Tổng quan nứt kẽ hậu môn bệnh học và cách điều trị triệt để

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 898 lượt bình chọn

Nứt kẽ hậu môn bệnh học là gì? Chấn thương, viêm nhiễm hậu môn trực tràng, táo bón, viêm xơ cơ thắt trong hậu môn,... là nguyên nhân gây nứt kẽ. Vậy triệu chứng của nứt kẽ hậu môn biểu hiện như thế nào? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp các vấn đề trên.

Tổng quan về bệnh lý nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn bệnh học là gì? Nắm rõ thông tin tổng quan về bệnh lý nứt kẽ hậu môn là cách tốt nhất giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám kịp thời, điều trị đúng cách và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn còn gọi là nứt hậu môn, xảy ra khi lớp niêm mạc ở hậu môn có vết rách gây đau, thậm chí là chảy máu. Đây là căn bệnh phổ biến gây đau rát ở hậu môn. 

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, người thuộc độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Thông thường, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ tự khỏi khoảng sau vài tuần nếu tình trạng táo bón được cải thiện. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp chuyển sang mãn tính, cần được điều trị bằng phẫu thuật.

2. Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn bệnh học do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân không được phép chủ quan bất cứ nguyên nhân nào. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nứt kẽ phổ biến nhất hiện nay:

  • Chấn thương vùng hậu môn hoặc ống hậu môn: Kích thước phân quá lớn hoặc cứng, sau cắt trĩ bị hẹp hậu môn hoặc sau khi rặn sinh khiến ống hậu môn bị tổn thương, rách và đau.
  • Hậu môn – trực tràng bị viêm nhiễm: Nếu bị viêm trực tràng, tế bào bị viêm sẽ sản sinh các nấm men khiến sức bền các tổ chức hậu môn suy giảm, vết nứt xuất hiện khi có sự căng dãn. Đặc biệt, nếu phân quá rắn đi qua vị trí này có thể làm rách lớp niêm mạc hậu môn – gây ra ổ loét.
  • Do thiếu máu tại chỗ: Khiến vết loét xuất hiện ở niêm mạc hậu môn không thể lành lại. Tình trạng này còn gọi là loét thiếu máu.
  • Viêm xơ cơ thắt bên trong hậu môn: Tình trạng cơ thắt hậu môn phì đại, co thắt với lực mạnh làm vết loét không lành được. Từ đó gây bệnh nứt kẽ hậu môn.
  • Mắc bệnh xã hội lây qua đường tình dục: HIV, giang mai,...

Ngoài ra, yếu tố cơ địa, táo bón phải rặn nhiều khi đại tiện, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,... là nguyên nhân gây ra vết nứt hậu môn. 

3. Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn bệnh học có những triệu chứng nào? Nhận biết rõ từng triệu chứng giúp bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời từ giai đoạn đầu. Từ đó chủ động trong việc điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

 Đau hậu môn 

 Đau hậu môn 

  • Đau hậu môn: Cơn đau diễn ra dữ dội, có cảm giác nóng rát trong hoặc sau khi đại tiện. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau kéo dài vài giờ đồng hồ.
  • Cơn đau trải qua 3 giai đoạn: Trong quá trình đại tiện, khối phân bắt đầu đi qua hậu môn. Sau vài phút sẽ thấy hết đau, cơn đau đột ngột tăng lên dữ dội rồi lại hết đau một cách đột ngột.
  • Ảnh hưởng tinh thần, thể chất: Bệnh nhân sợ đại tiện, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, mất ngủ,...
  • Các triệu chứng khác: Phân hoặc giấy vệ sinh dính máu đỏ tươi, khó chịu, ngứa xung quanh hậu môn. Tại vị trí gần vết nứt, thường xuyên xuất hiện da thừa và nhú ngoài hậu môn phì đại,...

Lưu ý: Bên cạnh những triệu chứng trên, tùy thuộc cơ địa và mức độ bệnh,... bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện khác. Đặc biệt, những triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn tương tự bệnh trĩ. Do đó, tốt nhất, người bệnh nên chủ động đi khám để được chỉ định các điều trị kịp thời, chính xác.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn bệnh học thường gặp ở những đối tượng nào? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Hầu hết, ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh

  • Trẻ em: Không ít trẻ nhỏ bị nứt kẽ hậu môn trong những năm đầu đời mà không rõ nguyên nhân
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ, thức ăn có lượng chất béo bão hòa lớn.
  • Mắc bệnh Crohn
  • Phụ nữ sau sinh: Nhiều phụ nữ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh do chế độ ăn uống kiêng khem dẫn tới táo bón
  • Người cao tuổi: Lượng máu được đẩy đến nuôi niêm mạc hậu môn suy giảm, khiến quá trình tưới máu vùng hậu môn trực tràng thiếu hụt. Đây là nguyên nhân người già bị nứt kẽ hậu môn.
  • Vận động ít, làm công việc đòi hỏi đứng hoặc ngồi nhiều
  • Táo bón khiến bệnh nhân phải rặn nhiều, phân cứng dẫn tới tổn thương niêm mạc hậu môn.

5. Nứt kẽ hậu môn tái phát để lại biến chứng gì?

Nứt kẽ hậu môn tái phát để lại biến chứng gì? Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng nứt kẽ hậu môn diễn ra trong thời gian dài, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Bệnh chuyển sang mạn tính: Nếu bị nứt kẽ hậu môn trong thời gian 6 tuần mà không khỏi, nó sẽ chuyển sang mạn tính.
  • Nứt hậu môn tái phát nhiều lần, không thể chữa dứt điểm.
  • Vết nứt bị lan vào cơ vòng hậu môn khiến chúng khó lành. Trong trường hợp này cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả và triệt để

Như vậy, tổng quan về nứt kẽ hậu môn bệnh học giúp mọi người nắm rõ bệnh lý này tại khu vực hậu môn – trực tràng. Vậy, phác đồ điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả và triệt để. Theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

>>Xem thêm: 5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn nhẹ tại nhà, giảm đau nhan

1. Các bước xét nghiệm nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Việc thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, có thể loại trừ được các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét trực tràng,... Các biện pháp xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Nội soi trực tràng: Xét nghiệm này thường được chỉ định cho đối tượng dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc bệnh lý về ruột non.
  • Đo áp lực hậu môn: Xét nghiệm này được thực hiện với mục đích đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, đo được độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng.
  • Thực hiện nội soi trực tràng: Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi. Giúp bác sĩ có thể khảo sát toàn bộ đại tràng để phát hiện được các dấu hiệu bất thường.

2. Mẹo chữa nứt hậu môn bằng thuốc và phẫu thuật

Thông thường, nếu bệnh nhân khắc phục được chứng táo bón hoặc tiêu chảy, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ lành sau khoảng vài tuần. Nhưng sau khoảng 6 – 8 tuần mà bệnh vẫn không khỏi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc, thậm chí là phẫu thuật. 

Thuốc đặc trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc được chỉ định bao gồm:

Thuốc Anusol-HC

Thuốc Anusol-HC

  • Các loại thuốc làm mềm phân để dễ đi đại tiện.
  • Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm,... những loại thuốc này có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, ngay cả khi chỉ là một vết nứt nhẹ.
  • Thuốc chẹn kênh calci: Diltiazem, nifedipine,... Chúng được dùng ở dạng uống hoặc được nghiền nát để bôi và vết nứt trên hậu môn. Nó có tác dụng hỗ trợ làm giãn cơ thắt.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Cần bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Hãy ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 15 – 20 phút để cơ thắt thư giãn, mau lành bệnh.

Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn:

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không đem đến hiệu quả, bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp ngoại khoa trị nứt kẽ hậu môn là:

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Ưu điểm của phương pháp:

  • Hạn chế đau đớn
  • Giảm thiểu chảy máu
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát lại rất thấp
  • Áp dụng kỹ thuật xâm lấn giúp vùng tổn thương nhỏ, thời gian hồi phục nhanh chóng
  • Thuốc đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...

>>Xem thêm: Viêm nứt kẽ hậu môn và cách điều trị không gây đau

Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn tránh tái phát lại

Nứt kẽ hậu môn bệnh học có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, các bạn có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau đây:

Image result for Uống nhiều nước+site://dakhoacongdong.com

  • Không nhịn đi đại tiện, tập thói quen đi đại tiện thường xuyên và có giờ giấc cụ thể.
  • Sau khi đại tiện, hãy vệ sinh sạch sẽ. Nên rửa sạch bằng nước và lau thật khô bằng khăn sạch. Tránh dùng các loại khăn giấy có mùi thơm để lau, điều này có thể khiến hậu môn bị viêm nhiễm.
  • Nếu bị táo bón, không dùng sức để rặn mà nên dùng nước ấm để thụt tháo phân. Đồng thời có thể sử dụng thêm các loại trà trị táo bón để khắc phục tình trạng này.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, nhất là củ cải, khoai môn, khoai lang,...
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, cay nóng. Không nên dùng nhiều rượu bia, các chất kích thích.
  • Uống nhiều nước. Nếu có thể, nên bổ sung các loại nước ép rau củ, hoa quả,... Các thức uống này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Do đó, bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên tập luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Nếu làm các công việc đòi hỏi ngồi hoặc đứng nhiều, nên dành thời gian thư giãn, vận động.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo về nứt kẽ hậu môn bệnh học và cách điều trị. Tuy bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng chúng lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu về kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu HCPT II, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối