Thực hư cổ tử cung ngắn khó giữ thai, làm sao để khắc phục?

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 971 lượt bình chọn

Cổ tử cung ngắn khó giữ thai là gì, thắc mắc này được đông đảo chị em phụ nữ hết mực quan tâm. Vậy, tình trạng cổ tử cung ngắn có nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai không, nguyên nhân do đâu và giải quyết ra sao? Chia sẻ của các chuyên gia qua bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về vấn đề này.

Cổ tử cung ngắn xuất phát từ những nguyên do nào?

Nhằm lý giải tình trạng cổ tử cung ngắn khó giữ thai, trước tiên chúng ta cần đi vào tìm hiểu khái niệm và lý do khiến cho cổ tử cung của phụ nữ ngắn hơn bình thường.

Chiều dài của cổ tử cung thông thường rơi vào khoảng 30-50mm, nếu phụ nữ mang thai đến tuần thứ 24, trung bình cổ tử cung sẽ dài tầm 35mm. Cổ tử cung được coi là ngắn nếu độ dài chưa tới 25mm khi thai nhi được 18 cho đến 24 tuần tuổi. 

Cổ tử cung có thể thay đổi về kích thước và độ dài vào một số giai đoạn cơ bản. Trong 6 tháng đầu thai kỳ, đây là khi cổ tử cung dài ra nhanh chóng, còn đến giai đoạn 3 tháng cuối thì bộ phận này sẽ co ngắn lại để sinh con, sau đó sẽ dần dần tự trở về trạng thái ban đầu. 

Đây được coi là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể người phụ nữ, thế nhưng cũng có một vài yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dài của cổ tử cung, bao gồm:

  • Tử cung bị kéo giãn quá mức trong quá trình thai nhi phát triển;
  • Do tình trạng cơ địa bẩm sinh của mỗi người;
  • Xuất huyết trong thai kỳ;
  • Viêm niêm mạc tử cung;
  • Nhiễm trùng âm đạo;
  • Thành cơ tử cung quá yếu dẫn đến cổ tử cung không đủ khả năng co giãn.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Giải đáp: Cổ tử cung ngắn khó giữ thai có phải không?

Vậy có đúng là cổ tử cung ngắn khó giữ thai, các chuyên gia đã đưa ra một số chia sẻ nhằm lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xuyên suốt quá trình mang thai, cổ tử cung thường đóng kín để bịt đường nối từ tử cung tới âm đạo, với mục đích giúp ngăn chặn nhiễm trùng, cũng như bảo vệ thai nhi khỏi hiện tượng sinh non. Trước khi người mẹ lâm bồn, cổ tử cung sẽ giãn nở và mở rộng ra để tạo thuận lợi cho đứa bé chào đời.

Đến khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, cổ tử cung sẽ dài ra, lên tới 35mm hoặc hơn thế nữa. Nếu người phụ nữ có cổ tử cung thì có thể đối mặt với xác suất đẻ con thiếu tháng hoặc sảy thai cao hơn so với người có cổ tử cung dài bình thường.

Cổ tử cung ngắn cũng là yếu tố dẫn đến sinh non ở cả thai phụ nguy cơ thấp hoặc người có nhiều bất thường như tăng huyết áp, tiểu đường,... Vì vậy, nguy cơ sinh non tự phát càng gia tăng nếu cổ tử cung càng ngắn. 

Đối với thai kỳ nguy cơ thấp, phụ nữ mang thai 24 tuần nếu có cổ tử cung ngắn hơn 25mm thì nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi cao gấp 3 lần so với nữ giới có độ dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% thai phụ nguy cơ thấp được ghi nhận có cổ tử cung ngắn hơn 15mm, nhưng tới 60% trong số đó có nguy cơ sinh sớm trước 28 tuần tuổi và 90% sinh trước khi thai được 32 tuần.

[Shortcode bác sĩ Vân]

 

Tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng cổ tử cung ngắn

Đối với lời giải thích cho hiện tượng cổ tử cung ngắn khó giữ thai như trên, về cơ bản thì cổ tử cung ngắn không hề ảnh hưởng gì đến chức năng sinh lý, chuyện quan hệ vợ chồng hay quá trình thụ thai. Tuy vậy, đây lại là một trong các nguyên do dẫn tới hiện tượng sảy thai hoặc chuyển dạ sinh sớm.

Ngày nay, có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm ngăn ngừa tình trạng sinh non do cổ tử cung ngắn, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao, có thể kể đến các phương pháp như sau:

  • Liệu pháp progesterone 

Progesterone là một loại nội tiết tố được tổng hợp và sử dụng để giảm các cơn co thắt, cũng như giúp thai nhi ổn định trong tử cung cho đến khi đủ tháng. Thông thường, progesterone có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm. Bác sĩ sẽ kê đơn cho mẹ bầu sử dụng các sản phẩm chứa progesterone trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc có thể sớm hơn.

  • Khâu cổ tử cung

Nếu chị em thai phụ được chẩn đoán có cổ tử cung ngắn hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai to trước đây, bác sĩ thường sẽ đề xuất tiến hành khâu cổ tử cung vào tam cá nguyệt thứ hai để giữ an toàn cho thai nhi. 

Sau khi thực hiện phương pháp này, các mũi khâu tại cổ tử cung sẽ được duy trì đến khi thai nhi được 36-38 tuần hoặc khi phụ nữ chuẩn bị chuyển dạ. Cách khắc phục cổ tử cung ngắn này có tỷ lệ giữ thai thành công rất cao nên mẹ bầu có thể tham vấn với bác sĩ để cân nhắc việc khâu cổ dạ con. 

  • Vòng nâng cổ tử cung

Vòng nâng cổ tử cung là một phương pháp tương đối mới mẻ để phòng tránh tình trạng khó giữ thai do cổ tử cung ngắn. Loại vòng này được làm từ chất liệu silicon, có dạng vòm, khi được đưa vào âm đạo thì vòng sẽ giúp đóng cổ tử cung lại để giữ thai nhi ở bên trong. 

Nhìn chung, đây là biện pháp bảo vệ thai nhi khi người mẹ có cổ tử cung ngắn hiệu quả hơn so với khâu cổ tử cung, bởi không cần thực hiện phẫu thuật xâm lấn và gây mê. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ sản phụ khoa có kinh nghiệm và vòng được lấy ra khi thai nhi được 37 tuần tuổi để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm âm đạo.

  • Tránh vận động mạnh

Không ít chị em cũng thắc mắc rằng, mẹ bầu có cổ tử cung ngắn nên làm những gì để thai nhi phát triển đủ tháng và sinh ra khỏe mạnh? Đối với tất cả trường hợp phụ nữ mang thai có cổ tử cung ngắn, bác sĩ thường khuyên chị em nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi. 

Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế hoạt động, ngoại trừ ăn uống, đi vệ sinh và tắm rửa. Đặc biệt, thai phụ cần kiêng quan hệ tình dục và tránh vận động quá sức trong suốt những tháng còn lại của thai kỳ.

Một số người có thể cảm thấy khó chịu và bất tiện khi phải hạn chế vận động. Tuy nhiên, việc nằm nghỉ ngơi trên giường được biết đến như một cách giữ thai khá hiệu quả cho những chị em có cổ tử cung ngắn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non nhé!

Làm cách nào để bảo vệ thai nhi khi mẹ có cổ tử cung ngắn?

Chính vì nguy cơ cổ tử cung ngắn khó giữ thai hoặc sinh thiếu tháng là rất cao, mẹ bầu cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe thai kỳ và đi thăm khám ngay nếu có các biểu hiện đáng lo ngại như: 

  • Chảy máu hoặc dịch âm đạo một cách bất thường;
  • Xuất hiện triệu chứng co thắt báo hiệu chuyển dạ;
  • Thai nhi ít di chuyển hơn bình thường hoặc ngừng cử động,...

Một trong các địa chỉ chăm sóc thai kỳ có tiếng tại thủ đô không thể không nhắc tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ, chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về kế hoạch hợp lý để khắc phục tình trạng cổ tử cung ngắn hiệu quả và ổn định sức khỏe.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Cuối cùng, với các thông tin về cổ tử cung ngắn khó giữ thai trong bài viết vừa rồi, hy vọng chị em phụ nữ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và đứa con tương lai. Nếu còn thắc mắc nào khác cần đến sự giải đáp từ các chuyên gia, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối