơ quan xung quanh. 

Có nhiều nguyên nhân hình thành khối u ác tính ở bàng quang, tuy nhiên những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bao gồm:

  • Thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại

Việc tiếp xúc với hóa chất công nghiệp độc hại, chất phóng xạ là yếu tố gây gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang và nhiều căn bệnh ung thư khác. Đặc biệt là các hóa chất chuyển hóa như tryptophan, hóa chất sử dụng trong công nghiệp sơn, dệt may, cao su…

  • Thói quen hút thuốc lá 

Những người hút thuốc lá thường xuyên, lâu dài có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 3 lần người không hút. Bên cạnh đó, có đến ½ ca u ác tính bàng quang có liên quan đến yếu tố này.

  • Dùng nước uống chứa Asen

Việc sử dụng nước uống chứa lượng Asen cao lâu dài làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang. Ngoài u bàng quang ác tính, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư da, ngộ độc Asen…

  • Cơ thể không được bổ sung đầy đủ nước 

Khi cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình bài viết và đào thải độc tố. Theo đó, nguy cơ lắng đọng cặn bẩn, chất độc hại lại bàng quang càng cao, nguy cơ khiến tế bào bàng quang thay đổi và tiến triển ác tính càng cao.

  • Một số yếu tố khác

Nguy cơ tiến triển u ác tính bàng quang cũng phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, dị tật bẩm sinh hay những biến chứng bệnh lý trong cơ thể…

Bệnh thường gặp nhiều hơn ở người già với độ tuổi trung bình từ 69-71. Ở nam giới tuổi già và trung niên, ung thư bàng quang là bệnh lý có tỷ lệ mắc chỉ đứng sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt. 

Nhận biết các dấu hiệu ung thư bàng quang 

Các biểu hiện bệnh ung thư bàng quang thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiết niệu thông thường. Tuy nhiên, một số dấu hiệu ung thư bàng quang sớm mà người bệnh cần biết và cảnh giác bao gồm: 

  • Tiểu ra máu, tiểu nhiều lần

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, tiểu máu từng đợi, tiểu ra máu toàn bãi và không gây đau. Theo nghiên cứu trên 1930 bệnh nhân bị tiểu ra máu: 60% không có bất thường, 12% do ung thư bàng quang, 13% do nhiễm trùng đường tiểu, 10% do bệnh thận, 4% do sỏi tiết niệu; 0,4% do ung thư tuyến tiền liệt; 0,6% do ung thư thận. 

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ

Bàng quang bị kích thích hay do bị giảm thể tích dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu mất kiểm soát, nước tiểu khai nồng sẫm màu. Đặc biệt cần chú ý triệu chứng nước tiểu sẫm màu dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để loại trừ nguy cơ ung thư bàng quang.

Khi khối u ác tính bàng quang phát triển lớn chèn ép niêm mạc hay thành bàng quang khiến người bệnh có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bụng đau âm ỉ. 

  • Triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Trường hợp khối u bàng quang ác tính đã di căn, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, đau hai bên hông lưng, đau vùng xương mu, đau ở hạ vị, đau xương, đau tầng sinh môn.

Các giai đoạn của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có mấy giai đoạn? U bàng quang ác tính được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn 1: Khối u hình thành trong lớp nội mạc bàng quang, chưa xâm chiếm lớp cơ thành bàng quang. 
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã xâm chiếm thành bàng quang nhưng vẫn đang giới hạn ở bàng quang.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư vượt qua thành bàng quang và xâm chiếm mô tuyến tiền liệt (ở nam giới) hoặc tử cung (ở nữ giới). 
  • Giai đoạn cuối: Tế bào ung thư tấn công vào hạch bạch huyết, đồng thời bắt đầu di căn sang các cơ quan nội tạng như xương, gan, phổi.

Phân loại bệnh ung thư bàng quang như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh ung thư bàng quang được phân chia thành những loại dưới đây: 

  • Ung thư tế bào biểu mô chuyển tiếp: Khối u hình thành ở tế bào lót mặt bàng quang. Tế bào biểu mô chuyển tiếp co thắt khi bàng quang trống và giãn rộng khi bàng quang đã đầy. Đây là dạng ung thư bàng quang phổ biến nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Các tế bào vảy trong bàng quang có chức năng đáp ứng với kích thích và nhiễm trùng tại bàng quang. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng phát triển ung thư hóa nhưng thường hiếm gặp hơn.
  • Ung thư kết hợp từ nhiều dạng tế bào khác nhau.

[Shortcode tư vấn 1]

Cách phòng tránh bệnh ung thư bàng quang hiệu quả

Việc điều trị ung thư bàng quang cho đến hiện nay đều mang lại hiệu quả, bệnh cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa trị ở giai đoạn đầu. 

Cách điều trị bệnh ung thư bàng quang hiện nay 

Những phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang được áp dụng tại các cơ sở y tế uy tín hiện nay bao gồm: 

  • Can thiệp phẫu thuật

Là phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm các phẫu thuật như cắt bỏ u bàng quang niệu đạo, cắt bỏ bàng quang toàn phần, cắt bàng quang bán phần, cắt bỏ hạch lân cận hay cắt bỏ một phần niệu đạo…Nam giới bị ung thư bàng quang có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến/ túi tinh hay một phần ống dẫn tinh, đối với phụ nữ bị u bàng quang có thể được chỉ định cắt bỏ tử cung, cắt vòi trứng, cắt buồng trứng hay cắt một phần âm đạo.

  • Hóa trị

Tiến hành đưa hóa chất vào trong cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng kết hợp thuốc để tăng hiệu quả. Dùng hóa chất điều trị có thể được kết hợp đồng thời phẫu thuật và xạ trị. 

  • Xạ trị

Trước khi phẫu thuật, tiến hành xạ trị để giảm kích thước của khối u. Sau khi phẫu thuật, xạ trị để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư. Trường hợp bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật được thì có thể tiến hành xạ trị.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang hiệu quả 

Hiện nay, chưa có biện pháp nào khẳng định chắc chắn có thể giúp phòng ngừa ung thư. Tuy vậy, bạn vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua việc ngừng hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bên cạnh đó: 

  • Uống nhiều nước, tối thiểu lượng nước cần thiết hàng ngày 1,5-2l.
  • Tăng cường thể dục thể thao, vận động để đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất. 
  • Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc lung tung.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với những người trong độ tuổi 40-70.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Như vậy, ung thư bàng quang là bệnh ác tính có thể gây tử vong nếu chữa trị ở giai đoạn muộn. Bạn cần chú ý sức khỏe bản thân, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả sớm từ đầu, ngăn ngừa hậu quả biến chứng không đáng có.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối