Viêm bàng quang cấp là gì? Những sự thật không nên bỏ qua!
Bài viết có ích: 867 lượt bình chọn
Bệnh viêm bàng quang có hai giai đoạn chính là viêm bàng quang cấp và mãn tính. Từng giai đoạn sẽ có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy tình trạng viêm nhiễm bàng quang do yếu tố nào gây ra? Cách chữa trị hiệu quả và triệt để? Tìm hiểu qua nội dung dưới đây để nắm bắt thông tin cụ thể hơn.
Bệnh viêm bàng quang cấp tính là gì?
Viêm bàng quang cấp là gì? Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Bệnh thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi, nhất là những người có thể trạng yếu ớt, hệ bài tiết kém.
Bệnh viêm bàng quang cấp tính
Triệu chứng lâm sàng của bệnh: Tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mủ,... khi xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có bạch cầu và vi khuẩn trong nước tiểu.
Viêm nhiễm bàng quang cấp tính thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Theo số liệu thống kê của hội tiết niệu – thận học Việt Nam: Có đến 40 – 50% phụ nữ thuộc độ tuổi trưởng thành ít nhất một lần trong đời mắc bệnh viêm nhiễm bàng quang cấp.
Yếu tố gây viêm bàng quang cấp ở nữ giới và nam giới
Yếu tố chính gây viêm bàng quang cấp ở nữ giới và nam giới là do vi khuẩn E.coli, chiếm khoảng 70 - 80%, vi khuẩn Proteus mirabilis, chiếm khoảng 10 - 15%,... gây ra. Ngoài ra là những yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
1. Yếu tố thuận lợi gây viêm bàng quang cấp ở nam giới
- Hóa chất: Bao cao su, xà phòng tắm, dung dịch khử khuẩn bộ phận sinh dục,...
- Sử dụng ống thông tiểu: Là dụng cụ y tế đưa chất thải ra ngoài cơ thể. Nếu sử dụng ống này thời gian dài, sẽ gây kích ứng bàng quang
- Do sử dụng thuốc: Thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng sinh,... gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Do sỏi bàng quang và tuyến tiền liệt ở nam giới mở rộng: Sỏi bàng quang sẽ khiến niêm mạc bàng quang tổn thương, sưng nề. Kích thước tuyến tiền liệt mở rộng sẽ chèn ép bàng quang, dẫn tới viêm bàng quang.
- Do suy giảm hệ thống miễn dịch: Người bị HIV/AIDS, người đang trong quá trình điều trị ung thư
- Do tổn thương đường tiết niệu: Đường tiết niệu gồm bàng quang, niệu đạo, thận, khi những bộ phận này gặp vấn đề sẽ gây kích ứng đường tiết niệu dẫn tới viêm nhiễm bàng quang.
2. Yếu tố thuận lợi gây viêm bàng quang cấp ở phụ nữ
Sử dụng thuốc tránh thai
- Sử dụng thuốc tránh thai: Loại thuốc này có tác dụng phụ là cản trở sự bài tiết của hệ tiết niệu, khiến hệ vi khuẩn ở bộ phận sinh dục mất cân bằng
- Đang mang thai: Thai nhi phát triển sẽ chèn ép lên đường tiểu của người mẹ, khiến bàng quang kích ứng
- Do vệ sinh không sạch sẽ: Trước và sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh sạch sẽ, do sử dụng dung dịch tẩy rửa vùng kín có hóa chất độc hại, do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,...
- Do dùng vòi nước xịt thẳng vào âm đạo: Khiến độ pH trong môi trường âm đạo mất cân bằng, gây viêm bàng quang
- Do thay đổi nội tiết tố: Ở nữ giới, nội tiết tố thay đổi vào thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh, nguy cơ chị em bị viêm bàng quang rất cao.
- Cấu tạo của đường tiểu: Lỗ niệu đạo của chị em ngắn hơn, thẳng hơn nam giới và chúng nằm gần hậu môn, do đó nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Do mặc quần bó sát: Mặc quần bó sát khiến nhiệt độ cơ thể tăng, vùng kín luôn ẩm ướt, bí,... tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Do quan hệ tình dục không an toàn: Thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không đúng tư thế, quan hệ thô bạo, không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn,...
Nhận biết các triệu chứng viêm bàng quang cấp
Thực tế, các triệu chứng viêm bàng quang cấp xuất hiện đột ngột, khiến bệnh nhân bất ngờ và khó chịu. Nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng lâm sàng dưới đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ để làm xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu nhằm biết chính xác nước tiểu có vi khuẩn gây bệnh, có máu, có mủ không.
Các triệu chứng lâm sàng:
- Đi tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nóng, tiểu máu, nước tiểu có mủ
- Có thể đau nhẹ hoặc đau nhiều ở vùng trên khớp mu khi bàng quang căng. Thậm chí đau lan sang niệu đạo, âm hộ (nữ giới)
- Cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là ban đêm, thậm chí có trường hợp tiểu không tự chủ, són tiểu
- Thông thường, bị viêm bàng quang cấp, bệnh nhân không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ dưới 38 ºC.
Các triệu chứng cận lâm sàng:
Khi siêu âm thành ổ bụng thấy thành bàng quang dày hơn bình thường.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thấy:
- Có tế bào bạch cầu trong nước tiểu dương tính từ (++) đến (+++) (≥ 104 bạch cầu/ml).
- Nitrit niệu (+).
- Vi khuẩn niệu ≥ 105 vi khuẩn/ml với mẫu nước tiểu cấy.
- Nước tiểu không thấy có protein (ngoại trừ người bệnh tiểu máu, tiểu mủ đại thể)
Viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không? Mức độ “đáng báo động”
Đúng như tiêu đề, viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là cấp độ nguy hiểm đang ở mức “đáng báo động”. Tuy nhiên, không phải thế mà người bệnh chủ quan, xem nhẹ trong việc thăm khám để được chữa trị dứt điểm.
- Đầu tiên, căn bệnh này khiến bệnh nhân lo lắng, buồn phiền. Sau đó là hoang mang, sợ hãi.
- Viêm nhiễm bàng quang cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, công việc, các mối quan hệ của người bệnh.
- Từ các triệu chứng đau, rát, tiểu ra máu,... nếu người bệnh không phát hiện sớm hoặc ngại không đi khám sớm, bệnh sẽ chuyển thành mãn tính.
- Nếu các triệu chứng xuất hiện dai dẳng và liên tục, sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều điều phiền toái.
- Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ viêm nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm thận, xấu nhất là suy thận.
- Viêm nhiễm bàng quang cấp tính có thể gây nhiễm trùng huyết.
Nguyên tắc cần nhớ trong điều trị viêm bàng quang cấp
Thông qua nội dung ở trên, có thể thấy bệnh viêm bàng quang cấp tính sẽ rất nguy hiểm nếu như bệnh nhân không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy, có những nguyên tắc nào điều trị căn bệnh này thành công:
- Ức chế và tiêu diệt triệt để vi khuẩn
- Xác định chính xác và loại trừ các yếu tố thuận lợi
- Phòng tránh tái phát
Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp thông thường
Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm nước tiểu xong, bác sĩ xem kết quả. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn một trong những thuốc dưới đây để điều trị viêm bàng quang cấp.
Trimethoprim – sulfamethoxazole: Chọn viên thuốc có hàm lượng 80/400 mg.
Thuốc Trimethoprim – sulfamethoxazole
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 3 – 5 ngày.
Cephalexin: Chọn viên thuốc có hàm lượng 500 mg.
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 ngày.
Nitrofurantoin: Chọn viên thuốc có hàm lượng 100 mg.
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 ngày.
Amoxicillin - clavulanate: Chọn viên thuốc có hàm lượng 500/125 mg.
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 ngày.
Thuốc điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai
Đối với phụ nữ có thai, khi bị viêm bàng quang cấp, tuyệt đối không tự ý uống thuốc. Nên đi gặp bác sĩ để có giải pháp chữa trị tốt nhất, tránh viêm bể thận, tránh gây tổn thương đến sức khỏe thai nhi.
Mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giống như trên nhưng thời gian dùng thuốc kéo dài hơn:
Cephalexin: Chọn viên thuốc có hàm lượng 500 mg.
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 – 7 ngày.
Nitrofurantoin: Chọn viên thuốc có hàm lượng 100 mg.
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 – 7 ngày.
Amoxicillin - clavulanate: Chọn viên thuốc có hàm lượng 500/125 mg.
Thuốc Amoxicillin - clavulanate
- Cách dùng: 1 lần uống 1 viên, 1 ngày/2 lần cách nhau 12 giờ.
- Lưu ý: Uống liên tục 5 – 7 ngày.
Cách chữa viêm bàng quang cấp bằng thuốc Đông y
Theo Y học cổ truyền phân tích, viêm bàng quang là bệnh do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu gây ra. Do đó, phương pháp điều trị triệt để đó là sử dụng những bài thuốc có công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, lợi niệu,...
Bài thuốc 1.
- Nguyên liệu: Rau diếp cá tươi 60g, kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi sắc với 500ml nước đến khi còn nửa lượng nước ban đầu.
- Cách dùng: Để thuốc ấm, 1 ngày uống 2 lần. Uống trong 10 ngày.
Bài thuốc 2.
- Nguyên liệu: Râu ngô 100g, mã đề 50g, rau má 50g, ý dĩ 50g, sài đất 40g
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi sắc với 500ml, sắc cho đến khi còn khoảng 250ml.
- Cách dùng: Uống thuốc khi còn ấm, 1 ngày chia 2 lần. Uống trước bữa ăn. Uống liên tục 2 – 3 tuần.
Bài thuốc 3.
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 15g, rễ đậu biếc 5g, rau diếp cá 5g.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi sắc với 700ml nước, sắc cho đến khi còn khoảng 250ml.
- Cách dùng: Uống khi thuốc còn ấm, ngày uống 2 lần, sử dụng liên tục 3 – 5 ngày.
Bài thuốc 4.
- Nguyên liệu: Râu ngô 20g, rễ ngọc lan hoa trắng 15g, rau diếp cá 10g
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi với 400ml nước và sắc cho đến khi còn khoảng 250ml.
- Cách dùng: Uống khi thuốc còn ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn. Uống liên tục 7 ngày.
Bài thuốc 5.
- Nguyên liệu: Ngải cứu 45g, cỏ seo gà 15g, rễ cỏ tranh 15g, mật ong 10g
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 10 – 20 phút.
- Cách dùng: Lấy ra hòa cùng với mật ong để sử dụng. Uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống liên tục 1 tháng.
Tóm lại, viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường được theo dõi và điều trị ngoại trú đem lại kết quả cao nếu người bệnh tuân thủ nghiêm túc theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Muốn đạt được như vậy, ngay khi nghi ngờ triệu chứng bất thường, nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, giải quyết các yếu tố thuận lợi tránh hệ lụy về sau. Mọi thông tin liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến] bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ giải đáp cho bạn.
- Nước tiểu của người mang thai và những thông tin quan trọng bạn cần nắm
- Viêm bàng quang có thai được không? Nên làm gì khi bị mắc bệnh
- Viêm bàng quang điều trị bao lâu? Gợi ý địa chỉ chữa bệnh uy tín nhất hiện nay
- [Giải đáp] Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?
- 9+ Cách điều trị viêm bàng quang tại nhà không nên bỏ lỡ
- 5 Cách bấm huyệt chữa viêm bàng quang hiệu quả được áp dụng hiện nay