Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Có chữa được không?
Bài viết có ích: 958 lượt bình chọn
Sùi mào gà thường mọc ở đâu? Sùi mào gà có chữa được không là vấn đề được bệnh nhân quan tâm, lo lắng. Những ảnh hưởng của sùi mào gà đối với sức khỏe là không hề nhỏ, nguy cơ dẫn đến vô sinh, ung thư rất cao. Vậy, đâu là những nơi sùi mào gà thường mọc nhiều để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời?
Bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không?
Trước khi tìm hiểu sùi mào gà thường mọc ở đâu, hãy giải đáp thắc mắc bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không? Thông thường, thời gian ủ bệnh sùi mào gà trong khoảng 2 – 9 tháng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân rất khó phát hiện các triệu chứng. Sau thời gian ủ bệnh, sùi mào gà sẽ phát triển nhanh chóng.
Nếu không có biện pháp kiểm soát, tốc độ tăng trưởng của nốt sùi rất dễ khiến người bệnh đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Nốt sùi có thể lan khắp cơ thể, tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ung thư bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến tính mạng...
Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà:
Giai đoạn đầu:
- Người bệnh có cảm giác ngứa, đau rát ở vùng kín
- Các nốt sùi chỉ mới mọc li ti, có màu hồng
- Sau đó chúng to dần, có mủ xuất hiện, có mùi hôi
- Khi đi tiểu, bệnh nhân có cảm giác tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu
- Nếu người bệnh làm trầy xước da, các nốt sùi nhanh chóng hình thành mụn cóc.
- Ban đầu, mụn cóc mọc rải rác, bề mặt xù xì. Sau đó, chúng tập trung một chỗ, có hình dạng giống hoa mào gà, có màu trắng, đỏ, nâu, hồng,...
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Giai đoạn sau:
- Giai đoạn này, nốt sùi tăng trưởng nhanh, dễ dàng lan rộng
- Bệnh nhân bị tổn thương nhiều ở bộ phận sinh dục
- Chất dịch nhanh chóng tiết ra, chảy máu, có mùi hôi
- Khi sờ nắn, nốt sùi nhanh chóng bị chảy máu, bội nhiễm, sưng to,...
- Kèm theo đó, người bệnh sốt cao, đau khi quan hệ tình dục
>>Xem thêm: Sùi mào gà có dễ lây không? Lây qua đường ăn uống không?
Các nốt sùi mào gà thường mọc ở đâu?
Các nốt sùi mào gà thường mọc ở đâu là vấn đề được người bệnh quan tâm. Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
“Sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nên khá nhiều người ngộ nhận sùi mào gà chỉ mọc ở dương vật nam hay âm hộ nữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sùi mào gà có thể mọc ở khắp mọi nơi trên cơ thể người nhiễm virus HPV. Chỉ là mật độ phân bố của những nốt sùi ở nhiều nơi khác nhau là khác nhau thôi”.
1. Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nam và nữ
Đối với nam giới:
- Nốt sùi mọc trên thân dương vật thành từng đám ở vị trí khác nhau.
- Ấn mạnh sẽ chảy mủ hoặc máu, ngứa ngáy, khó chịu
- Trên thân dương vật, các nốt sùi nhô cao, có màu hồng hoặc trắng, mọc thành từng đám như hoa mào gà
Đối với nữ giới:
- Xuất hiện u nhú màu hồng nhạt hoặc màu trắng ở môi lớn, môi bé, âm đạo, tầng sinh môn, niệu đạo,...
- Tập trung thành đám lớn không đau, nhưng dễ dàng chảy máu nếu cọ xát mạnh
2. Sùi mào gà ở miệng
Môi, trong miệng, lưỡi, họng,... của người quan hệ tình dục bằng đường miệng với người mang trong mình virus HPV.
Triệu chứng: Đau rát, vướng víu khi ăn, nhai, khi nuốt, có mùi hôi khó chịu,...
3. Sùi mào gà mọc ở mắt
Sùi mào gà mọc ở mắt là một trường hợp hiếm.
Chỉ xảy ra khi tay có tiếp xúc với dịch chứa virus sau đó quệt vào mắt, đưa virus tới mắt nên gây ra tổn thương ở mắt. Hoặc dùng chung khăn mặt với người mang virus HPV,...
Bệnh sùi mào gà thường mọc ở đâu
4. Sùi mào gà mọc ở hậu môn
Nguyên nhân: Quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn, dùng chung đồ lót, khăn tắm,...
Triệu chứng: Nốt sùi mọc trong thành hậu môn – trực tràng, quanh hậu môn,... Rất nhiều người bị sùi mào gà ở hậu môn không để ý nên không nhận ra. Chỉ đến khi các nốt sùi phát triển, gây ngứa, khó chịu mới biết.
5. Sùi mào gà thường mọc ở đâu – Ở nách
Triệu chứng:
- Nách ngứa, khó chịu
- Có màu hồng hoặc trắng, nổi lên trên da, sự xuất hiện nhiều hay ít của đám sùi phụ thuộc vào mức độ của bệnh.
- Nốt sùi có thể mọc xung quanh nách, hõm ở nách
- Người bệnh cảm thấy cộm, khó chịu khi khép tay
Nguyên nhân: Dùng chung đồ với người bệnh: khăn tắm, tắm chung bồn tắm, sử dụng chung bàn chải,...
Biến chứng: Ảnh hưởng đến mạch máu, hệ thống thần kinh trong hố nách, viêm nách, nổi hạch sưng đau,...
6. Sùi mào gà mọc ở mông
Triệu chứng:
- Mông xuất hiện các u nhú, nốt sùi gây cảm giác ngứa, khó chịu
- Nốt sùi có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt da của mông, thường có màu hồng, khô có màu xám
- Nếu không điều trị kịp thời, các nốt sùi tiến triển nhanh thành đám sùi, có hình dáng giống hoa mào gà, ẩm ướt khi chạm vào
- Nếu va chạm mạnh, các nốt sùi vỡ, tiết dịch, dịch này có nguy cơ lây lan đến các bộ phận khác
Nguyên nhân: Do quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh,...
Tác hại:
- Khó khăn khi di chuyển
- Nốt sùi vỡ chảy dịch gây viêm nhiễm
- Lây lan sang bộ phận khác như bộ phận sinh dục, hậu môn,...
- Nặng nề hơn là gây ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam
- Cản trở thụ thai, nguy cơ vô sinh
Kết luận: Nói tóm lại, sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có phơi nhiễm virus HPV. Bao gồm cả sinh dục (quan hệ tình dục âm đạo - dương vật) họng miệng (quan hệ tình dục miệng – sinh dục) và vị trí khác như da đầu, cổ, mắt,...
>>Xem thêm: Bị sùi mào gà có con được không? Điều trị như thế nào?
Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
Như vậy, qua nội dung trên, mọi người đã biết sùi mào gà thường mọc ở đâu nhiều nhất đúng không? Vậy, bệnh sùi mào gà có chữa được không? Đối với câu hỏi này, Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
“Nếu không cảm thấy khó chịu, bạn có thể không cần điều trị. Nếu cảm thấy ngứa, rát, đau hoặc nốt sùi ảnh hưởng vẻ bề ngoài gây mất thẩm mỹ, hãy đến gặp bác sĩ để điều trị. Bác sĩ có thể loại bỏ nốt sùi cho bạn bằng thuốc hoặc phẫu thuật”.
1. Điều trị sùi mào gà bằng thuốc
Hãy thoa một số loại thuốc dưới đây trực tiếp lên da:
- Imiquimod (Aldara, Zyclara)
Tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus HPV
Lưu ý: Kiêng quan hệ tình dục khi kem vẫn còn trên da vì có thể làm giảm chất lượng bao cao su và màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình.
Tác dụng phụ: Đỏ do, nổi mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, phát ban, mệt mỏi,...
- Podophyllin và podofilox (Condylox)
Lưu ý: Chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không bao giờ dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục. Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai.
Tác dụng phụ: Kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau,...
- Axit tricloaxetic (TCA)
Tác dụng: Đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục.
Tác dụng phụ: Kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
- Sinecatechin (Veregen)
Tác dụng phụ: Đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.
2. Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp phẫu thuật
Áp dụng trong trường hợp: Nốt sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi nữ giới đang mang thai
Các phương pháp phẫu thuật có thể lựa chọn:
- Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng
Cách thực hiện: Tạo ra một vết rộp xung quanh mụn sùi. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra, da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương.
Tác dụng phụ: Đau và sưng
- Dao mổ điện
Nguyên lý hoạt động: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện
Tác dụng phụ: Đau và sưng
- Phẫu thuật cắt bỏ
Cách thực hiện: Cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bạn cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này.
Tác dụng phụ: Bị đau sau phẫu thuật
- Điều trị bằng laser
Cách thực hiện: Sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị các nốt sùi
Nhược điểm: Phương pháp này khá tốn kém.
Tác dụng phụ: Để lại sẹo xấu và đau.
- Liệu pháp quang động IRA
Nguyên lý hoạt động: Sử dụng sóng cao tần để tiêu diệt tận gốc các nốt sùi
Ưu điểm: Chi phí không quá cao, ít gây đau, ít chảy máu, không ảnh hưởng tới vùng lân cận, không để lại sẹo xấu, hạn chế tái phát.
Chữa sùi mào gà bằng liệu pháp quang động IRA
3. Cách điều trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp điều trị tại các địa chỉ y tế chuyên khoa, dưới đây là một số biện pháp điều trị tại nhà, người bệnh có thể tham khảo.
- Tinh dầu tràm trà
Tác dụng: Chống nấm, điều trị sùi mào gà hiệu quả
Cách thực hiện: Thoa một giọt tinh dầu tràm trà pha loãng (có thể với dầu dừa) và thoa trực tiếp vào nốt sùi.
Nếu dị ứng với dầu cây trà, hãy thử kiểm tra trên cánh tay trước. Nếu sau 24h không có phản ứng, thì bạn đã có thể sử dụng tinh dầu an toàn.
Lưu ý: Không dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo. Nên thoa dầu nhiều lần trong vài tuần. Ngừng sử dụng nếu thấy khó chịu.
- Trà xanh
Trà xanh được cô đặc thành một hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) được bác sĩ chỉ định trong điều trị sùi mào gà.
Có thể mua chiết xuất trà xanh và sử dụng tại nhà bằng cách thêm một hoặc hai giọt dầu dừa và thoa lên các nốt sùi.
Cách chữa sùi mào gà tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian
- Tỏi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thoa chiết xuất tỏi vào sùi mào gà có thể giúp làm sạch chúng.
Bạn có thể ngâm miếng gạc trong hỗn hợp tỏi và dầu rồi áp vào nốt sùi.
- Giấm táo
Giấm táo tương tự như các loại thuốc theo toa, có thành phần tính axit tiêu diệt hoàn toàn virus HPV.
Cách thực hiện: Ngâm bông hoặc gạc trong giấm táo và áp vào khu vực sùi mào gà.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết sùi mào gà thường mọc ở đâu, điều trị sùi mào gà như thế nào? Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin y khoa chủ yếu về bệnh. Mọi thông tin về sùi mào gà, hãy liên lạc hotline 0243.9656.999 hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến] để biết thêm chi tiết.
- Sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Sùi mào gà giai đoạn cuối có nguy hiểm không & cách chữa trị hiệu quả
- Bị sùi mào gà có ngứa không? Bệnh có chữa được không?
- Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
- Bệnh viện nào chữa bệnh sùi mào gà tốt nhất tại khu vực Hà Nội?