Đi ngoài mót rặn: 2 cách chữa tại nhà, 4 địa chỉ chữa triệt để
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Đi ngoài mót rặn cảnh báo bệnh gì là thắc mắc nhận được sự quan tâm của bệnh nhân. Đây là hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà bệnh nhân được phép chủ quan trong việc thăm khám và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm như ung thư đại trực tràng.
Đi ngoài mót rặn nguy hiểm như thế nào?
Đi ngoài mót rặn có thể xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ, uống ít nước,... Cũng có thể, hiện tượng này cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
1. Áp xe hậu môn trực tràng
Nguyên nhân: Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn, ảnh hưởng từ bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuyến hậu môn bị tắc,...
Áp xe hậu môn
Triệu chứng: Đau nhói hậu môn, kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón. Nếu áp-xe nằm sâu bên trong có thể gây sốt, ớn lạnh, khiến bệnh nhân khó chịu.
2. U hoặc ung thư đại trực tràng
Đối tượng dễ mắc bệnh: Những người trên 50 tuổi, tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp, người mắc bệnh viêm ruột, người thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc do thói quen ăn uống,...
Triệu chứng: Xen kẽ táo bón và tiêu chảy, máu và chất nhầy trong phân, đau quặn bụng, đầy hơi, cảm giác không đại tiện hết phân, thường xuyên muốn đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, giảm cân không lý do,...
3. Viêm đại tràng do nhiễm trùng
Nguyên nhân: Do ngộ độc thực phẩm, do virus (thường gặp ở người khả năng miễn dịch kém, ở nam đồng tính do quan hệ qua đường hậu môn,...), do nấm Candida albicans hoặc các loại nấm khác,...
Triệu chứng: Tiêu chảy 3 lần trở lên/ngày, tiểu ra máu hoặc dịch nhầy, nhức đầu hoặc cơ thể đau nhức, sốt nhẹ, đau bụng, đầy hơi,...
Khắc phục chứng đại tiện mót rặn tại nhà
Khi gặp hiện tượng đi ngoài mót rặn kèm đau bụng, nếu không thể đến được cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Bệnh nhân có thể áp dụng những cách làm tại nhà dưới đây.
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Tình trạng đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, hầu hết nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không phù hợp. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần:
Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn
- Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn thông qua các loại rau củ quả
- Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn
- Bổ sung các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như sữa, bơ, khoai lang, chuối, vừng đen,...
- Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, có chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ để kích thích nhu động ruột hoạt động
- Ăn ít đường, ít muối, không ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng 1 bữa
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm đông lạnh,...
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc xây dựng lại chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Tạo thói quen sinh hoạt tốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh:
- Đi đại tiện vào buổi sáng, tốt nhất là lúc 7h, không nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài quá lâu
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng, ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe.
- Thường xuyên hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Kết luận: Nếu tình trạng đi ngoài mót rặn chỉ xuất hiện một vài lần. Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, tăng cường chất xơ trong bữa ăn để cải thiện. Có thể áp dụng các biện pháp dân gian như dùng trà thảo mộc, đu đủ chín, quả sung, mật ong và vừng đen,...
Tuy nhiên, nếu hiện tượng đại tiện mót rặn diễn ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan. Cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị. Đau bụng nhưng không đi ngoài được không phải là triệu chứng thông thường mà rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
4 địa chỉ khám chứng mót rặn hậu môn uy tín Hà Nội
Nếu bệnh nhân còn băn khoăn chưa biết khám chứng đi ngoài mót rặn ở đâu. Có thể tham khảo một số địa chỉ mà chúng tôi gợi ý dưới đây. Sau đó tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế mà lựa chọn đi khám ở địa chỉ thích hợp.
1. Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh liên quan đến khu vực hậu môn trực tràng hàng đầu cả nước. Bệnh viện có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia tiêu hóa đầu ngành đã và đang làm việc tại đây.
Bệnh viện Bạch Mai
Năm 2014, Trung tâm Nội soi Tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản (thuộc khoa tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai) chính thức đi vào hoạt động. Đây là trung tâm nội soi hiện đại, có nhiều trang thiết bị kỹ thuật tân tiến. Giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, hiệu quả.
Bệnh viện Bạch mai thường xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân, bệnh nhân phải chờ đợi mất thời gian. Chính vì vậy, khi đến đây thăm khám, người bệnh cần đi sớm để lấy số.
2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến trung ương hạng đặc biệt. Là một trong những bệnh viện tên tuổi được bệnh nhân tin tưởng. Khi đến Việt Đức để khám hậu môn – trực tràng, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm. Vì đội ngũ bác sĩ tại Việt Đức đều được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong nghề.
Bên cạnh chữa trị hậu môn trực tràng đạt hiệu quả, bệnh viện Việt Đức còn nổi tiếng về phẫu thuật, tiêu hóa, gan mật. Đội ngũ bác sĩ ở đây đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó bằng phương pháp phẫu thuật, gây được tiếng vang lớn trong ngành Y.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Trang thiết bị kỹ thuật y tế điều trị bệnh lý khu vực hậu môn trực tràng hiện đại. Được nhập khẩu từ những nước có nền y học hiện đại. Giúp cho quá trình điều trị đại tiện mót rặn diễn ra chính xác, hiệu quả.
Hiện nay, bệnh viện Việt Đức vẫn còn xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân. Chính vì thế, người bệnh cần đi sớm để lấy số kẻo mất thời gian ngồi chờ đợi.
3. Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
- Địa chỉ: Số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tình trạng đi ngoài mót rặn nếu chưa biết điều trị ở đâu, bệnh nhân có thể đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Đây là địa chỉ y tế chữa bệnh hậu môn trực tràng có tiếng tại Hà Nội.
Phòng khám có phương pháp điều trị hiệu quả, hiện đại là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như: hạn chế đau đớn, giảm thiểu chảy máu, không tái phát, không biến chứng, không ảnh hưởng tới các mô lành tính lân cận,... Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của tây y,...
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn cao, có trình độ:
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng Việt Nam. Chuyên gia tư vấn, thăm khám, điều trị bệnh trĩ, áp-xe hậu môn, polyp hậu môn,...
- Tiến sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Nội trú tại Pháp. Bác sĩ điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
4. Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: Nhà A5, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Phòng khám số 1 là phòng khám đa khoa thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng khám ngày càng có nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Tại đây, hội tụ rất nhiều đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm.
Không những vậy, phòng khám số 1 có trang thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại. Người bệnh nên lưu ý để đăng ký khám cho đúng với tình trạng bệnh của mình. Nếu chưa hiểu rõ có thể trao đổi thêm với nhân viên tại phòng khám.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phòng khám số 1 nằm tách biệt với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Người bệnh đi thẳng đến cổng phòng khám và gửi xe chứ không cần đi qua cổng Bệnh viện Đại học Y. Nhân viên tại phòng khám rất nhiệt tình, nên bạn có thể hỏi nếu chưa rõ khám như thế nào.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài mót rặn cảnh báo báo bệnh lý nguy hiểm nào? Cách điều trị tại nhà ra sao và địa chỉ nào điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?