Tường tận những điều cần biết về hiện tượng mang thai ngoài tử cung
Bài viết có ích: 773 lượt bình chọn
Mang thai ngoài tử cung là một trong những khó khăn mẹ bầu có thể gặp phải. Vậy mang thai ngoài tử cung phải xử lý như thế nào, đâu là dấu hiệu để phát hiện từ sớm,... Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn khái quát các thông tin xoay quanh chủ đề thai ngoài tử cung. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Khái niệm về mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung (hay chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi thụ tinh làm tổ và phát triển ở vị trí không phải bên trong tử cung của người mẹ.
Đối với một thai kỳ bình thường, hiện tượng thụ tinh sẽ xảy ra bên trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành thai nhi và sẽ nằm bên trong tử cung cho đến khi sinh.
Thai ngoài tử cung có thể nằm tại vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Và trong đó, vòi tử cung là vị trí dễ gặp nhất, chiếm đến 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
Với trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển một cách bình thường. Túi thai có nguy cơ vỡ ra bất cứ lúc nào, dẫn đến chảy máu ổ bụng. Điều này vô cùng nguy hiểm tới khả năng sinh sản sau này hay thậm chí là cả tính mạng của nữ giới. Vì thế, cần phát hiện sớm khi có dấu hiệu thai ngoài tử cung trước khi túi thai vỡ để tiến hành điều trị kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung và dấu hiệu nhận biết từ sớm
Trong thời gian đầu, thai phụ mang thai ngoài tử cung có thể có những biểu hiện giống như một thai kỳ bình thường như: chậm kinh, căng tức ngực, buồn nôn hoặc đau bụng.
Tuy nhiên, do tình trạng thai ngoài tử cung không thể tiếp tục phát triển như thai kỳ bình thường. Có thể khi thử que vẫn cho kết quả dương tính nhưng sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác lạ như:
- Âm đạo chảy máu bất thường
Nếu thấy dính một chút máu màu hồng ở quần lót mà không phải thời điểm hành kinh thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, ở nữ giới mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài nhiều ngày và máu có màu đỏ sẫm hay nâu đen. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường.
Mặt khác, có không ít nữ giới lầm tưởng hiện tượng ra máu này chính là kinh nguyệt, nhất là khi xảy ra trùng với thời gian có kinh. Theo đó, chị em cần phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ đặc/loãng có khác có với những lần kinh nguyệt trước không.
- Đau bụng
Khi mang thai ngoài tử cung, bạn sẽ có cảm giác đau bụng và chỗ đau chính là vị trí thai làm tổ. Có người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón.
Tình trạng đau bụng kéo dài và mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển. Đôi lúc cơn đau có thể kèm máu chảy ở âm đạo.
Trường hợp túi thai vỡ, thai phụ sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục. Cơ thể toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, đau nhức vai, hoa mắt, chóng mặt hay thậm chí là ngất xỉu.
Vì thế, khi thấy có những triệu chứng nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành xử lý.
Mang thai ngoài tử cung có thể phát hiện bằng cách dùng que thử thai?
Để biết được mang thai ngoài tử cung có thể phát hiện bằng cách dùng que thử hay không. Trước tiên bạn cần phải biết cơ chế hoạt động của que thử thai.
Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone hCG trong nước tiểu, không phụ thuộc vào vị trí bào thai làm tổ. Chỉ cần có thai là nước tiểu của nữ giới đã có chứa hormone này. Do đó, mang thai ngoài tử cung khi thử que vẫn lên 2 vạch.
Tuy nhiên, khác với thai kỳ bình thường, mẹ bầu có thai ngoài tử cung dùng que thử sẽ hiện lên 2 vạch nhưng sau đó mờ đi. Bởi lẽ, với những thai kỳ bình thường thì nồng độ hCG có xu hướng tăng dần theo tuổi thai. Còn với những phụ nữ mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG có thể tăng chậm hoặc đứng yên.
Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào thử thai lên 2 vạch bị mờ cũng xuất phát từ lý do mang thai ngoài tử cung. Mà có thể là do thử thai không đúng cách hoặc que thử thai chất lượng kém.
Vậy nên, ngay khi biết mình có thai, các bác sĩ vẫn khuyến khích chị em đi siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa. Nếu tuần thai chưa đủ để vào tử cung, bác sĩ sẽ hẹn tái khám trong khoảng 1 - 2 tuần tới. Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định được chính xác vị trí túi thai.
Mang thai ngoài tử cung nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung đến nay chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều vấn đề sau:
- Ống dẫn trứng bị viêm hoặc có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó.
- Cơ quan sinh dục bị dị dạng do bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ phẫu thuật.
- Nội tiết tố hoạt động bất bình thường.
- Thai phụ đang mắc phải tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của vòi trứng/cơ quan sinh sản khác.
Thêm vào đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm:
- Tuổi tác: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ thai ngoài tử cung càng cao.
- Tiền sử thai ngoài tử cung: Nữ giới từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại tình trạng này ở lần mang thai kế tiếp.
- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục: Người từng bị viêm nhiễm ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn.
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, chlamydia,... cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến thai ngoài tử cung.
- Thói quen hút thuốc lá cũng liên quan đến việc tăng khả năng mang thai ngoài tử cung.
- Đang điều trị vô sinh: Việc dùng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh có thể khiến bạn dễ chửa ngoài dạ con hơn.
Mức độ nguy hiểm nếu mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung được nhận định là một trong những khó khăn của thai phụ. Thai ngoài tử cung thường không thể phát triển được như bình thường do không có đủ chỗ trống và không có nhau thai cung cấp dinh dưỡng.
Không những thế, nếu không tiến hành xử lý sớm, phôi thai sẽ to dần và có thể làm vỡ. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, điều này có thể đe dọa tới mạng sống của người mẹ.
Thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi trứng là trường hợp hay gặp nhất. Và tình trạng này có thể diễn tiến theo các hướng sau:
- Vỡ vòi trứng dẫn đến chảy máu trong ổ bụng
Phôi thai càng lớn mà kích thước vòi trứng chỉ có hạn nên sẽ không đủ chỗ trống để bao bọc bào thai. Phôi thai to dần đồng nghĩa với việc vòi trứng bị phồng lên. Đến một giới hạn nhất định vòi trứng bị vỡ ra và dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.
Tình trạng này hết sức nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ do chảy máu quá nhiều. Lúc này cần phải phẫu thuật ngay để khắc phục và cầm máu kịp thời.
- Phôi thai tự ngừng phát triển
Ở vòi trứng, phôi thai không có nhau thai để cung cấp dinh dưỡng giống như khi làm tổ trong buồng tử cung. Vì không có đủ nguồn dinh dưỡng nên phôi thai sẽ tự ngừng phát triển. Tình trạng gần như không gây nguy hiểm, không gây vỡ vòi trứng.
Mặc dù vậy, tình trạng này cũng cần phải xử lý từ sớm. Tránh xảy ra hiện tượng thai lưu và dẫn đến nhiễm trùng cơ quan sinh sản.
- Sảy khối thai
Vòi trứng vốn dĩ không phải là nơi dành cho khối thai làm tổ. Theo đó, khối thai rất dễ bị bong ra, gây hiện tượng sảy khối thai và kèm theo tình trạng chảy máu.
Nếu chỉ chảy máu nhẹ thì khối thai có thể tự tiêu đi. Trường hợp chảy máu nhiều có thể làm ứ đọng máu trong ổ bụng, tạo thành các khối tụ máu. Và nguy hiểm nhất là tình trạng chảy máu ồ ạt, khiến cơ thể người mẹ bị mất máu mà đe dọa tới tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai [Giải mã tác nhân]
Hướng điều trị khi mang thai ngoài tử cung
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mang thai ngoài tử cung chỉ được xác định rõ ràng khi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Do thai ngoài tử cung không thể phát triển được bình thường cho đến khi em bé chào đời. Thậm chí còn gây hại đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Chính vì thế, thai ngoài tử cung cần được xử lý càng sớm càng tốt.
Với trường hợp thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy túi thai. Công tác khám và tiến hành phẫu thuật cần phải được tiến hành bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm. Có như vậy mới bảo toàn được sức khỏe, tính mạng và khả năng sinh sản về sau của người phụ nữ.
Trong đó, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng chính là địa chỉ y khoa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và an toàn đối với chị em.
Hoạt động dưới sự quản lý của Sở Y tế, mọi công tác khám và điều trị tại phòng khám đều diễn ra đúng quy trình. Mọi hạng mục thực hiện được niêm yết chi phí rõ ràng và chị em sẽ được thông báo cụ thể trước khi tiến hành khám chữa.
Phòng khám hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa gần 30 năm kinh nghiệm, hầu hết đều đã từng công tác và giữ các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện lớn. Đồng thời, với sự trợ giúp của các thiết bị máy móc hiện đại giúp quá trình khám và xử lý tình trạng thai ngoài tử cung diễn ra chính xác, an toàn, không gây biến chứng.
Không gian khám chữa rộng thoáng, thời gian làm việc linh hoạt, nhân viên y tế chu đáo cũng là những điểm cộng của phòng khám được đông đảo chị em đánh giá cao.
Sau khi điều trị, chị em sẽ được bác sĩ bồi bổ thêm Đông y nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, cân bằng nội tiết tố,... cũng như tư vấn cách chăm sóc sức khỏe an toàn phòng tránh mang thai ngoài tử cung ở lần kế tiếp.
Xem thêm: Mang thai ra máu nhưng không đau bụng 10 nguy cơ cần chú ý
Biện pháp hỗ trợ phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm trong hành trình mang thai và làm mẹ của người phụ nữ. Để đề phòng tối đa tình trạng này có thể xảy ra, chị em có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su, quan hệ tình dục chung thủy và tránh quan hệ với những đối tượng có nhiều bạn tình.
- Chú trọng vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày kinh nguyệt cũng như trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Khi có quyết định mang thai, hãy ngưng sử dụng: thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích,...
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi dùng các loại thuốc trong thời kỳ mang thai và nhớ khám thai định kỳ.
- Thực hiện khám sàng lọc trước sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời những trường hợp có thể xảy ra.
Có thể thấy, mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng của thai phụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất dành cho chị em khi có ý định làm mẹ.
Đọc thêm: Nước tiểu màu vàng khi mang thai có đáng lo ngại?
Đội ngũ tư vấn viên 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nếu vẫn còn những băn khoăn liên quan đến vấn đề mang thai và sức khỏe sinh sản.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?