Cấu tạo âm đạo: Chức năng và các bệnh lý thường gặp
Bài viết có ích: 841 lượt bình chọn
Cấu tạo âm đạo đến nay vẫn còn là một chủ đề khó nói đối với chị em, tuy nhiên việc tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của âm đạo sẽ giúp chị em trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe phụ khoa. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ các chuyên gia của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu cấu tạo âm đạo bao gồm những gì?
Trước hết, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về cấu tạo âm đạo. Âm đạo là phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ. Nó có hình dáng như một đường kênh hẹp, được tạo nên bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao bọc bởi lớp màng trinh. Nhiều người tưởng rằng âm đạo bao gồm môi âm hộ và âm vật, tuy nhiên các bộ phận này chỉ là một phần của cơ quan sinh dục nữ, cũng như âm đạo. Âm đạo được tạo thành như sau:
- Thành âm đạo
Thành âm đạo là lớp ngoài cùng của âm đạo, khá trơn, có dạng lưới, bao gồm các niêm mạc và mô cùng các dây thần kinh dẫn truyền. Bề mặt của thành âm đạo có nhiều nếp gấp giúp làm co giãn âm đạo khi giao hợp và sinh con.
Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, các mô trong thành âm đạo sẽ có thay đổi. Vào thời điểm trứng rụng, các lớp tế bào ngoài với vai trò chứa glycogen sẽ bong ra, khi đó, glycogen sẽ bị vi khuẩn làm phân hủy để giúp cơ thể duy trì độ pH ở mức bình thường, nhờ đó bảo vệ âm đạo khỏi bị vi khuẩn, nấm tấn công.
- Lớp giữa âm đạo
Đây là lớp cơ tròn nội mô yếu và được bọc bên ngoài bằng một lớp cơ bền chắc hơn, bộ phận này có công dụng thúc đẩy co bóp khi chị em quan hệ tình dục hay sinh con.
- Lớp trong cùng
Lớp trong cùng của âm đạo chính là một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô có chứa mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Với cấu tạo nhiều lớp cơ, âm đạo có khả năng co giãn tốt, không có kích thước cố định. Âm đạo ở trạng thái bình thường có chiều dài khoảng 7-8cm, tuy nhiên khi được kích thích, chiều dài âm đạo có thể lên đến 11cm. Đặc biệt, khi sinh con, kích thước âm đạo có thể tăng lên nhiều lần.
Theo nghiên cứu, âm đạo của mỗi người có cấu tạo khác nhau về hình dạng và kích thước, nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, tuổi tác hay tác động của môi trường sống.
Vị trí và chức năng của âm đạo nữ giới
Qua cấu tạo âm đạo ta thấy âm đạo có vị trí nằm trong thành của môi bé, bên dưới niệu đạo và phía trên ống hậu môn. Âm đạo là cơ quan mang nhiều chức năng quan trọng đối với hoạt động sinh lý của phái nữ, cụ thể:
- Đây là nơi máu và niêm mạc trứng thoát ra theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
- Trong quá trình quan hệ tình dục, âm đạo là bộ phận nhận kích thích khiến thành niêm mạc tiết các chất dịch nhờn tự nhiên dùng để bôi trơn, giúp dương vật dễ dàng thâm nhập và tránh làm tổn thương âm đạo.
- Đối với quá trình thai sản, bởi âm đạo có tính đàn hồi cao nên hỗ trợ rất nhiều khi phụ nữ mang thai và sinh đẻ.
- Thông qua âm đạo, bác sĩ có thể phần nào đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em, hơn hết là phục vụ cho việc phòng ngừa và khám chữa bệnh phụ khoa.
Các bệnh lý xảy ra ở âm đạo thường gặp
Với những thông tin về cấu tạo âm đạo, chúng ta có thể nhận thấy, nếu không được giữ gìn sạch sẽ, bộ phận này rất dễ bị các vi sinh vật có hại tấn công, dẫn đến nhiều chứng bệnh, cụ thể:
- Viêm âm đạo: Tình trạng này xảy ra khi môi trường vi sinh vật trong âm đạo bị mất cân bằng, gây ra các biểu hiện như dịch âm đạo tiết bất thường, mùi hôi, ngứa, đau âm đạo.
- Bệnh xã hội: Các bệnh lây qua đường tình dục như: Chlamydia, lậu, sùi mào gà,... cũng tác động xấu đến sức khỏe âm đạo và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biểu hiện ở âm đạo: Dịch tiết âm đạo có màu và lượng bất thường, ngứa ngáy, có thể nổi mụn ở cơ quan sinh dục.
- Khô âm đạo: Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh, các cơ trong âm đạo kém co thắt khiến phụ nữ gặp đau đớn khi quan hệ.
- Ung thư âm đạo: Bệnh lý này khá hiếm gặp, có biểu hiện chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Để bảo vệ sức khỏe âm đạo, chị em nên lưu ý những điều sau:
- Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần tại các cơ sở y tế uy tín để có thể kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Luôn quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su hoặc duy trì mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.
- Chị em cần tiêm vacxin chống vi rút HPV để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa khác. Ngoài ra, nữ giới cũng nên tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B và C bởi các bệnh lý này cũng có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
- Chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, tắm rửa và thay đồ lót thường xuyên để giữ cho “cô bé” luôn khô thoáng. Lưu ý, chỉ nên dùng nước ấm để rửa nhẹ nhàng vùng kín, không thụt rửa sâu và tránh sử dụng các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Phụ nữ đặc biệt lưu ý, cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng cho âm đạo, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để chữa các bệnh lý liên quan đến âm đạo.
- Chị em cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá… vì chúng có thể làm suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sức khỏe và tinh thần của phụ nữ.
Khắc phục các vấn đề ở âm đạo ở Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Cấu tạo âm đạo sẽ có thay đổi lớn sau sinh hoặc sau một thời gian dài “sử dụng”, khiến phụ nữ kém tự tin, mất dần ham muốn tình dục. Để giúp nữ giới lấy lại tự tin cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (Số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện đang áp dụng thành công các phương pháp tiên tiến nhằm giải quyết các vấn đề về bệnh phụ khoa hoặc thẩm mỹ âm đạo, cụ thể:
- Đối với nhu cầu thẩm mỹ phục hồi vùng kín: Áp dụng công nghệ thẩm mỹ Hàn Quốc giúp làm se khít, hồng hào âm đạo, làm tăng độ đàn hồi, khôi phục chức năng của thành âm đạo, giúp nâng cao khoái cảm tình dục. Thủ thuật sẽ được tiến hành nhanh chóng, không để lại tổn thương cho mô lành, chị em có thể quan hệ tình dục trở lại sau khoảng 2 tuần.
- Đối với điều trị các bệnh lý phụ khoa: Các bác sĩ sẽ áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học. Đây là phương pháp sử dụng sóng ánh sáng để tác động trực tiếp vào các tổ chức viêm nhiễm bên trong âm đạo mà không làm tổn thương mô lành, giúp làm giảm tụ máu và sưng phù, đẩy mạnh tuần hoàn máu và thời gian hồi phục được rút ngắn.
Cuối cùng, hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp chị em hiểu rõ hơn về cấu tạo âm đạo cũng như các chức năng quan trọng của bộ phận này. Nếu chị em còn câu hỏi nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để nhận tư vấn ngay.
- Ra dịch vàng ở vùng kín cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm
- Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Đau rát vùng kín sau khi quan hệ có nguy hiểm không?
- Lý giải chi tiết về tình trạng chảy máu vùng kín sau quan hệ
- Rửa vùng kín bằng lá tía tô có tác dụng gì? Cách thực hiện hiệu quả
- Bôi dầu dừa vào vùng kín có tác dụng gì? Có ảnh hưởng gì không?