Biểu hiện lòi dom như thế nào? Cách điều trị triệt để lòi dom
Bài viết có ích: 363 lượt bình chọn
Biểu hiện lòi dom như thế nào? Nguyên nhân lòi dom do đâu? Lòi dom có tự khỏi hay không? Cách điều trị lòi dom triệt để? Đây là những câu hỏi thường gặp mà người bệnh cần lời giải đáp khi tìm hiểu căn bệnh này. Vậy hãy cùng chuyên gia bệnh trĩ Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé.
Bệnh lòi dom là gì?
Trước khi tìm hiểu biểu hiện lòi dom, người bệnh cần hiểu lòi dom là gì? Lòi dom là hiện tượng người bệnh thấy một “cục thịt hồng” lòi ra bên ngoài hậu môn khi đi rặn đại tiện. “Cục thịt hồng” đó chính là phần trực tràng bị giãn nở quá mức hay còn gọi là các búi dom.
Bệnh lòi dom có thể hiểu là một giai đoạn phát triển nặng của bệnh trĩ (trĩ độ 2, độ 3 và độ 4) khi không được điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu. Lòi dom cũng là cái tên dân gian quen thuộc thường gọi ở những người mắc bệnh trĩ.
Đi tìm biểu hiện lòi dom phổ biến nhất
Biểu hiện lòi dom phổ biến nhất chính là búi dom lòi ra theo sau phân khi người bệnh đi đại tiện: Tuy nhiên tùy vào mức bệnh nặng hay nhẹ mà biểu hiện của các búi dom (búi trĩ) sẽ khác nhau.
- Trường hợp nhẹ (độ 2): Búi dom lòi ra ngoài sau phân và sau đó lập tức tự co lại bên trong lỗ hậu môn gây ra chứng lòi dom hay còn gọi là chứng sa búi trĩ ở mức độ nhẹ.
- Trường hợp đang phát triển (độ 3): Búi dom phát triển và có kích thước lớn hơn nên khi sa ra ngoài hậu môn không thể co lại vào bên trong. Chỉ khi người bệnh ấn, đẩy búi dom vào bên trong hậu môn thì nó mới co lại.
- Trường hợp nặng (độ 4): Búi dom với kích thước lớn sa ra ngoài hậu môn và không thể co lại cả khi người bệnh có dùng tay ấn, đẩy vào. Nguy cơ búi dom bị nhiễm trùng, tổn thương hoặc có hoại tử và gây biến chứng ở trường hợp này rất cao do không thể co lại hậu môn, bị cọ xát 24/24 với quần áo bên ngoài.
Biểu hiện bệnh lòi dom
Lòi dom kèm theo chảy máu tươi
Máu tươi chảy vào các búi dom và lắng đọng lại ở các khoảng trống. Khi đi đại tiện, búi dom cọ sát với phân và lòi ra ngoài sau đó khiến máu lắng đọng chảy ra ngoài. Kích thước búi dom càng lớn thì lượng máu chảy càng nhiều tương ứng với bệnh lòi dom càng nặng.
Hay có cảm giác muốn đi đại tiện, nặng trĩu ở hậu môn
Có cảm giác đau đớn khi đi đại tiện, cảm giác vướng víu, khó chịu khi di chuyển hoặc ngồi một chỗ (thường gặp ở độ 3 và 4).
Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không [Cách chữa trĩ triệt để]
Vậy đâu là nguyên nhân gây lòi dom?
Theo sau biểu hiện lòi dom thì đâu là nguyên nhân gây lòi dom? Là do các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm trên đường lược ở khu vực trực tràng – hậu môn bị giãn nở quá mức. Thời gian dài hình thành các búi dom, chúng phát triển với kích thước to dần và sa ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài cũng ảnh đến việc hình thành và phát triển bệnh lòi dom như:
- Đặc thù công việc người bệnh đứng hoặc ngồi quá nhiều giờ trong một thời gian dài hoặc phụ nữ mang thai tạo áp lực nặng lên vùng trực tràng trong thời gian dài.
- Do chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ, rau xanh và các loại ngũ cốc, củ quả, ít bổ sung nước hàng ngày.
- Một số bệnh gây áp lực nhiều lên trực tràng như: bệnh kiết lị, táo bón, táo bón kinh niên,... khiến quá trình giãn nở các tĩnh mạch trĩ nhanh hơn.
Bệnh lòi dom có tự khỏi được không
Bệnh lòi dom có tự khỏi hay không?
Như vậy, qua nội dung trong bài, mọi người đã biết biểu hiện lòi dom là gì? Vậy, lòi dom có tự khỏi được không? Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lòi dom giai đoạn sớm, các búi trĩ có thể tự mình co vào đúng vị trí. Nhưng khi bệnh tình tiến triển nặng, bạn phải dùng tay để nhét búi trĩ vào đúng vị trí của mình.
Không giống như các căn bệnh thông thường, bệnh lòi dom không thể tự khỏi. Thay vào đó, nếu muốn chữa dứt điểm căn bệnh, bạn bắt buộc phải lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp. Trong trường hợp căn bệnh trĩ không được điều trị kịp thời, hậu quả mà người bệnh nhận lấy là vô cùng nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh nhân bị lòi dom đã phải nhập viện vì tình trạng táo bón nặng, hoặc mất máu quá nhiều. Khi này việc hồi phục sức khỏe và áp dụng phương pháp điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm: Nên làm gì khi đau búi trĩ? 8 cách giảm đau an toàn tại nhà
Cách điều trị triệt để biểu hiện bệnh lòi dom
Cách điều trị triệt để biểu hiện lòi dom như thế nào? Tùy thuộc vào mức độ lòi dom nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị cho phù hợp.
Với trường hợp bệnh lòi dom nhẹ hoặc đang phát triển, người bệnh có thể tham khảo một số cách làm dân gian chữa bệnh lòi dom như: cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá, bằng dầu dừa, quả sung, cây hoa thiên lý,...
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc Tây điều trị bệnh lòi dom tại chỗ dạng gel, dạng kem giúp giảm bớt cảm giác sưng tấy, đau rát và làm săn se, teo dần các búi dom. Đây là cách làm tiện lợi cho những người bận rộn, không có thời gian áp các bài thuốc dân gian.
Một số thành phần thuốc hay được sử dụng điều trị bệnh lòi dom như:
- Thành phần giúp làm bền tĩnh mạch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, lở loét vùng búi dom: phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%,...
- Thành phần thuốc giảm đau, chống viêm, giảm kích ứng ngứa rát vùng hậu môn, búi dom: hydrocortison 0,25-1%, benzocain 5-20%, lidocain 2-5%,...
- Thành phần thuốc điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, sưng tấy và phù nề vết thương: neomycin, framycetin,...
- Thành phần bảo vệ và giữ nước, ngăn chặn kích ứng ngứa vùng hậu môn – trực tràng: glycerin, lanolin, kẽm oxi,...
Trường hợp bệnh lòi dom biến chứng nặng, các búi dom đã mất khả năng tự co lại thì việc điều trị bằng phương pháp nội khoa sẽ không có tác dụng. Giai đoạn này cũng là giai đoạn nguy hiểm, dễ gây biến chứng nên người bệnh cần cân nhắc điều trị dứt điểm bằng một số phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật longo cắt búi dom, phẫu thuật cắt búi dom PPH.
Chữa bệnh lòi dom tại đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Lối sống tốt cho người bệnh lòi dom:
- Uống nhiều nước, nên tăng cường uống các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, quả giúp các bộ phận của cơ thể hoạt động trơn tru, không tạo áp lực lên vùng trực tràng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày với khẩu phần ăn nhiều rau xanh, chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón, táo bón kinh niên – yếu tố bên ngoài đầu tiên gây ra bệnh lòi dom.
- Hạn chế đứng, ngồi quá lâu hoặc làm việc, lao động nặng quá sức để tránh bị lòi dom
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như: rượu bia, thuốc lá, cafe,...
- Vận động thể thao nâng cao sức khỏe hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: bài tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ.
Biểu hiện lòi dom khi phát hiện sớm và được điều trị ngay từ đầu thì không gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn khá cao. Vì vậy, người bệnh hãy chủ động bảo vệ tốt sức khỏe bằng cách chữa trị bệnh khi còn sớm, tránh để bệnh phát triển nặng. Mọi chi tiết có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) hoặc liên hệ theo hotline: 0243.9656.999.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?