Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 539 lượt bình chọn

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn nào hiệu quả? Nứt kẽ hậu môn là bệnh không mới nhưng rất nhiều bệnh nhân cảm thấy mơ hồ về phương pháp điều trị. Để chữa bệnh nứt kẽ hậu môn, ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý chung là lo lắng, không biết bệnh có được chữa khỏi không.

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi năm nay 34 tuổi. Thời gian gần đây, sức khỏe của tôi có những triệu chứng bất thường như ngứa, đau tức xung quanh hậu môn, đại tiện ra máu tươi, toàn thân mệt mỏi,... khiến tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. 

Tôi đã đến cơ sở y tế chuyên khoa khám thì được bác sĩ chẩn đoán là bệnh nứt kẽ hậu môn. Hiện tại, tôi đang sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ được vài ngày. Tuy nhiên, điều khiến tôi lo lắng là không biết chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc có hiệu quả không? Có những phương pháp trị bệnh nứt kẽ hậu môn nào? Rất mong nhận được giải đáp từ bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ”.

(Chị Bùi Thúy N. 34 tuổi, Hà Nội)

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng. Là hiện tượng các nếp gấp ở hậu môn bị nứt, khiến lớp niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn do chứng táo bón lâu ngày, nhiễm trùng hậu môn, thói quen đại tiện không đúng cách,... Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sớm có biện pháp chữa trị dứt điểm.”

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tùy thuộc vào mức độ bệnh, nhu cầu của bệnh nhân,... Thông thường, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân được thử nghiệm thuốc tây y kết hợp biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu không đáp ứng được điều trị nội khoa thì sự lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật.

1. Thuốc đặc trị nứt kẽ hậu môn bằng tây y

Sử dụng thuốc tây y điều trị nứt kẽ hậu môn được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thuốc tây y có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh nứt kẽ nhanh chóng, hiệu quả. Một số loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc mỡ bôi ngoài hậu môn

Một số loại thuốc phổ biến: Proctolog, Tetacyclin, Methyluracil, Solkoseril, Synthomycin, Heparin,... 

Thuốc mỡ bôi ngoài hậu môn

Thuốc mỡ bôi ngoài hậu môn

Cách sử dụng: Chỉ lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi một lớp mỏng che phủ bề mặt vết nứt ngày 2 – 3 lần.

Thuốc mỡ chỉ được sử dụng nếu vết nứt xuất hiện do phân quá cứng hoặc khô. Thuốc thâm nhập đủ sâu vào bên trong tổn thương, kích thích tái tạo tế bào. Đồng thời khử trùng, kháng viêm, giúp vết nứt nhanh lành.

Tác dụng phụ: Dị ứng, kích ứng cục bộ, phát ban, ngứa, rát,... Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng. 

  • Thuốc nhuận tràng, chống táo bón

Các loại thuốc phổ biến: Sorbitol, Duphalac, Poloxamer,... 

Tác dụng: Làm mềm phân, giúp bệnh nhân đại tiện thuận lợi, dễ dàng. Từ đó tránh được tình trạng đau, chảy máu, ngăn chặn vết nứt tiếp tục rách.

  • Thuốc gây tê tại chỗ và Steroid

Thuốc gây tê tại chỗ được khuyến cáo sử dụng trước đi đại tiện nhằm giảm đau đớn. Một lượng nhỏ steroid kết hợp trong kem gây mê để giảm viêm. 

Sử dụng steroid chỉ được giới hạn trong 2 tuần. Vì sử dụng lâu hơn sẽ dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm suy yếu cơ ở hậu môn,...

  • Thuốc Nitroglycerin

Nitroglycerin có tác dụng làm giãn cơ vòng trong, giảm chảy máu từ vết nứt kẽ hậu môn. Nitroglycerin cũng giúp làm mạch máu giãn nở to hơn, làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng tổn thương, giúp vết thương nhanh lành,...

Thuốc Nitroglycerin

Thuốc Nitroglycerin

  • Thuốc chẹn kênh canxi

Các thuốc chẹn kênh canxi: Diltiazem, Nifedipine.

Thuốc chẹn kênh canxi có nhiệm vụ giãn cơ vòng cũng như mạch máu. Hỗ trợ thúc đẩy sự hồi phục tổn thương nhanh chóng. 

  • Độc tố Botulinum

Độc tố Botulinum còn được gọi là Botox sẽ được tiêm vào cơ vòng bên ngoài. Cơ vòng bên trong và các rãnh giao nhau giúp thư giãn cơ co thắt. Nhờ đó ngăn chặn sự ăn sâu và lan rộng vết nứt.

2. Mẹo chữa nứt hậu môn theo kinh nghiệm dân gian

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bằng kinh nghiệm dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và nhận được phản hồi tích cực. Trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, chị em có thể kết hợp dùng thuốc với các biện pháp đơn giản để bệnh khỏi nhanh chóng.

  • Thoa dầu dừa

Hợp chất monolaurin gồm 3 axit béo là: axit caprylic, axit lauric, axit capric. Đây là phương thuốc tuyệt vời giúp bệnh nhân đối phó với chứng nứt kẽ hậu môn.

Cách thực hiện: Thoa dầu dừa tại khu vực tổn thương 2 – 3 lần/tuần. 

Tác dụng: Xoa dịu cơn đau, làm mềm phân, kích thích tái tạo mô,...

  • Lô hội

Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng.

Lô hội

Lô hội

Cách sử dụng: Trước khi thực hiện hãy rửa hậu môn cho sạch sẽ. Thoa gel lô hội lên trực tiếp vết nứt. Kiên trì bôi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ.

  • Hạt lanh

Tác dụng: Axit béo omega – 3 và chất xơ có trong hạt lanh giúp giảm táo bón, giảm nguy cơ nứt hậu môn.

Cách sử dụng: Thêm 1 thìa hạt lanh vào ly nước uống hàng ngày trước khi đi ngủ 30 phút. Nhu động ruột hoạt động ổn định hơn, sẽ không còn lo sợ chứng nứt kẽ hậu môn trầm trọng nữa.

  • Tăng cường chất xơ trong bữa ăn

Chất xơ được chia thành hai loại gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. 

Chất xơ hòa tan có trong ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mạch,... trái cây như chuối, táo, đậu, cà rốt, khoai tây,... Tác dụng trong việc ngăn chặn táo bón, làm mềm phân, hỗ trợ đại tiện dễ dàng.

Chất xơ không hòa tan tìm thấy trong ngũ cốc, mỳ ống, bánh mỳ nguyên hạt, rau, quả hạch,... Có tác dụng tạo khối phân, làm chất thải di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng.

  • Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi người bệnh bị nứt kẽ hậu môn. Nước có chức năng đào thải độc tố, làm mềm phân, vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu đến nuôi dưỡng tổn thương, tránh táo bón, làm vết nứt kẽ nhanh khép miệng,...

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước

3. Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa áp dụng trong trường hợp bệnh mãn tính, bệnh kéo dài dai dẳng, vết nứt ăn sâu vào trong khiến bệnh nhân đau đớn,...

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Ưu điểm của phương pháp này: 

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu trong quá trình thực hiện thủ thuật
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính, không để lại sẹo xấu,...
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...

Mổ nứt hậu môn bao lâu thì lành vết thương?

Như vậy, phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng. Chính vì thế, mổ nứt hậu môn bao lâu thì lành vết thương nhận được sự quan tâm rất lớn của bệnh nhân.

Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Điều trị nứt kẽ hậu môn không phải vấn đề khó khăn đối với ngành y học hiện đại. Tuy nhiên, để đưa ra con số chính xác về thời gian lành vết thương khi điều trị ngoại khoa thì không thể được. Vì vết thương sau mổ lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

1. Phương pháp điều trị

Có rất nhiều cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa khác nhau, chẳng hạn như đốt điện, áp lạnh, xâm lấn tối thiểu HCPT II,... Từng phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng.

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT

2. Mức độ bệnh từng người

Cũng giống các bệnh lý khác, nứt kẽ hậu môn được phân chia thành 2 thời kỳ (cấp tính và mạn tính). Phát hiện nứt kẽ hậu môn sớm là vấn đề quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị. 

Bệnh càng phát hiện sớm, mức độ bệnh càng nhẹ, thời gian điều trị càng ngắn, càng tiết kiệm chi phí và ngược lại.

3. Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân

Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học thì thời gian khỏi bệnh lâu hơn. Chẳng hạn: trong quá trình điều trị, người bệnh thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ ăn khó tiêu, ít uống nước, lười vận động,... tình trạng táo bón xuất hiện thường xuyên, bệnh trầm trọng hơn, kéo dài thời gian hồi phục.

4. Sức đề kháng của bệnh nhân

Một trong những yếu tố góp phần bệnh mau lành đó là nhờ sức đề kháng. Người có sức đề kháng tốt, thời gian hồi phục sau mổ nứt kẽ hậu môn ngắn hơn và ngược lại.

Như vậy, các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn đã được tổng hợp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị để mang lại hiệu quả tích cực. Mọi chi tiết cần giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối