Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? 3 cách trị triệt để
Bài viết có ích: 440 lượt bình chọn
Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Thực tế, búi trĩ lòi ra ngoài là hiện tượng cảnh báo trĩ đang ở giai đoạn nặng, cần được điều trị kịp thời. Nhưng làm cách nào để búi trĩ co lên một cách tự nhiên?
Thắc mắc từ bạn đọc: “Hiện nay, tôi như ngồi trên đống lửa, ăn không ngon ngủ không yên. Tất cả là vì dạo gần đây, tôi đại tiện gặp khó khăn, thậm chí có máu kèm với phân. Tôi nghĩ do táo bón, vài ngày là khỏi. Nhưng thật sự không ngờ, đến hôm qua, tôi mới phát hiện hậu môn của mình có cục thịt to bằng móng tay út lòi ra. Tôi vô cùng hoảng sợ, nhưng lại ngại đi thăm khám. Rất mong các chuyên gia giúp tôi xử lý vấn đề này. Tôi cảm ơn!”
(Anh Lê Văn L. 30 tuổi, Chương Mỹ - Hà Nội)
Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao
Búi trĩ lòi ra ngoài báo hiệu điều gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao, hãy cùng giải đáp vấn đề búi trĩ lòi ra ngoài báo hiệu điều gì? Đối với vấn đề này, chuyên gia hậu môn trực tràng Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, hiện đang công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
“Đối với trĩ ngoại, sa búi trĩ thể hiện qua vùng rìa hậu môn có nổi cục sưng phồng, căng mọng, to dần theo thời gian. Làm hậu môn mất đi các nếp nhăn tự nhiên, sưng phù, cộm ngứa, đau rát, khó chịu,...
Đối với trĩ nội, búi trĩ lòi ra ngoài như ngầm báo hiệu bệnh trĩ bắt đầu có biến chứng lên cấp độ mới nặng hơn, nguy hiểm hơn, phức tạp hơn”. Cụ thể:
- Sa búi trĩ cấp độ 2: Bình thường, không thấy búi trĩ lòi ra ngoài, chỉ khi rặn mạnh lúc đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Nhưng độ dài ít, tự co lại trong ống hậu môn khi đại tiện xong.
- Sa búi trĩ cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra nhiều hơn khi đại tiện, không thể tự co lại vào bên trong khi đại tiện xong. Nếu dùng tay nhét, ấn thì búi trĩ sẽ co lại. Đối với giai đoạn này, sa búi trĩ xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Búi trĩ có thể lòi ra khi ngồi lâu, đứng lâu, lao động quá sức,...
- Sa búi trĩ cấp độ 4: Giai đoạn này mang tính chất rất nghiêm trọng. Búi trĩ lòi ra bên ngoài, không thể tự co vào bên trong hậu môn dù người bệnh có tác động. Gây ra các biến chứng nguy hiểm: Sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, nứt kẽ hậu môn,...
Xem thêm: Bệnh trĩ có thể tự chữa trị được không? 11 cách chữa tại nhà
Khi bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao cho đúng?
Khi bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao cho đúng? Sau búi trĩ là triệu chứng rõ nhất cho thấy bệnh trĩ của bạn đang biến chứng nặng và nguy hiểm. Khi phát hiện sa búi trĩ, bạn nên đi khám chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
1. Làm thế nào để búi trĩ co lên – Áp dụng phương pháp dân gian
Làm thế nào để búi trĩ co lên? Khi sa búi trĩ còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn điều trị nội khoa bằng cách bài thuốc dân gian như: rau diếp cá, hạt gấc, lá thiên lý, quả sung, lá trầu không, dầu dừa,...
- Rau diếp cá
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300g rau diếp cá tươi
Cách thực hiện:
Cây rau diếp cá rửa thật sạch. Có thể ăn sống rau diếp cá trực tiếp hàng ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng lá rau diếp cá xay nhỏ hoặc giã nát để đắp vào vùng hậu môn, cố định bằng miếng vải sạch hoặc bông gạc.
Công dụng: Rau diếp cá làm giảm triệu chứng ngứa ngáy vùng hậu môn, kháng viêm và làm teo búi trĩ.
Chữa bệnh trĩ lòi ra ngoài bằng phương pháp dân gian
- Quả sung
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lấy khoảng 10 – 15 quả sung xanh
Cách thực hiện:
Quả sung rửa sạch và ngâm với nước muối loãng, sau đó ăn sống hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp quả sung xanh bằng cách cho vào đun với 1,5 lit nước sạch, cho thêm 1 thìa muối tinh. Khi nước sôi, vặn nhỏ và đun tiếp thêm 10 – 15 phút. Sử dụng nước này ngâm hậu môn.
2. Làm sao để búi trĩ teo lại – Dùng thuốc tây y
Làm sao để búi trĩ teo lại? Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số thành phần thuốc tây để điều trị trĩ độ 2, độ 3 như dạng thuốc bôi, dạng kem, dạng viên uống,... Cụ thể:
- Thành phần kháng sinh như: framycetin; neomycin,... giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ.
- Thành phần giảm ngứa, giảm viêm tạm thời, làm hạn chế chảy máu, tránh mất máu kéo dài như: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%,...
- Thành phần chống viêm tại chỗ, giảm ngứa, ngăn nhiễm trùng: Hydrocortison 0,25-1%.
- Một số thành phần khác như dưỡng da, bảo vệ da, ngăn kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra,...
Xem thêm: Biểu hiện lòi dom như thế nào? Cách điều trị triệt để lòi dom
3. Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao – Dùng phương pháp ngoại khoa
Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Là người bệnh có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa trong điều trị sa búi trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp ngoại khoa cuối cùng trong điều trị trĩ khi tất cả các biện pháp nội khoa không còn tác dụng. Dưới đây là 7 phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến nhất được áp dụng hiện nay.
Điều trị dấu hiệu bệnh trĩ nặng theo phương pháp PPH
Phương pháp PPH là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại, có thể áp dụng cho nhiều loại bệnh trĩ. Được tiến hành bằng máy khâu nối tự động HYG-34, giúp loại bỏ tận gốc các búi trĩ.
Ưu điểm của phương pháp: Khả năng phục hồi tổn thương nhanh, tỷ lệ tái phát thấp, ít gây đau đớn, ít tổn hại đến cơ vòng hậu môn, tính thẩm mỹ cao (vì không để lại sẹo).
Nhược điểm: Phương pháp cắt trĩ PPH có chi phí thực hiện khá cao.
Cách thực hiện: Máy khâu nối tự động HYG-34 cắt tận gốc mạch búi trĩ tại phần niêm mạc phía trên đường lược. Sau đó, khâu tạo hình hậu môn ở phía bên ngoài.
Trĩ lòi ra ngoài phải làm sao – Phẫu thuật bằng phương pháp Longo
Phương pháp Longo được ứng dụng trong y khoa từ năm 1993. Đây là phương pháp cắt trĩ nhanh chóng, được bệnh nhân ưa chuộng.
Ưu điểm: Ít gây đau đớn, tỷ lệ tái phát bệnh thấp, thời gian phẫu thuật nhanh, tính thẩm mỹ cao.
Cách thực hiện: Máy khâu sẽ tạo những đường khâu vòng trên đường lược với độ dài khoảng 3 – 4 cm. Mục đích: giảm lượng máu chảy vào búi trĩ, cắt bỏ và thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tối đa mất máu khi đại tiện.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp hiện đại nhất tại đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao – Áp dụng sóng cao tần HCPT
Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT nằm trong top những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay.
Ưu điểm: Với phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, người bệnh có cảm giác đau nhẹ, ít đau trong quá trình thực hiện, thời gian hồi phục nhanh chóng, nhanh lành vết thương, sớm trở lại nhịp sinh hoạt như bình thường.
Cách thực hiện: Áp dụng nguyên tắc “nhiệt nội sinh” để làm đông các mạch máu, hình thành các mô sẹo tại tĩnh mạch. Búi trĩ bị thắt nút và không có máu duy trì, cắt được tận gốc búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ bằng tia Laser
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bệnh nhân được tiêm thuốc tê vào tĩnh mạch để tránh đau đớn.
- Đối với búi trĩ nội lớn, bác sĩ sẽ dùng tia laser ở chế độ lớn để cắt. Búi trĩ nhỏ sẽ được xử lý bằng chế độ laser bốc hơi. Sau khi hoàn thành, vết cắt sẽ chỉ để lại vết sẹo nhỏ, không đau, nhanh lành.
- Đối với trĩ ngoại, do nằm dưới lớp da vùng hậu môn, nên thực hiện cắt bỏ bằng chùm tia cắt laser
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD có thể được thực hiện cho bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ vòng. Phương pháp này thực hiện nhanh, không gây đau đớn, dễ dàng chăm sóc.
Cách thực hiện: Bác sĩ tiêm thuốc tê, tiến hành khâu niêm mạc trĩ bằng mũi khâu vắt. Sau đó cố định mũi khâu ở đầu cao trên ống hậu môn.
Tác dụng: Giúp lượng máu lưu thông vào búi trĩ giảm dần, búi trĩ không được nuôi dưỡng, teo nhỏ, rụng đi.
Bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao – Áp dụng phương pháp Milligan Morgan
Ưu điểm: Loại bỏ tận gốc búi trĩ
Nhược điểm: Tỷ lệ tái phát lại khoảng 5 – 7%, gây đau lâu, có thể gây tổn thương niêm mạc, dễ nhiễm trùng nếu không chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật.
Cách thực hiện: Búi trĩ được cắt bỏ từ từ, những mảnh niêm mạc da nằm giữa búi trĩ được giữ lại và khâu nối với nhau. Giúp làm giảm tổn thương trên bề mặt ống hậu môn, nâng cao tính thẩm mỹ.
Sử dụng phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ
Đây là phương pháp truyền thống, không còn được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật cắt trĩ.
Nhược điểm: Rất đau đớn cho người bệnh trong phẫu thuật và sau hậu phẫu, tỷ lệ tái phát bệnh cao, chiếm 10%. Dễ gây biến chứng: đại tiện mất tự chủ, rò hậu môn, hẹp lỗ hậu môn,...
Cách thực hiện: Bác sĩ tiến hành khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Sau đó, kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với vùng da hậu môn.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ lòi ra ngoài phải làm sao để chữa khỏi triệt để. Điều trị sớm hay muộn khi phát hiện búi trĩ tác động rất nhiều đến tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn của bệnh nhân. Mọi chi tiết liên hệ trực tiếp số điện thoại 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến]
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?