Đi ngoài ra máu nên uống gì? [Loại thuốc cầm máu, giảm đau]

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 988 lượt bình chọn

Đi ngoài ra máu nên uống gì? Uống loại thuốc nào cầm máu, giảm đau hiệu quả? Có thể nói, đi ngoài ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh trĩ. Bệnh trĩ nếu không điều trị sớm, nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng rất cao. 

Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở nam và nữ giới

Trước khi tìm hiểu đi ngoài ra máu nên uống gì, uống loại thuốc nào? Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân đi ngoài ra máu thường gặp ở nam và nữ giới. Nắm rõ từng nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

1. Bệnh trĩ

Ban đầu, máu chỉ thấm một ít ra giấy vệ sinh hoặc máu dính vào phân. Để lâu không điều trị, bệnh ngày càng trầm trọng. Máu có thể chảy thành tia hoặc thành dòng khi đại tiện.

2. Viêm loét đại trực tràng

Triệu chứng: Đại tiện ra máu lẫn một ít dịch nhầy trong phân, kèm theo cơn đau quặn ở bụng,...

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng

3. Polyp trực tràng và đại tràng

Polyp trực tràng và đại tràng đa số ở dạng lành tính, phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khối u này ác tính, phát triển thành ung thư.

Nguyên nhân: Do sự tăng sinh quá mức tổ chức khối u trong lòng đại tràng hoặc trực tràng.

Triệu chứng: Bệnh nhân không táo bón vẫn có thể đại tiện ra máu tươi.

>>Xem thêm: Đi ngoài ra máu sụt cân – Dễ mắc ung thư đại tràng!

4. Ung thư trực tràng

Nguyên nhân: Do tăng sinh quá mức các tế bào trong đường ruột. Chúng xâm lấn các tế bào bình thường và bộ phận khác trong cơ thể. 

Triệu chứng: Đại tiện ra máu, giảm cân nhanh, cơ thể mệt mỏi,...

5. Xuất huyết đường tiêu hóa

Triệu chứng đi kèm là ói ra máu. Là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản đến hậu môn. Hiện tượng này không phải bệnh lý, chỉ là triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm.

6. Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân: Rặn mạnh khi táo bón, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục đường hậu môn,... Hoặc do nhiễm trùng hậu môn, viêm xơ cơ thắt trong hậu môn, thiếu máu, chấn thương,...

Đi ngoài ra máu nên uống thuốc gì tốt nhất?

Đi ngoài ra máu nên uống gì tốt nhất? Uống loại thuốc gì cần dựa vào nguyên nhân gây ra. Người bệnh có thể căn cứ vào triệu chứng để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện xét nghiệm.

1. Cách chữa đi đại tiện ra máu bằng thuốc đông y

Đứng ở góc độ đông y, nguyên nhân đại tiện ra máu do khí huyết lưu thông đến hậu môn kém. Chính vì thế, hướng chữa trị của đông y là sử dụng các loại thảo dược. Có tác dụng giãn nở thành mạch, lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng chảy máu và đau khi đại tiện,...

Chữa đại tiện ra máu bằng thuốc đông y

Chữa đại tiện ra máu bằng thuốc đông y

Các loại thảo dược được sử dụng chính: Hoa cúc, bạch truật, khổ sâm, rau diếp cá, hoa hòe, hoàng kỳ, lá ngải cứu, rau sam,...

  • Bài thuốc 7 vị

Nếu có thời gian sắc thuốc uống, tốt nhất người bị đại tiện ra máu nên sử dụng bài thuốc 7 vị nổi tiếng trong đông y.

Nguyên liệu: Lá huyết dụ, cây nhọ nồi, lá trắc bá diệp, cây chó đẻ: 30g; lá hoặc vỏ của rễ cây dâu: 20g; rau diếp cá, búp tre: 10g

Cách thực hiện: Rang các nguyên liệu trên cho đến khi có mùi thơm. Đem hạ thổ trong 1 tiếng rồi sắc uống. Nên uống 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Ngải cứu và rau sam

Tác dụng: Cầm máu ngay tại chỗ. Vì tính ấm và vị đắng, nên có khả năng kháng viêm, nhuận tràng, cầm máu.

Cách thực hiện: 

Cách 1. Người bệnh có thể ăn ngải cứu với trứng hoặc uống nước cốt rau sam với mật ong hay đường.

Cách 2. Có thể giã nát 1 trong 2 lá này và đắp lên hậu môn đang chảy máu.

Kết luận: Có thể nói, bài thuốc đông y chữa đại tiện ra máu được khá nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và từng nguyên nhân gây bệnh. Giải pháp tốt nhất là người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp này. 

2. Cách chữa đi ngoài ra máu bằng thuốc tây y

Một giải pháp khắc phục chứng đại tiện ra máu tươi là sử dụng thuốc tây y. Hiện nay, có 3 loại thuốc tây điều trị hiện tượng này: thuốc dạng uống, dạng đặt và dạng bôi,...

Ưu điểm của bài thuốc tây: Tác dụng nhanh, thuận tiện cho người sử dụng, cầm máu tốt. Ngoài ra, thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích tăng sinh tế bào, nhanh chóng làm lành vết loét, làm bền vững thành mạch,...

>>Xem thêm: Đi ngoài ra máu khám ở khoa nào? [5 địa chỉ chất lượng]

Tùy thuộc từng nguyên nhân, bác sĩ chỉ định loại thuốc khác nhau:

  • Thuốc chữa bệnh trĩ

Nhóm thuốc kháng sinh thường dùng: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen

Nhóm thuốc dạng bôi thường dùng: 

Loại 1. Bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate. 

Loại 2. Chống viêm và giảm ngứa: Hydrocortisone 1%, Phenylmercuric nitrate, Boric acid

Nếu phải đặt thuốc trong hậu môn, bác sĩ có thể sử dụng viên đạn trĩ: Proctolog, thuốc Neo healar, Witch hazel hoặc thuốc đạn Avenoc.

  • Thuốc chữa bệnh viêm loét đại tràng

Đầu tiên, bác sĩ sử dụng thuốc chống viêm: Olsalazine, Balsalazide, Mesalamine, Sulfasalazine. Vài trường hợp được chỉ định dùng Corticosteroid. 

Thuốc chữa bệnh viêm loét đại tràng

Lưu ý: Đây là thuốc kháng sinh mạnh, có nhiều tác dụng phụ như huyết áp cao, loãng xương,...

  • Thuốc chữa polyp trực tràng và đại tràng

Các loại thuốc chữa bệnh này chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đã cắt polyp xong, trong vòng 2 tuần tránh dùng thuốc kháng sinh làm đông máu.

  • Thuốc chữa ung thư trực tràng

Trường hợp ung thư trực tràng thường được chỉ định cắt bỏ tế bào ung thư. Việc cắt bỏ bao nhiêu còn tùy thuộc mức độ “lây lan” của tế bào này thế nào.

Biện pháp hóa trị có thể được tiến hành trước khi phẫu thuật nhằm thu hẹp vùng ung thư. Sau phẫu thuật, người bệnh được chỉ định xạ trị để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn xót lại.

  • Thuốc chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để chữa khỏi, người bệnh cần dựa vào nguyên nhân gây ra. 

Mục đích dùng thuốc nhằm: cầm máu, khôi phục lượng máu tuần hoàn qua hậu môn và chống sốc.

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà bằng chế độ ăn uống hợp lý

Như vậy, đi ngoài ra máu nên uống gì? Uống loại thuốc nào đã có lời giải đáp rõ ràng. Ngoài việc uống thuốc, bệnh nhân cũng nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe, giảm triệu chứng bệnh. Những thực phẩm cầm máu tốt và giảm đau hiệu quả.

  • Rau củ quả, trái cây tươi

Các loại rau: diếp cá, mồng tơi, rau sam, rau cần, rau má,... Đối với củ, nên ưu tiên củ cải, cà rốt, đu đủ, khoai lang, thanh long, vừng đen,...

Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ. Tác dụng nhuận tràng, cải hiệu chứng táo bón hiệu quả.

  • Vitamin C

Tiêu biểu: Cam, chanh, bưởi, kiwi,...

Tác dụng: Chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng. Giúp vết rách ở niêm mạc hậu môn nhanh chóng lành, cải thiện tình trạng đại tiện ra máu,...

Vitamin C

  • Nguồn thực phẩm giàu rutin

Thực phẩm giàu rutin: Nụ hòe. Ngoài ra, có thể tìm thấy ở lúa mạch, tam giác mạch, rau diếp cá, rau má, cam hoặc bưởi,...

Tác dụng: tăng cường sức bền cho tĩnh mạch. Dành cho đối tượng bị tổn thương niêm mạch.

Khuyến cáo: Trên đây là những bài thuốc điều trị chứng đi ngoài ra máu. Nếu áp dụng những bài thuốc này mà dấu hiệu bệnh không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện sa búi trĩ. Người bệnh cần chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa tại một địa chỉ hậu môn – trực tràng uy tín.

Hiện nay, phương pháp điều trị đi ngoài ra máu nguyên nhân do trĩ, polyp, nứt kẽ,... hiệu quả và triệt để là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Ưu điểm của phương pháp này: Kỹ thuật xâm lấn HCPT II không quá nóng, không làm bỏng các tổ chức mô lành tính. Hạn chế máu chảy, giảm thiểu đau đớn so với phương pháp cổ điển. 

Ngoài ra, sau tiểu phẫu, hồi phục vết thương nhanh chóng. Không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Thuốc đông y có tác dụng tiêu viêm, giải độc gan, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, nhuận tràng,...

Những lưu ý khi đi đại tiện ra máu nhưng không đau

Bên cạnh mối quan tâm đến vấn đề đi ngoài ra máu nên uống gì? Nên uống loại thuốc nào cầm máu, giảm đau. Hoặc bổ sung những thực phẩm gì giúp nhuận tràng,... Người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây.

  • Vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý sau khi đại tiện, giữ cho hậu môn luôn sạch sẽ. Tránh viêm nhiễm phát triển xấu đi.
  • Hạn chế ăn thực phẩm khó đi ngoài như đồ cay nóng, chè đặc, cà phê, rượu bia
  • Nếu có thói quen dùng sữa tươi hoặc chế phẩm từ sữa như pho mát, bơ,... nên lưu ý đến lượng lactose. Vì chúng có thể gây khó tiêu, tình trạng chảy máu khi đại tiện nghiêm trọng hơn.
  • Nên ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Trong hoạt động tình dục, không nên quan hệ bằng đường hậu môn
  • Sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không ngưng thuốc giữa chừng.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra máu nên uống gì? Uống loại thuốc nào? Nếu việc uống thuốc không làm thuyên giảm các triệu chứng, cần liên hệ bác sĩ theo đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối