Mang thai ra máu nhưng không đau bụng 10 nguy cơ cần chú ý

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 575 lượt bình chọn

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng, dấu hiệu này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Dấu hiệu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể chỉ là thay đổi nội tiết nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này của mình bạn hãy tham khảo một số thông tin dưới đây. 

Dấu hiệu kèm theo mang thai ra máu nhưng không đau bụng

Thống kê cho thấy có khoảng 20 – 50% chị em phụ nữ khi mang thai những tháng đầu gặp phải dấu hiệu mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Tùy từng nguyên nhân mà mức độ ra máu sẽ nhiều hoặc ít khác nhau, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu mình đang gặp phải đồng thời thăm khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu kèm theo mang thai ra máu nhưng không đau bụng

Chị em cần phân biệt dấu hiệu máu báo thai này với những dấu hiệu bất thường chảy máu khi mang thai. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý màu sắc của máu như máu có màu đỏ hay màu nâu, máu có kèm theo dịch nhầy hay không, có mùi hôi ở vùng kín không. 

Ngoài ra, bạn có thể sẽ kèm theo một số những dấu hiệu toàn thân kèm theo khác như đau tức ngực, mệt mỏi, đau bụng lâm râm… bất cứ dấu hiệu nào cũng cần chú ý và thông báo với các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất. 

Nguyên nhân mang thai ra máu nhưng không đau bụng 

Trong mỗi giai đoạn thai kỳ, bất cứ vấn đề nào cũng khiến mẹ bầu lo lắng và có thể là dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, một trong số đó là mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Đây là dấu hiệu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, một số nguyên nhân mẹ bầu có thể gặp phải như:

1. Do thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân phổ biến khiến có bầu bị ra máu nhưng không đau bụng chính là do bị thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Khi mang thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ có sự thay đổi các hormone nội tiết. 

Tuy nhiên, có những phản ứng bất thường sẽ gây chảy máu âm đạo nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, sau khi cơ thể thích nghi được thì triệu chứng này sẽ biến mất.

Do thay đổi nội tiết tố

2. Do trứng làm tổ trong buồng tử cung

Ngay trong tháng đầu tiên khi mang thai chị em có thể xuất hiện những dấu hiệu có thai ra máu nhưng không đau bụng. Đa số trường hợp này là do trứng làm tổ trong buồng tử cung thành công. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ thành phôi thai và di chuyển tới tử cung và làm tổ tại đây. 

Nếu do nguyên nhân này mẹ bầu sẽ thấy chỉ ra 1 chút máu nâu, hơi đỏ có dịch nhầy, chúng sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày mà không cần biện pháp can thiệp nào. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng. 

3. Do quan hệ tình dục mạnh bạo

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có thể là do mẹ bầu quan hệ tình dục khi mang bầu quá mạnh bạo hoặc tư thế không an toàn. Nếu sau khi quan hệ tình dục bạn thấy chảy máu thì nên tạm dừng quan hệ, không sử dụng những động tác kích thích mạnh

Đặc biệt là ở những tháng đầu tiên sẽ dễ làm kích thích tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ bị sinh non. 

4. Do viêm nhiễm vùng kín

Viêm nhiễm vùng kín đều ít làm phụ nữ mang thai bị ra máu nhưng không đau bụng, nếu có đau bụng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Có rất nhiều nguy cơ viêm nhiễm vùng kín khác nhau, mức độ viêm nhiễm nặng hoặc nhẹ. Nguyên nhân là do mất cân bằng độ pH ở âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm tấn công. 

Viêm âm đạo có thể kèm theo dấu hiệu bất thường ở vùng kín như khí hư bất thường, vùng kín có mùi hôi… nếu do nguyên nhân này bạn cũng cần đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. 

Do viêm nhiễm vùng kín

5. Do tác động sau khi khám thai

Nếu chị em thấy có dấu hiệu mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng thì rất có thể là do ảnh hưởng của những lần khám phụ khoa có sử dụng những dụng cụ như mỏ vịt. Hoặc cũng có thể là ở những tháng cuối bác sĩ đưa tay vào âm đạo kiểm tra tử cung đã mở chưa. 

Sự xuất hiện máu ở âm đạo có thể là do tổn thương xuất hiện ở cơ quan sinh dục hoặc do tâm lý lo lắng khiến tử cung bị co thắt. Trường hợp này bạn không cần quá lo lắng, lượng máu thường xuất hiện ít và không gây đau đớn/ 

6. Do mang thai ngoài tử cung

Ngoài những nguyên nhân mang thai ra máu nhưng không đau bụng nêu trên thì cũng có trường hợp do chị em bị mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà di chuyển làm tổ ở nơi khác đe dọa tính mạng của mẹ bầu. 

Nếu do nguyên nhân này, bạn sẽ thấy có những dấu hiệu kèm theo như: ra máu ở âm đạo, đau nhói bụng, chuột rút, mang thai ra máu đau bụng dưới…

7. Do nhau bong non

Nhau bong non là sự phân tách sớm của nhau thai bán ở vị trí bình thường từ tử cung, thường gặp ở những chị em phụ nữ mang thai sau 20 tuần. Nếu do nguyên nhân này chị em sẽ thấy có dấu hiệu bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng, bị ngất do mất nhiều máu. Ngoài ra, còn có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, dễ bị sảy thai hoặc thai lưu…

8. Do nhau thai tiền đạo

Cũng giống như nhau bong non, nhau thai tiền đạo cũng là nguyên nhân gây mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Đây là dấu hiệu bất thường của nhau thai, thường gặp ở tam nguyệt cá thứ 2 hoặc tam nguyệt cá thứ 3. Tình trạng này sẽ gây cản trở đường ra khi sinh em bé và nếu gặp tình trạng này sẽ được chỉ định sinh mổ.

Do nhau thai tiền đạo

Các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải như: chảy máu âm đạo với lượng lớn, máu có màu đỏ tươi, ra máu cục, xuất hiện những cơn co thắt và chuột rút.

9. Do sảy thai hoặc sinh non

Đây là tình trạng đáng tiếc nhất khi chị em thấy có dấu hiệu có thai ra máu đỏ không đau bụng nhất là ở những chị em mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân có thể là do quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng bị lỗi, thai nhi không thể phát triển bình thường và đào thải ra bên ngoài.

Bạn có thể thấy có những dấu hiệu kèm theo như đau bụng dưới hoặc không, đau lưng dưới, chuột rút, có các cơn co thắt. 

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng cần làm gì?

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng do nhiều nguyên nhân, do đó nếu bạn thấy có dấu hiệu này tuyệt đối không nên chủ quan đồng thời có kế hoạch thăm khám các bác sĩ chuyên khoa của bác sĩ chuyên sản phụ khoa. 

Nếu bạn thấy có những dấu hiệu kèm theo như: đau bụng dưới, choáng hoặc ngất, chảy máu âm đạo có các dải máu đông, chảy máu nhiều, sốt cao trên 38 độ C, ra máu đen, cục hoặc nâu sẫm…

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng cần làm gì?

Khi thấy có những dấu hiệu ra máu bất thường chị em cần chú ý: 

  • Theo dõi lượng máu xuất hiện cũng như dấu hiệu bất thường ở vùng kín, 
  • Không nên vận động mạnh đặc biệt là không nên leo cầu thang
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối ấm
  • Khi đi ngủ bạn cố gắng gác chân cao hơn mông
  • Uống nước ấm và món ăn lỏng, dễ tiêu
  • Thả lỏng cơ thể và không nên căng thẳng, áp lực
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng là dấu hiệu bất thường nếu lượng máu ít hoặc không gây đau quá nhiều thì mẹ bầu không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lượng máu nhiều kèm theo đau bụng cần được theo dõi chặt chẽ và tiến hành thăm khám các bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối