Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 741 lượt bình chọn

Đại tiện ra máu ở nữ giới là hiện tượng phổ biến ở bệnh nhân bị trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn... Xác định chính xác nguyên nhân nữ giới đi ngoài ra máu chính là bước quan trọng đưa ra cách điều trị thích hợp. Từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cụ thể là ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở nữ giới

Đại tiện ra máu ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiện nay, cách điều trị dứt điểm tình trạng này là điều trị theo nguyên nhân. Chính vì vậy, nắm rõ từng nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết.

1. Đi cầu ra máu do táo bón

Hiện tượng táo bón xảy ra khi người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Lúc này, khối phân khá to và cứng, khi đi qua hậu môn dẫn tới rách niêm mạc, dẫn tới chứng đi ngoài ra máu tươi.

Táo bón

Táo bón

2. Đi vệ sinh ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ phổ biến ở phụ nữ mang thai, những người làm việc trong môi trường phải ngồi một chỗ nhiều, nhất là chị em làm văn phòng.

Đối với bệnh nhân trĩ, ban đầu lượng máu chảy rất ít, đủ dính vào khăn lau hoặc dính ở phân. Sang giai đoạn tiến triển, khuynh hướng đi ngoài ra máu thường xuyên hơn, lượng máu nhiều hơn. Máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. 

3. Đi ị ra máu do bệnh nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng đặc trưng của nứt kẽ hậu môn là sự xuất hiện của một vết nứt. Khiến hậu môn sưng tấy, rướm máu, đau dữ dội, đặc biệt đau khi ngồi hoặc khi đại tiện. Trường hợp vết nứt nhiễm trùng, máu có thể trộn lẫn với dịch mủ.

4. Ỉa ra máu tươi cảnh báo áp-xe hậu môn

Áp-xe hậu môn là sự xuất hiện của một ổ nhiễm trùng bị mưng mủ nằm gần cửa hậu môn. Khi ổ áp-xe bị vỡ, hậu môn chảy nhiều dịch mủ, máu, nhất là khi đại tiện. 

Ngoài ra, khi bị áp-xe hậu môn, nữ giới còn xuất hiện triệu chứng khác như sốt cao, ớn lạnh, đau nhức dữ dội...

Apxe hậu môn

Apxe hậu môn

5. Đại tiện xuất hiện máu tươi cảnh báo polyp đại trực tràng

Lớp niêm mạc ở ruột già tăng sinh quá mức sẽ hình thành các khối u nhỏ giống cục thịt thừa. Cục thịt này phát triển sâu bên trong thành đại tràng hoặc trực tràng, gọi là polyp.

Triệu chứng ban đầu rất ít. Khi cục polyp phát triển to, có thể gây ra các triệu chứng: đi cầu ra máu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng,... Đặc biệt, một số trường hợp nữ giới bị polyp dạng tuyến có nguy cơ phát triển thành ung thư.

6. Bị đi ngoài ra máu đen cảnh báo ung thư đại – trực tràng

Ung thư đại – trực tràng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, có tiền sử bị viêm loét ruột già, polyp đại trực tràng lâu năm...

Triệu chứng lâm sàng của ung thư đại – trực tràng tương tự bệnh đường tiêu hóa là trĩ, viêm đại tràng... Hầu hết trường hợp phát hiện ung thư khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, ảnh hưởng trực tiếp tính mạng.

Nữ giới được khuyến khích đi khám khi xuất hiện triệu chứng: vệ sinh ra máu tươi hoặc máu đen, phân lúc lỏng lúc táo, đau bụng liên tục, giảm cân không rõ nguyên nhân...

Nhận biết các triệu chứng đi cầu ra máu ở nữ giới 

Đại tiện ra máu là hiện tượng phổ biến rất nhiều người gặp phải, trong đó phái đẹp cũng không ngoại lệ. Nhận biết triệu chứng từ sớm giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc điểm nhận biết:

  • Màu sắc của máu

Máu thoát ra ngoài khi đại tiện thường là máu tươi, máu đen vón thành cục hoặc trộn lẫn vào trong phân.

  • Số lượng máu

Số lượng máu ít hay nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân đi cầu ra máu ở nữ giới.

Một số người đại tiện ra rất ít máu, chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, có trường hợp máu chảy nhiều thành giọt, thành dòng, phun tia... 

  • Triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, còn rất nhiều triệu chứng đi kèm để người bệnh nhận biết: sốt, tiêu chảy kéo dài, táo bón lâu ngày không khỏi, phân đen, có chất nhầy, đau bụng, chán ăn, tiêu hóa kém, sụt cân không rõ lý do...

Cách điều trị chứng đi vệ sinh ra máu ở nữ giới 

Phương pháp điều trị đại tiện ra máu ở nữ giới phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chị em có thể áp dụng mẹo dân gian để cầm máu hoặc sử dụng thuốc tây y. Trường hợp đi ngoài ra máu liên quan đến bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp ngoại khoa.

1. Chữa chứng đi ngoài ra máu ở nữ giới bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian trong nội dung dưới đây có thể giúp cầm máu và giảm triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa. Những bài thuốc này vô cùng quen thuộc, lành tính, an toàn với chị em đang mang bầu...

  • Uống nước ép bắp cải

Nước ép bắp cải có thể làm lành vết loét ở dạ dày, đại tràng. Đồng thời, bổ sung chất xơ kích thích tiêu hóa, đại tiện đều đặn và giảm chứng đi cầu ra máu ở nữ giới.

Uống nước ép bắp cải

Uống nước ép bắp cải

Cách thực hiện: Lấy 250g bắp cải cắt nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 500ml. Lọc qua rây lấy nước cốt bắp cải uống 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý: Chị em đi ngoài ra máu kèm tiêu chảy không nên uống nước ép bắp cải sống.

  • Trà cam thảo

Tác dụng: Rễ cam thảo cầm máu, kháng viêm, xoa dịu tổn thương đường tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất này được chứng minh có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.

Cách sử dụng: Lấy vài lát rễ cam thảo khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi. Ủ khoảng 15 phút. Rót ra để nguội uống hoặc pha thêm mật ong để tăng hương vị của cam thảo. 

  • Bài thuốc từ hoa hòe

Hoa hòe là vị thuốc có tác dụng cầm máu, được sử dụng để chữa đi vệ sinh ra máu ở nữ giới. 

Cách thực hiện: Lấy 15g hoa hòe nấu chung 250g ruột già lợn thành canh, ăn trong bữa cơm.

  • Mộc nhĩ trắng và táo đỏ

Món canh mộc nhĩ trắng hầm táo đỏ có tác dụng chống đi ngoài ra máu, ngăn ngừa thiếu máu ở bệnh nhân bị mất máu quá nhiều.

Cách thực hiện: Lấy 10g mộc nhĩ trắng hầm chung 15g táo đỏ cho đến khi cả 2 chín mềm. Dọn ra ăn hết 1 lần. Dùng liền 5 – 10 ngày liên tục.

2. Điều trị đi cầu ra máu ở nữ giới bằng tây y

Ngoài bài thuốc dân gian, việc điều trị chứng đại tiện ra máu bằng bài thuốc tây y được bác sĩ sử dụng rất nhiều cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh

  • Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống hoặc đặt hậu môn: Aspirin, Ibuprofen, Sulfasalazine, Balsalazide, Corticosteroid, Acetaminophen...
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày gây chảy máu.
  • Thuốc làm bền thành mạch cho bệnh nhân nữ bị trĩ đi ngoài ra máu: Zinc oxide hay Resorcinol.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc cầm máu, hóa chất trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

3. Đi cầu ra máu điều trị theo phương pháp ngoại khoa

Đại tiện ra máu điều trị theo phương pháp ngoại khoa thường áp dụng trong trường hợp nguyên nhân bệnh lý nặng: trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn... 

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp ngoại khoa đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn... nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân.

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT

Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của tây y, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể...

Ngoài việc điều trị theo phương pháp ngoại khoa, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên chị em duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

  • Tăng cường chất xơ, rau củ quả tươi: Chất xơ có tác dụng duy trì sự ổn định đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hạn chế rặn mạnh khi đại tiện để tránh hậu môn chảy máu. Ngoài ra, chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt: rau dền, rau lá xanh... để phòng ngừa thiếu máu.
  • Hạn chế đồ béo, món cay nóng, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, bia, rượu...
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, đặc biệt chị em phải làm việc trong môi trường ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu. Điều này giúp tránh áp lực cho hậu môn, ngăn ngừa bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... 
  • Tạo thói quen tốt khi đại tiện: Không nhịn tiểu khi có nhu cầu, tránh rặn quá mạnh. Khi đại tiện xong nên vệ sinh hậu môn sạch với nước và thấm khô. Tránh sử dụng giấy vệ sinh có chất liệu thô cứng, chứa hương liệu hoặc hóa chất tạo màu.
  • Tập thể dục hàng ngày cũng là cách đơn giản ngăn ngừa bệnh lý gây di ngoài ra máu và cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.

Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng đại tiện ra máu ở nữ giới. Nếu chị em đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hướng chữa trị phù hợp nhất. Muốn biết thêm về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối