Cách chữa đi đại tiện ra máu hiệu quả theo nguyên nhân
Bài viết có ích: 422 lượt bình chọn
Cách chữa đi đại tiện ra máu theo từng nguyên nhân là như thế nào? Hiện tượng đại tiện ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy thuộc từng nguyên nhân có cách điều trị đi ngoài ra máu thích hợp.
Tìm hiểu nguyên nhân đi đại tiện ra máu
Trước khi tìm hiểu cách chữa đi đại tiện ra máu hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đại tiện ra máu là một hiện tượng phổ biến. Máu có thể lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh. Máu có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể:
1. Đi cầu ra máu do táo bón
Nguyên nhân thường gặp:
- Uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ
- Thói quen nhịn đại tiện khiến cơ co thắt hậu môn - trực tràng rối loạn.
- Lười vận động, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý
2. Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân thường gặp:
- Chấn thương ở vùng hậu môn hoặc ống hậu môn bị căng giãn khi đi đại tiện.
- Do táo bón hoặc do tác dụng phụ của thuốc
- Do nhiễm khuẩn, có khối u vùng hậu môn.
3. Bệnh kiết lỵ
Triệu chứng:
- Sốt nhẹ hoặc đau quặn bụng, mót rặn
- Đau vùng manh tràng, dọc theo khung đại tràng
- Phân nhầy máu, ban đầu phân lỏng sau toàn máu và dịch nhầy
- Ngày đi đại tiện từ 5 – 10 lần, số lượng phân không nhiều
4. Viêm đại tràng
Triệu chứng:
- Rối loạn chức năng đại tiện, thường xuyên mỏi đại tiện, phân lúc lỏng lúc rắn
- Đau bụng kèm đầy bụng, cơn đau thường xuất phát từ vùng bụng dưới, đau quặn lên từng cơn.
- Phân lẫn chất nhầy, mùi khó chịu, khi bệnh nặng phân sẽ lần cả máu
- Sụt cân, người xanh xao mệt mỏi, có thể kèm theo đau đầu, buồn nôn, sốt, khó ngủ.
Nguyên nhân đi đại tiện ra máu
5. Polyp đại trực tràng
Triệu chứng:
- Đau quặn bụng, rối loạn đại tiện, lúc táo bón lúc tiêu chảy.
- Chảy máu hậu môn: Thường nhận biết qua các biểu hiện như đi ngoài ra máu, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc đáy quần lót
- Phân lẫn máu hoặc có màu đen bất thường.
6. Ung thư đại trực tràng
Triệu chứng thường gặp:
- Đi đại tiện khuôn phân nhỏ, dẹt hơn
- Bụng đau dai dẳng, đi ngoài lẫn máu trong phân, máu chảy dính ra giấy vệ sinh hoặc lẫn phân.
- Máu tươi hoặc phân có màu đỏ sẫm kèm theo dịch nhầy.
- Sờ nắn vào bụng, nhất là vùng hạ sườn phải, khu vực khung đại tràng thấy có khối u
- Bụng chướng, đầy hơi khó chịu, sụt cân, ăn uống không tiêu cơ thể thiếu chất
7. Xuất huyết dạ dày
Triệu chứng:
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, máu lẫn phân, phân có màu đen như bã cà phê
- Nếu xuất huyết nhẹ, máu thường ít, người bệnh thấy hơi mệt mỏi, thay đổi về mạch và huyết áp
- Nếu tình trạng nặng, có thể xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, mạch đập nhanh.
8. Nhồi máu ruột non
Triệu chứng:
- Đau bụng dữ dội, ăn uống không tiêu, nôn mửa xảy ra đột ngột
- Tiêu chảy, bụng trướng căng, đại tiện ra máu có thể sốt cao liên tục
- Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phúc mạc, viêm ruột, viêm dạ dày,...
9. Bệnh trĩ
Triệu chứng:
- Chảy máu là triệu chứng phổ biến nhất, máu có thể chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia
- Đau rát, ngứa ngáy hậu môn, có cục thịt lồi ra bên ngoài. Càng về sau khối lồi to lên dần, không tụt vào sau khi đi cầu mà phải dùng tay nhét vào
- Đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn, tiết dịch gây viêm da hậu môn. Hậu môn luôn có cảm giác ướt và ngứa hậu môn.
Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Ngoài việc quan tâm cách chữa đi đại tiện ra máu, người bệnh còn quan tâm đi ngoài ra máu có nguy hiểm không. Thực tế, đi ngoài ra máu dù liên quan đến bệnh lý hay không cũng là hiện tượng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm:
- Kiết lỵ: Nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp, có thể gây viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, sa hậu môn,...
- Viêm đại tràng: Ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, ăn uống của bệnh nhân. Có thể gây giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết thậm chí ung thư đại tràng
- Ung thư đại trực tràng: Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, di căn đến cơ quan khác, khả năng sống không quá 50%.
- Nhồi máu ruột non: Gây sốc nặng, suy giảm chức năng tim, gan, phổi, thận, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong.
>>Tin liên quan:
- Đại tiện ra máu tươi – Triệu chứng bệnh nguy hiểm không thể coi thường
- Đi đại tiện đau rát ra máu có phải bệnh trĩ không?
- Đi đại tiện ra máu nhưng không đau: Bệnh lý và cách chữa
Cách điều trị đại tiện ra máu theo nguyên nhân
Tùy thuộc vào nguyên nhân, cách chữa đi đại tiện ra máu cũng khác nhau. Có nguyên nhân áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Có nguyên nhân áp dụng ngoại khoa mới mong bệnh khỏi triệt để. Theo dõi nội dung dưới đây để biết hướng chữa trị phù hợp cho mình.
1. Cách điều trị đi ngoài ra máu do táo bón
Nguyên nhân: Táo bón xuất phát từ việc xây dựng chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ, thường xuyên nhịn đại tiện. Cải thiện bằng cách:
- Ăn chè đậu đen mật ong: Lấy 50g đậu đen hầm, thêm chút mật ong cho dễ ăn, sử dụng 2 lần/ngày, ăn liên tục trong 1 tuần để cải thiện triệu chứng.
- Uống nước muối ấm: Pha muối với nước ấm theo tỷ lệ ¼ thìa cà phê muối với ½ ly nước. Uống buổi sáng trước khi ăn giúp cải thiện chứng táo bón.
- Bắp cải: Lấy bắp cải trắng, ép lấy nước uống 2 lần/ngày, mỗi ngày nửa cốc.
2. Cách chữa trị đi cầu ra máu do kiết lỵ
Nguyên nhân kiết lỵ: Do ăn uống thất thường, thời tiết nắng nóng kết hợp khí ẩm làm tỳ vị tổn thương, kích thích mạch máu dạ dày, đường ruột,... Cải thiện bằng cách:
- Nước chè xanh pha giấm chua: Lấy 100g chè xanh tươi, sắc với 300ml nước. Uống 3 lần/ngày khi nóng, mỗi lần uống 100ml chè xanh với 100ml giấm chua
- Nước quả mướp: Lấy 1 quả mướp ép lấy nước, trộn với đường đỏ, đường trắng để uống
- Lá mơ lông: 1 nắm lá mơ, rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo nóng có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Ăn 2 - 3 lần/ngày, liên tục 3 - 4 ngày.
Điều trị đi đại tiện ra máu hiệu quả nhất bằng cách nào
3. Cách chữa đi đại tiện ra máu do trĩ
Có nhiều cách chữa đi cầu ra máu do bệnh trĩ gây ra. Người bệnh có thể áp dụng cách ngâm nước ấm, ăn rau diếp cá,... để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngâm nước ấm
- Cách 1: Lấy 50g muối ăn pha với 5 lít nước ấm trong chậu. Ngồi vào chậu và ngâm hậu môn trong 15 phút giúp sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện khó chịu.
- Cách 2: Rửa sạch hậu môn rồi ngâm trong bồn tắm chứa nước ấm 15 – 20 phút giúp cơ thể thư giãn, giảm đau đớn.
Rau diếp cá
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm diếp cá, lá dâu tằm, lá trầu không rửa sạch
- Đun với 2 lít nước, sau khi sôi để lửa nhỏ liu riu trong 15 phút
- Gạn lấy nước cho vào một cái chậu sạch rồi ngồi lên xông
- Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối
4. Cách điều trị đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu mới xuất hiện. Người bệnh không thể xác định được nguyên nhân và triệu chứng đi kèm, hãy áp dụng các cách điều trị tại nhà sau:
- Ngải cứu
Tác dụng: Kháng viêm, giảm đau, nhuận tràng, là vị thuốc đa dụng điều trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Cách thực hiện: Lấy một nắm ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, đắp lên hậu môn. Dùng băng gạc cố định trong 30 phút rồi rửa sạch.
- Rau sam tươi
Tác dụng: Tiêu viêm, kích thích lưu thông máu, giải độc gan, nhuận tràng, lợi tiểu,... Sử dụng điều trị chứng đại tiện ra máu, kiết lỵ,...
Cách thực hiện: Lấy rau sam rửa sạch, giã nát chắt lấy nước, thêm chút mật ong vừa đủ, uống lúc đói.
- Rau diếp cá
Tác dụng: Tiêu viêm, sát trùng, kích thích tiêu hóa
Cách thực hiện: Lấy 100g diếp cá rửa sạch, ngâm qua nước muối, xay nhuyễn với 1 ly nước. Uống phần nước 2 lần/ngày, bỏ phần bã
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết cách chữa đi đại tiện ra máu theo từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc cần được tư vấn hoặc giải đáp, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để biết thêm chi tiết.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời