Viêm bọng đái là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết có ích: 985 lượt bình chọn
Viêm bọng đái còn gọi là viêm bàng quang. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, người trưởng thành có nguy cơ mắc cao hơn cả. Bệnh gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời.
Viêm bóng đái là gì?
Bọng đái – tên gọi khác của bàng quang. Nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài. Thận có nhiệm vụ lọc nước tiểu hàng ngày. Nước tiểu từ mỗi bên thận sẽ theo ống dẫn gọi là niệu quản, đổ vào bọng đái. Như vậy, chức năng chính của bọng đái là chứa và xả nước tiểu theo sự điều khiển của cơ thể.
Viêm bóng đái
Viêm bọng đái xảy ra khi bọng đái bị kích thích bởi một hoặc nhiều tác nhân có hại. Những tác nhân này có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Sự kích thích dẫn tới hiện tượng viêm.
Lúc này, bọng đái sưng lên, có sự thay đổi trong cấu trúc để đáp ứng những kích thích có hại. Dù là phản ứng tự vệ, hiện tượng viêm nếu quá đà sẽ tự trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Không chỉ cấu tạo mà chức năng của bọng đái cũng bị rối loạn. Quá trình xả nước tiểu không được kiểm soát tốt theo ý muốn cơ thể.
Nguyên nhân bị viêm bọng đái điển hình
Nguyên nhân viêm bọng đái rất đa dạng. Nắm rõ từng nguyên nhân giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị kịp thời, hiệu quả. Tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng sức khỏe.
- Vi khuẩn: Viêm bóng đái được xếp vào một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn gây hại xâm nhập đường tiểu, phát triển, sinh sôi tại bọng đái.
Vì đường tiểu gồm nhiều đoạn thông nối nhau, nên vi khuẩn có thể lan sang vùng khác. Trường hợp nặng, vi khuẩn có thể đi ngược dòng, gây nhiễm trùng tại thận. Nhiễm trùng thận là tình trạng nghiêm trọng, có thể tổn hại chức năng thận hoặc hỏng thận.
- Sản phẩm vệ sinh cá nhân: Xà phòng, sữa tắm tạo bọt...
- Chất diệt tinh trùng – giải pháp phòng ngừa thai dùng cho nữ giới: Có thể ở dạng thuốc đặt âm đạo, gel bôi hoặc màng tránh thai.
- Phương pháp điều trị: Sau xạ trị hay hóa trị các bệnh lý ung thư vùng chậu.
- Tổn thương: Sau một cuộc phẫu thuật bọng đái
- Đặt ống thông tiểu: Quá nhiều lần hoặc lưu ống trong thời gian dài.
Những yếu tố nguy cơ khiến bọng đái bị viêm
Ngoài những nguyên nhân kể trên khiến viêm bọng đái, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến bọng đái bị viêm. Cụ thể:
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
- Nữ giới: Đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Đây là yếu tố khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Giai đoạn đặc biệt mà phái đẹp cần lưu ý: Mang thai, mãn kinh... Tình trạng rong kinh cũng là tác nhân dẫn khiến bọng đái bị viêm.
- Nam giới: Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bọng đái. Trường hợp này, bệnh nhân thường bị ứ đọng nước tiểu trong bọng đái, tiểu lắt nhắt, dễ dẫn tới viêm nhiễm.
- Bệnh lý sẵn có ở đường tiết niệu: Sỏi niệu, dị tật bẩm sinh đường tiểu...
- Sức đề kháng của cơ thể suy giảm hoặc mắc bệnh mãn tính: Đái tháo đường, ung thư, HIV...
Nhận biết triệu chứng viêm bọng đái
Biểu hiện viêm bọng đái có dễ nhận biết không? Viêm bàng quang là bệnh có triệu chứng lâm sàng khá điển hình. Người bệnh hoàn toàn dễ nhận biết và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh.
- Sốt nhẹ
- Cảm giác nặng bụng dưới
- Cảm giác nóng rát, buốt khi tiểu
- Nước tiểu đục, có mùi hôi khác thường
- Cảm giác mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần
- Tiểu ra máu, nước tiểu màu nâu đỏ
- Mỗi lần tiểu một lượng nhỏ hơn bình thường (tiểu lắt nhắt)
Phân loại viêm bàng quang bọng đái như thế nào? Thực tế, có nhiều cách phân loại, có thể sắp xếp theo nguyên nhân. Còn một cách phân loại khác là dựa trên thời gian kéo dài của bệnh. Với 2 loại phổ biến:
- Viêm bóng đái cấp tính: Thường kéo dài khoảng 2 tuần. Triệu chứng xuất hiện nhiều, rõ nét.
- Viêm bóng đái mạn tính: Triệu chứng không rầm rộ nhưng kéo dài, gây phiền toái, có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Khó khăn trong điều trị dứt điểm.
Cách chữa viêm bọng đái hiệu quả
Việc điều trị viêm bọng đái khác nhau phụ thuộc từng nguyên nhân gây ra. Trong đó, người bệnh có thể áp dụng biện pháp nội khoa hoặc thủ thuật ngoại khoa.
1. Sử dụng thuốc kháng sinh
Khi nguyên nhân do vi khuẩn. Kháng sinh phù hợp có thể cải thiện triệu chứng nhanh chóng trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh đừng chủ quan, không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng giúp điều trị dứt điểm. Từ đó ngăn chặn viêm bóng đái mạn tính và hậu quả khác.
2. Áp dụng thủ thuật ngoại khoa
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị viêm bóng đái bằng thủ thuật ngoại khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân theo phương pháp:
- Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn)
Phương pháp đông tây y kết hợp
Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm.
Ưu điểm:
- Tiêu diệt tận gốc mầm bệnh gây hại
- Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, thải độc, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Không chỉ có phương pháp điều trị viêm bóng đái (viêm bàng quang) mang lại hiệu quả cao, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng...
Giải pháp phòng ngừa viêm bóng đái phổ biến
Đối với bệnh viêm bọng đái, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phương pháp điều trị. Người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh để bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Uống nhiều nước
- Uống nhiều nước: Đặc biệt đối với bệnh nhân đang phải hóa xạ trị, không nên nhịn tiểu.
- Mặc đồ lót vừa vặn, khô thoáng: Môi trường bí bách, ẩm ướt ở vùng kín tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Hạn chế tắm bồn: Ngâm nước quá lâu có thể dẫn tới viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu cơ địa dễ nhiễm trùng.
- Tiểu tiện sau khi quan hệ tình dục: Uống một ly nước đầy giúp bạn dễ đi tiểu hơn. Khi quan hệ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiểu. Thói quen đi tiểu sau “chuyện ấy” giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm đường tiểu hiệu quả.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Sau khi tiểu tiện và đại tiện, hãy lau nhẹ nhàng vùng kín theo một chiều từ trước ra sau. Nghĩa là bắt đầu lau từ đường tiểu sang hậu môn, không được làm ngược lại. Điều này giúp vi khuẩn từ hậu môn không nhiễm sang đường tiểu.
- Lau âm đạo và hậu môn hàng ngày: Vệ sinh âm đạo và hậu môn hàng ngày, hãy thao tác nhẹ nhàng với nước sạch. Vùng da ở đây khá mỏng manh, khá nhạy cảm. Nếu chà xát quá mức, thụt rửa âm đạo quá sâu, lạm dụng chất tẩy rửa mạnh có thể khiến vùng kín tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
- Cách phòng ngừa khác: Bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc xịt khử mùi. Hoặc thuốc chứa hương liệu ở vùng kín của phụ nữ. Vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng niệu đạo và bọng đái.
Như mọi người có thể thấy, viêm bọng đái là bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt phổ biến ở nữ giới. Trong đó, triệu chứng điển hình là đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt lượng ít, nóng rát khi đi tiểu... Vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh, hãy chủ động đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời, chính xác. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.
- Nước tiểu của người mang thai và những thông tin quan trọng bạn cần nắm
- Viêm bàng quang có thai được không? Nên làm gì khi bị mắc bệnh
- Viêm bàng quang điều trị bao lâu? Gợi ý địa chỉ chữa bệnh uy tín nhất hiện nay
- [Giải đáp] Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?
- 9+ Cách điều trị viêm bàng quang tại nhà không nên bỏ lỡ
- 5 Cách bấm huyệt chữa viêm bàng quang hiệu quả được áp dụng hiện nay