Đi ngoài nhiều lần trong ngày có phải ung thư trực tràng?
Bài viết có ích: 780 lượt bình chọn
Đi ngoài nhiều lần trong ngày có phải ung thư trực tràng? Vẫn biết rằng đại tiện là nhu cầu thiết yếu của con người. Đại tiện để đào thải các chất cặn bã sau khi cơ thể đã hấp thụ triệt để chất dinh dưỡng. Đối với một hệ thống tiêu hóa bình thường, mỗi người đi đại tiện 1 lần/ngày. Nếu xuất hiện hiện tượng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, chứng minh hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng.
Đi đại tiện nhiều lần trong ngày có tốt không?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày tốt hay không? Thực tế, không có một quy chuẩn nào cho vấn đề đi đại tiện ở mỗi người. Có thể với người này đi đại tiện 3 lần/ngày là bình thường. Với người khác đây là triệu chứng bất thường. Mỗi người một thể trạng, cơ địa, chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động khác nhau,... Chính vì thế, thói quen vệ sinh của mỗi người cũng khác nhau.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày
Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng đi đại tiện nhiều lần sau khi bạn tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện thể dục thể thao đều đặn,... đây là tín hiệu cực kỳ tốt. Chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh và hệ tiêu hóa tăng cường hấp thu dưỡng chất và đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, dù bạn dung nạp vào cơ thể ít thức ăn, nhưng đại tiện nhiều một cách bất thường, kéo dài, cơ thể mệt mỏi,... đó là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần chủ động đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Đại tiện nhiều lần trong ngày cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày cảnh báo bệnh gì? Nếu bạn quan sát thấy vừa thay đổi số lần đi đại tiện, vừa thay đổi hình dạng phân, chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc phải một trong số bệnh lý dưới đây.
1. 1 ngày đi ngoài 3 lần do viêm đại tràng
Đại tràng hay ruột già là một ống dài khoảng 1,2 m. Đây là phần cuối của cơ thể, có chức năng hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn đã được ruột non tiêu hóa. Ngoài ra, đại tràng có nhiệm vụ co bóp tạo nhu động ruột, bài tiết phân qua trực tràng.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng:
- Tăng số lần đại tiện trong ngày, phân có dịch nhầy hoặc phân kèm theo máu. Đại tiện lúc có hiện tượng táo bón, lúc táo lỏng, kèm theo đau hậu môn.
- Đau bụng ở vùng hố chậu, hạ sườn phải, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đau lan dọc theo khung đại tràng.
- Cảm giác thoải mái khi đại tiện, đau dễ tái phát, ấn vào hố chậu thường thấy đau.
2. Đại tiện nhiều lần trong ngày do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày. Thường gặp ở những đối tượng như: sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị kéo dài hoặc do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh,...
Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng điển hình:
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, thường nhiều hơn 3 lần/ngày
- Không có biểu hiện đau bụng, phân lỏng, nhão không thành hình
- Có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu kéo dài trong nhiều ngày kèm theo xuất hiện mỡ, có thể do thiếu hụt men tiêu hóa hoặc mắc bệnh lý về đại tràng.
3. Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày là bệnh gì - đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt còn gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng có thể liên quan đến cơ chế nhiễm trùng ruột, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,...
Triệu chứng điển hình:
- Tăng số lần đi đại tiện trong ngày, thường nhiều hơn 2 lần/ngày
- Thay đổi thể trạng phân, phân không thành khuôn, bị nát, dẹt, lỏng
- Đau quặn bụng phải đi ngoài sau khi ăn, bụng dễ chịu hơn khi đi ngoài
4. Đi ị nhiều lần trong ngày do ung thư trực tràng
Ung thư đại tràng là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, chỉ đứng sau ung thư gan, dạ dày,... Ung thư đại tràng xuất hiện do tế bào đột biến phát triển, xâm lấn các tế bào bình thường.
Ung thư trực tràng
Ung thư đại tràng thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, về sau sẽ xuất hiện triệu chứng:
- Thay đổi thói quen đại tiện, lúc tiêu chảy đi nhiều lần trong ngày, phân lỏng, phân lẫn máu, lúc lại táo bón ít đi ngoài.
- Đau bụng có thể kèm theo sốt, nôn mửa. Đau ở thượng vị với biểu hiện kèm theo như ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đau âm ỉ
- Sờ vào hậu môn thấy cục cứng hoặc khối u
Một số nguyên nhân khác gây đại tiện nhiều lần trong ngày
Ngoài các bệnh lý kể trên, vẫn còn đó những nguyên nhân khác gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu thấy cơ thể mỏi đi đại tiện hơn 3 lần/ngày, phân lỏng như nước, nát không thành khuôn, phân sống lợn cợn thức ăn,... có thể do tác nhân:
- Thói quen tập thể dục: Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc nâng cao cường độ luyện tập. Thì sau một thời gian, bạn sẽ đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do tập luyện thể dục thể thao làm tăng co cơ ruột, thúc đẩy đào thải chất dư thừa trong cơ thể.
- Do nhiễm khuẩn: Virus, vi trùng,... gây ra tình trạng đi đại tiện nhiều có thể kể đến như Adenovirus, Astrovirus, Caliciviruses, Rotavirus,...
- Tác động từ thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm,... cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều trong ngày.
- Căng thẳng, mệt mỏi: Những người thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều,... thường xuất hiện mỏi đại tiện nhiều lần trong 1 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi của hormone trong những ngày đèn đỏ cũng gây ra hiện tượng mỏi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Nên làm gì khi đại tiện nhiều lần trong ngày?
Nên làm gì khi đi ngoài nhiều lần trong ngày? Với trường hợp đi ngoài cấp tính không phải do nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bằng các mẹo dân gian đơn giản hoặc các bài thuốc tây y tại nhà vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.
1. Đi ngoài nhiều lần trong ngày uống thuốc gì?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày uống thuốc gì? Một số loại thuốc đang sử dụng phổ biến phổ biến để cải thiện dấu hiệu đại tiện nhiều lần trong ngày là:
- Thuốc trị tiêu chảy, thuốc diệt vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột
- Thuốc giảm đau và chống co thắt,...
Mặc dù những loại thuốc này không cần kê đơn, nhưng bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng. Vì thuốc tân dược luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận, dạ dày,...
>>Xem thêm: Đi ngoài mót rặn: 2 cách chữa tại nhà, 4 địa chỉ chữa triệt để
2. Đi cầu nhiều lần trong 1 ngày uống thuốc nam tốt không?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày uống thuốc gì? Những bài thuốc nam hay còn gọi là bài thuốc dân gian, là thảo dược trong vườn nhà cũng đang được ưa chuộng vì độ lành tính:
Lá ổi
- Lá ổi: Sắc khoảng 50g lá ổi sạch với 2 bát nước trong 15 – 20 phút, dùng để uống chia làm nhiều lần/ngày. Hoặc nhai trực tiếp búp ổi non đã rửa sạch với vài hạt muối, ngày 2 – 3 lần để giảm thiểu tình trạng đi ngoài nhiều lần.
- Lá vối, chuối tiêu, búp ổi: Sơ chế các nguyên liệu này bằng cách phơi khô để sử dụng lâu dài. Mỗi lần lấy khoảng 25g đem sắc với 400ml nước. Đun sôi đến khi cạn còn 100ml thì bỏ ra dùng. Ngày uống 2 bữa, liên tục 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả giảm đau, cầm tiêu chảy.
- Gừng, quất: Làm sạch 20g gừng tươi và một ít vỏ quất, đem các nguyên liệu này đi sắc với nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì bắc ra dùng uống. Duy trì liên tục 4 – 5 ngày.
Khuyến cáo: Nếu áp dụng các bài thuốc trên không hiệu quả, tình trạng đại tiện nhiều lần trong ngày vẫn diễn ra. Bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
Nếu đại tiện nhiều lần kèm theo táo bón, chảy máu hậu môn,... rất có thể bệnh nhân bị trĩ. Đối với bệnh trĩ, phương pháp điều trị hiệu quả là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn
- Giảm thiểu chảy máu
- Không để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ vì vùng xâm lấn nhỏ
- Không tái phát
- Không biến chứng
- Thuốc đông y giúp nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng,...
Như vậy, triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày cảnh báo bệnh gì đã có câu trả lời. Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thuốc tây không hiệu quả, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?