Đi đại tiện đau rát ra máu có phải bệnh trĩ không?
Bài viết có ích: 701 lượt bình chọn
Đi đại tiện đau rát ra máu có phải bệnh trĩ không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Triệu chứng này có thể xuất phát do một số nguyên nhân thường gặp như táo bón, tiêu chảy kéo dài,... Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng,...
Đau hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ?
Đi đại tiện đau rát ra máu là tình trạng phân ma sát và kích thích lên niêm mạc, dẫn đến dấu hiệu đau rát và khó chịu. Một trong những tác nhân dẫn đến hiện tượng này là bệnh trĩ, hay còn gọi là lòi dom.
Bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch bên trong hậu môn - trực tràng chịu áp lực nặng. Dẫn đến tình trạng phình giãn và tạo thành cấu trúc hình búi. Búi trĩ sưng to, có thể ma sát với phân trong quá trình đại tiện, gây đau rát.
Khi bị táo bón, việc rặn quá mạnh lúc đại tiện có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch, gây xuất huyết búi trĩ. Người bệnh sẽ nhận máu tươi kèm dịch nhầy lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh.
Đau rát hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ
Các nguyên nhân khác gây đau rát hậu môn khi đại tiện
Triệu chứng đi đại tiện đau rát ra máu có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài tác nhân chính là bệnh trĩ. Việc nắm rõ từng nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị và khắc phục kịp thời, đúng phương pháp luôn là ưu tiên hàng đầu.
1. Đại tiện ra máu do táo bón
Táo bón là hiện tượng phân cứng và rắn hơn mức bình thường. Khiến người bị táo bón khó khăn, đau rát, ám ảnh mỗi lần đi đại tiện.
Đối tượng thường gặp: Người có chế độ ăn thiếu chất xơ, ít uống nước, hay nhịn đi tiểu, sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn, lạm dụng rượu bia, người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng,...
Ngoài táo bón, một số triệu chứng đi kèm khác: Đại tiện ít nhất 3 lần/tuần, máu có lẫn phân, phân màu đen, vón cục, bụng đầy chướng,...
2. Đi cầu ra máu đau rát do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hệ quả của tình trạng táo bón kéo dài. Hiện tượng nứt kẽ xảy ra khi niêm mạc hậu môn bị khô căng, xuất hiện các vết rách.
Khi đi đại tiện, cơ vòng hậu môn phải giãn rộng, giúp đào thải phân ra ngoài. Tuy nhiên, hoạt động này có thể kéo giãn vết nứt, gây đau rát và chảy máu.
3. Đi đại tiện đau rát ra máu do áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở khu vực hậu môn. Khiến ổ mủ xuất hiện bên trong niêm mạc hoặc vùng da xung quanh hậu môn.
Áp xe khiến hậu môn sưng nóng, đau rát. Mức độ đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động mạnh hoặc khi đi đại tiện.
Nguyên nhân áp xe: Do hệ quả của nứt kẽ hậu môn không được điều trị, do quan hệ bằng đường hậu môn, do suy giảm hệ miễn dịch, do vệ sinh kém,...
Các nguyên nhân gây đại tiện ra máu đau rát hậu môn
4. Đi ngoài ra máu do rò hậu môn
Rò hậu môn còn có tên gọi là bệnh mạch lươn. Bệnh này xuất hiện do biến chứng áp xe hậu môn bị vỡ. Làm xuất hiện cấu trúc đường rò bên trong niêm mạc.
Triệu chứng điển hình: Rò hậu môn gây đau rát, sưng nóng, thậm chí chảy mủ ở xung quanh lỗ rò.
5. Đại tiện ra máu đau rát do tiêu chảy kéo dài
Tình trạng tiêu chảy kéo dài chính là một trong những tác nhân gây đau rát hậu môn khi đi đại tiện. Ở người bị tiêu chảy, tần suất đi vệ sinh có thể tăng lên bất thường (khoảng 5 - 10 lần/ngày).
Triệu chứng: Số lần đào thải phân quá dày, kích thích niêm mạc hậu môn, gây đau rát, khó chịu,...
Nguyên nhân: Thường gặp ở người ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm bẩn, lạm dụng hải sản quá nhiều,...
>>Tin liên quan:
- Đi ngoài ra máu nên ăn gì kiêng gì để cầm máu, giảm đau?
- Đi đại tiện ra máu nhưng không đau: Bệnh lý và cách chữa
- Đi đại tiện ra máu đông: 80% bệnh lý nguy hiểm
Khắc phục đau rát hậu môn khi đại tiện như thế nào?
Đi đại tiện đau rát ra máu khiến người bệnh sợ hãi, khó chịu mỗi lần đại tiện. Ngoài ra, dấu hiệu này kéo dài còn tăng nguy cơ viêm nhiễm, dễ mắc bệnh lý mãn tính. Vì thế, thực hiện các giải pháp kịp thời để cải thiện đau rát hậu môn lúc đại tiện là việc quan trọng và cần thiết.
1. Thay đổi thói quen ăn uống
Hầu hết các bệnh lý liên quan đến đại tiện ra máu đều khởi phát do thói quen ăn uống không hợp lý, không khoa học. Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng này, người bệnh nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ.
- Nên ăn thực phẩm đã được nấu chín và đun sôi. Hạn chế ăn thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Uống nhiều nước, bổ sung trái cây và rau vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hạn chế táo bón.
- Sử dụng sữa chua uống nhằm bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng rối loạn đại tiện.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng và thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, sữa, các loại đậu,...
- Ăn đúng giờ và đủ bữa để ổn định hoạt động tiêu hóa và bài tiết.
- Kiêng cử rượu bia, caffeine, nước ngọt có gas và trà đặc. Các thức uống này có thể khiến cơ thể dễ mất nước và khiến phân cứng, khô hơn bình thường.
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, hiện tượng đi đại tiện đau rát ra máu còn bị chi phối bởi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa tình trạng táo bón, đau rát hậu môn.
- Nên đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Hiện tượng nhịn đại tiện có thể kéo dài thời gian phân ở bên trong đường ruột, dần dần khiến phân chuyển sang trạng thái khô cứng và tăng nguy cơ táo bón.
- Tập đi đại tiện theo giờ (sáng hoặc tối trước khi ngủ). Thói quen này giúp ổn định hoạt động bài tiết của đường ruột và giảm thiểu tình trạng rối loạn đại tiện.
- Hạn chế ngồi, đứng quá nhiều hoặc mang vác nặng. Các hoạt động này có thể tăng áp lực lên hậu môn và dễ gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,...
- Ngâm rửa hậu môn hằng ngày để làm mềm niêm mạc, giảm ngứa ngáy và hạn chế tình trạng khô rát.
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái nhằm hạn chế ma sát với vết nứt ở hậu môn.
- Tránh quan hệ tình dục bằng đường hậu môn khi cơ quan này đang bị tổn thương.
- Hạn chế stress và căng thẳng thần kinh.
- Kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và ngủ nghỉ đúng giờ.
Cách khắc phục đau rát hậu môn đi đại tiện ra máu
3. Áp dụng một số mẹo ngay tại nhà
Để giảm nhanh hiện tượng đi đại tiện đau rát ra máu, ngoài thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt,... người bệnh có thể áp dụng một số mẹo ngay tại nhà như sau:
- Chườm lạnh: Nếu hậu môn đau rát kèm theo hiện tượng sưng nóng, bạn có thể chườm lạnh lên khu vực này để cải thiện. Nhiệt độ từ đá lạnh có thể làm co mạch, hạn chế tuần hoàn máu và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm.
- Thoa dầu dừa: Trong trường hợp hậu môn bị đau rát do nứt nẻ, bạn có thể thoa dầu dừa 2 lần/ ngày để làm ẩm vùng da này. Hơn nữa, các acid béo trong dầu dừa còn hỗ trợ phục hồi vết nứt và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Đắp lá diếp cá: Thành phần Quercetin trong lá diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch và giảm sung huyết. Giã và đắp diếp cá lên hậu môn có tác dụng giảm đau nhức, sưng nóng và ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra.
- Ngâm nước muối ấm: Nếu vùng hậu môn bị đau rát do tiêu chảy và táo bón, bạn có thể ngâm với nước muối ấm để làm dịu vùng da bị kích thích.
Qua nội dung trong bài, tình trạng đi đại tiện đau rát ra máu là triệu chứng khá phổ biến cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu tình trạng này không thuyên giảm khi áp dụng phương pháp điều trị tại nhà. Người bệnh cần tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để biết thêm thông tin.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời