Cắt trĩ nội có đau không? Phương pháp cắt trĩ tốt nhất hiện nay?
Bài viết có ích: 275 lượt bình chọn
Cắt trĩ nội có đau không? Phương pháp cắt trĩ tốt nhất hiện nay? Thực tế, trĩ nội không nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng các triệu chứng của trĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hầu hết các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyên bệnh nhân nên cắt trĩ càng sớm càng tốt.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi cắt trĩ nội
Có những điều cần lưu ý trước và sau khi cắt trĩ nội là gì? Khi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh phải hết sức lưu ý những điều dưới đây, để không phải thắc mắc cắt trĩ nội có đau không?
Trước phẫu thuật:
- Bác sĩ chuyên khoa giải thích rõ ưu và nhược điểm của phương pháp cắt trĩ mà bạn lựa chọn. Đồng thời, chỉ ra một vài rủi ro có nguy cơ gặp phải trong và sau phẫu thuật cắt trĩ.
- Bác sĩ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm: máu, phân, nước tiểu, xét nghiệm gan, thận, điện tâm đồ,...
- Người bệnh tuyệt đối không nên ăn gì trước khi cắt trĩ khoảng 6 – 12 tiếng
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi cắt trĩ để tránh nhiễm trùng
- Thư giãn cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái
Sau phẫu thuật:
- Sau phẫu thuật cắt trĩ khoảng 24 tiếng, người bệnh có thể ăn uống được bình thường. Nên nhớ, không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tiêu, ớt,... chúng có khả năng kích thích đường ruột, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc tiểu phẫu.
- Bệnh nhân không nên ngồi quá lâu, trong thời gian 1 – 3 tuần sau tiểu phẫu cắt trĩ không đi xe máy. Tác dụng: Tránh làm vết thương bị chảy máu nhiều hơn.
- Sau tiểu phẫu cắt trĩ, nên đi lại thường xuyên hoặc nằm nghỉ ngơi, đi đại tiện nhanh, tránh ngồi lâu.
- Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục. Chờ vết thương lành hoàn toàn hoặc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Những va chạm khi “yêu” có thể dẫn đến chảy máu, đau đớn,...
Xem thêm: Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh
Tiểu phẫu cắt trĩ nội có đau không?
Thủ thuật cắt trĩ là lựa chọn bắt buộc với người bệnh trĩ cấp độ 3 và 4 với các triệu chứng: búi trĩ to, gây nghẹt, hoại tử, ngứa hậu môn, sưng phồng, chảy máu,...
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc cắt trĩ nội có đau không? Đối với chủ đề này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:
“Cắt trĩ đau hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: phương pháp phẫu thuật, tay nghề bác sĩ,... Nếu người bệnh lựa chọn phương pháp mổ mở truyền thống, phương pháp này rất đau, thậm chí tình trạng đau kéo dài vài tháng đến khi miệng vết thương lành hẳn.
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp cắt trĩ tân tiến, ít xâm lấn. Loại bỏ búi trĩ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ít gây đau đớn cho bệnh nhân”.
Lưu ý: Sau khi thực hiện tiểu phẫu cắt trĩ, người bệnh có thể có cảm giác hơi đau ở hậu môn. Thậm chí, cơn đau có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu quá trình tiểu phẫu không được thực hiện ngay trên đường lược cạnh hậu môn. Đi đại tiện sẽ ảnh hưởng đến vết thương, gây khó chịu, đau rát.
Thời điểm nào thực hiện cắt trĩ nội là tốt nhất?
Qua nội dung ở trên, bệnh nhân đã trả lời được câu hỏi cắt trĩ nội có đau không. Mọi người đã biết, phẫu thuật cắt trĩ là thủ thuật ngoại khoa, giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ một cách nhanh chóng, làm giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Vậy, thời điểm nào thực hiện cắt trĩ nội là tốt nhất? Cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, được bác sĩ chỉ định cho những đối tượng:
- Bệnh trĩ nội cấp độ nặng, búi trĩ bị sa ra bên ngoài hậu môn không thể tự co vào được.
- Các phương pháp điều trị nội khoa hoàn toàn không còn tác dụng
- Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.
Lưu ý: Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng và an toàn để tiến hành thăm khám. Sau đó xác định mức độ, tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.
Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ nội nhanh và an toàn triệt để
Phương pháp cắt trĩ nội tốt, không gây đau đớn
Như vậy, cắt trĩ nội có đau không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Vậy, phương pháp cắt trĩ nội tốt nhất, không gây đau đớn là phương pháp nào?
1. Phương pháp cắt từng búi trĩ
Nguyên tắc chung: Cắt bỏ từng búi trĩ (thực tế, bệnh trĩ phát triển một búi trĩ, nhưng không điều trị sớm khiến bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm nhiều búi trĩ mới).
Cắt từng búi trĩ có 2 dạng chính:
- Cắt trĩ kín
- Cắt trĩ hở
Lưu ý: Sau khi cắt bỏ cần để lại mảnh da niêm mạc ở giữa. Phương pháp này phát triển tại Việt Nam và được áp dụng ở Bệnh viện Việt Đức.
2. Thực hiện cắt khoanh niêm mạc
Cách thực hiện:
- Tiến hành cắt bỏ đi phần khoanh
- Cắt bỏ lớp dưới của niêm mạc có cả những búi tĩnh mạch bị sưng.
- Tiếp đến, kéo một phần niêm mạc phía trên khâu xuống phía dưới hậu môn.
Lưu ý: Hiện nay, phương pháp này gần như không được ứng dụng. Lý do là bởi bệnh nhân thường gặp nhiều biến chứng như: tiết dịch ở hậu môn, hẹp hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện,...
3. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Đối tượng áp dụng: Điều trị bệnh trĩ cho bệnh nhân ở cấp độ 3 và 4.
Cách thực hiện:
- Sử dụng máy khâu nối để tiến hành đặt búi trĩ đúng vị trí ban đầu.
- Sau đó, dùng máy để cắt 1 đoạn từ 2-4cm ở khu vực lược của hậu môn để tránh gây đau cho bệnh nhân.
- Tiếp đến, bác sĩ dùng máy bấm để khâu vòng. Mục đích: Làm teo nhỏ búi trĩ và giảm bớt lượng máu lưu thông đến búi trĩ.
Lưu ý: Phương pháp cắt trĩ này được ứng dụng từ năm 2003 bởi bác sĩ Antonio Longo và tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
4. Cắt trĩ không đau bằng phương pháp HCPT
Nguyên lý hoạt động: Dựa theo nguyên tắc chính là “nhiệt nội sinh”.
Cách thực hiện:
- Làm đông các mô và hình thành nên các mô sẹo nhờ sóng điện cao tần
- Như vậy, lượng máu chảy đến búi trĩ sẽ giảm hẳn.
- Sau đó, bác sĩ dùng dao điện để cắt bỏ búi trĩ.
Đối tượng áp dụng: Phương pháp HCPT phù hợp với những bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1,2.
Ưu điểm: Ít gây đau đớn, ít xâm lấn nên bệnh nhân không bị chảy máu nhiều, thời gian hồi phục nhanh chóng.
Lý giải tại sao bệnh trĩ thường xuyên tái phát nhiều lần
Qua nội dung ở trên, người bệnh đã biết các phương pháp cắt trĩ hiện đại và cắt trĩ nội có đau không phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp điều trị. Thông qua đây, người bệnh rất quan tâm đến việc tại sao bệnh trĩ thường xuyên tái phát nhiều lần dù trước đó đã chữa khỏi.
Tôi xin lý giải rõ để mọi người tránh phạm phải sai lầm khiến bệnh trĩ dai dẳng không bao giờ khỏi.
1. “Bạn đã chữa dứt điểm bệnh trĩ hay chưa?”
Rất nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị, khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm là tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc.
Thực tế, tĩnh mạch hậu môn trong thời gian này chưa hoàn toàn hồi phục, rất yếu, dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài khiến bệnh trĩ nhanh chóng tái xuất hiện trở lại.
2. “Bạn đã thay đổi thói quen, lối sống sinh hoạt hay chưa?”
Nguyên nhân gây bệnh trĩ: Do thói quen, lối sống, nhịp sinh hoạt sai lầm, chế độ ăn uống không khoa học, ít chất xơ, ít rau xanh, do đứng nhiều – ngồi nhiều, do thói quen đi đại tiện lâu,...
Nếu bệnh nhân bị trĩ đã đi điều trị khỏi dứt điểm nhưng lại không thay đổi thói quen, lối sống của mình, rất có thể, bệnh trĩ lại tiếp tục xuất hiện bình thường. Yếu tố này tác động tới 80% nguy cơ bệnh trĩ tái phát trở lại.
Khuyến cáo:
- Như vậy, trĩ là căn bệnh gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan.
- Muốn khỏi trĩ dứt điểm không tái phát lại, cần tiến hành điều trị đúng cách, thay đổi lối sống khoa học. Hy vọng người bệnh chủ động tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Mọi thắc mắc khác liên quan tới cắt trĩ nội có đau không xin gửi về Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội để được chuyên gia, bác sĩ tư vấn cụ thể rõ ràng, tránh gặp phải thói quen sai lầm. Bạn có thể liên hệ tới hotline 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Điều trị trĩ nội độ 3 không phẫu thuật có thật sự hợp lý?
- Chữa trĩ nội ở đâu tốt nhất Hà Nội [6 địa chỉ có bác sĩ giỏi]
- Bệnh trĩ nội để lâu có sao không? Cách chữa trĩ nội hiệu quả
- Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh
- 5 cách chữa bệnh trĩ nội nhanh và an toàn triệt để
- Bệnh trĩ nội độ 2 và cách chữa “triệt để” không cần phẫu thuật