5 cách chữa bệnh trĩ nội nhanh và an toàn triệt để
Bài viết có ích: 935 lượt bình chọn
5 cách chữa bệnh trĩ nội nhanh và hiệu quả được nhiều người áp dụng và thu được kết quả khả quan là những phương pháp nào? Trĩ nội tuy không phải bệnh hiểm nghèo, ác tính nhưng để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tìm hiểu về trĩ nội và nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Trước khi nắm rõ cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả, mọi người cần hiểu về trĩ nội và nguyên nhân gây bệnh trĩ nội. Trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng.
Trĩ nội ít đau đớn ở giai đoạn nhẹ, do đó, chỉ đến khi búi trĩ sưng to, chảy máu lúc đi đại tiện mới phát hiện ra. Một số yếu tố chính được xác định là thủ phạm gây ra trĩ nội.
- Mang thai: Đây là đối tượng phổ biến dễ mắc trĩ nội nhất. Nguyên nhân là do tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
- Lão hóa theo tuổi tác: Con người càng lớn tuổi, các cơ hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do những người từ 45 tuổi trở lên dễ mắc bệnh trĩ nội nhất.
- Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: Hai tình trạng này đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn, cuối cùng tạo thành búi trĩ.
- Ngồi nhiều: Ngồi liên tục hàng giờ mỗi ngày trong một thời gian dài không chỉ là tác nhân gây bệnh trĩ nội, điều này còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề xấu cho sức khỏe.
- Khiêng vác vật nặng thường xuyên: Hành động này khiến cho khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Dần dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức và tạo thành búi trĩ nội.
- Làm “chuyện ấy” qua hậu môn: Thường gặp nhiều ở nam giới đồng tính
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn ít chất xơ, ít rau xanh, cung cấp không đủ nước cho cơ thể,... dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ bắt đầu hình thành.
- Các nguyên nhân khác: Ngồi quá lâu khi đi đại tiện, nhịn đi nặng, gặp áp lực, căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ít vận động,...
Như vậy, hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và loại bỏ chúng càng sớm càng tốt sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trĩ nhanh chóng đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời hạn chế được những biến chứng xấu do căn bệnh này mang lại.
Vì sao cần điều trị bệnh trĩ nội triệt để?
Vì sao cần nắm rõ cách chữa bệnh trĩ nội? Trĩ nội có thể gây ra một số rủi ro về mặt sức khỏe nếu người bệnh chủ quan. Không có biện pháp ngăn chặn kịp thời khiến bệnh tiến triển đến mức độ nặng.
Một số biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải:
- Thiếu máu do đi ngoài ra máu thường xuyên và kéo dài
- Búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn dẫn đau tắc hậu môn, hình thành cục máu đông và thậm chí hoại tử búi trĩ.
- Búi trĩ tiết dịch khiến hậu môn ẩm ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngứa ngáy, nhiễm trùng, lở loét, khó chịu,...
- Phái đẹp bị bệnh trĩ nội dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa do khoảng cách giữa lỗ niệu đạo và hậu môn khá gần nhau.
Làm cách nào để chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác?
Để chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác từ đó có cách chữa bệnh trĩ nội thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tiền sử bệnh, các triệu chứng liên quan hoặc chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng,... có thể được bác sĩ chỉ định.
Mục đích: Kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe,...
Lưu ý:
- Hiện tượng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội, hiện tượng này còn bắt gặp ở bệnh nguy hiểm như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn.
- Do đó, nếu đi ngoài máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân,... thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư.
Tổng hợp 5 cách chữa bệnh trĩ nội an toàn, hiệu quả, triệt để
5 cách chữa bệnh trĩ nội an toàn, hiệu quả, triệt để là cách nào? Một số phương pháp điều trị trĩ nội tại nhà có thể hữu ích cho người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, các biểu hiện của trĩ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật, nghiêm trọng hơn thì phẫu thuật.
1. Tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà
Để cải thiện các dấu hiệu bệnh trĩ nội tại nhà, người bệnh có thể thực hiện những mẹo hữu ích sau:
- Tắm nước ấm
Người bệnh có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen. Điều này giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra.
Ngoài ra, bạn có thể thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.
- Thoa dầu dừa vào hậu môn
Ưu điểm: Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa, một số loại axit béo,...
Tác dụng: Sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.
Cách thực hiện: Sử dụng dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
- Chườm đá lạnh
Cách thực hiện: Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút.
Tác dụng: Có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng.
Lưu ý: Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày, khi bạn cảm thấy khó chịu.
- Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam
Tác dụng: Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ gây ra.
Cách thực hiện: Người bệnh có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Thay đổi lối sống
Việc thay đổi một số thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện, làm giảm bớt các dấu hiệu của trĩ nội.
Khi mắc trĩ nội, người bệnh cần lưu ý:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.
- Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh để tránh táo bón.
- Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt,... tránh để không gây cọ xát, kích ứng búi trĩ.
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ,...
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.
2. Thuốc Tây chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc tây với mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc uống hoặc thuốc điều trị dạng đặt, dạng bôi,... tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen.
Lưu ý: Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong thời gian dài không được khuyến cáo. Vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày,...
- Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc đặt (Avenoc, Witch Hazel, Proctolog,...), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide,Titanoreine,...).
Ưu điểm: Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ. Nhóm thuốc này giúp bạn hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc uống.
- Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài.
Ưu điểm: Giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi đại tiện. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp.
3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp quang đông hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động: Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại.
Ưu điểm của phương pháp: Ít gây đau đớn và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao.
4. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thắt vòng cao su
Đối tượng áp dụng: Thắt vòng cao su được chỉ định cho người mắc bệnh trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa không có kết quả.
Nguyên lý hoạt động: Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước búi trĩ sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.
Lưu ý: Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ.
Nhược điểm: Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.
5. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng. Lựa chọn phương pháp này khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Hoặc khi bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại, ít gây đau và có khả năng phục hồi nhanh sau mổ như Longo, HCPT, PPH.
Các phương pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng. Chi phí thực hiện cũng khác nhau. Nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị bệnh trĩ nội thích hợp, an toàn dành cho bạn.
Qua nội dung trong bài, người bệnh đã biết 5 cách chữa bệnh trĩ nội an toàn hiệu quả, triệt để. Để đặt lịch hẹn khám với Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, người bệnh có thể liên hệ theo 3 cách:
- Đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội)
- Để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến]
- Liên hệ đến số hotline: 0243.9656.999
- Điều trị trĩ nội độ 3 không phẫu thuật có thật sự hợp lý?
- Chữa trĩ nội ở đâu tốt nhất Hà Nội [6 địa chỉ có bác sĩ giỏi]
- Bệnh trĩ nội để lâu có sao không? Cách chữa trĩ nội hiệu quả
- Cắt trĩ nội có đau không? Phương pháp cắt trĩ tốt nhất hiện nay?
- Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh
- Bệnh trĩ nội độ 2 và cách chữa “triệt để” không cần phẫu thuật