7 nguyên nhân bị đi cầu đau hậu môn & cách chữa tại nhà

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 844 lượt bình chọn

Đi cầu đau hậu môn là triệu chứng mà bất cứ ai cũng đều gặp phải một lần trong đời. Triệu chứng này rất khó chịu, thời gian đau hậu môn có thể kéo dài cả ngày. Không những thế nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh và là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ở hậu môn. Làm thế nào để giảm đau hậu môn khi đi ngoài hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Đi cầu đau hậu môn là do nguyên nhân nào?

Đi cầu đau hậu môn có thể xuất hiện trong khi bạn đi cầu hoặc kéo dài cho tới khi bạn đi cầu xong. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bạn cần theo dõi các triệu chứng kèm theo để xác định nguyên nhân cũng như đưa ra cách khắc phục phù hợp. 

1. Đau hậu môn và chảy máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở hậu môn khi các tĩnh mạch ở khu vực này giãn nở và gây nên các búi trĩ. Các búi trĩ xuất hiện sẽ làm cản trở mỗi lần đi đại tiện, việc đào thải phân ra bên ngoài gặp nhiều khó khăn khiến vùng hậu môn bị đau rát khó chịu. 

 Đau hậu môn và chảy máu do bệnh trĩ

 Đau hậu môn và chảy máu do bệnh trĩ

Ngoài triệu chứng đau hậu môn sau khi đi đại tiện bạn còn thấy có những dấu hiệu kèm theo như: Tiểu ra máu, máu nhỏ giọt hoặc lẫn vào trong phân, có máu thành tia hoặc lẫn vào trong phân, chảy dịch ở hậu môn... Bệnh trĩ nếu không được khám và điều trị có thể khiến người bệnh bị mất máu, thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn...

2. Bị đau hậu môn sau khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn

Đi cầu đau hậu môn cũng là dấu hiệu của tình trạng nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn bị rạn nứt với các vết rách nhỏ xuất hiện ở rìa hậu môn hoặc ống hậu môn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như bị táo bón lâu ngày, nhịn đi đại tiện quá lâu...

Bị đau hậu môn sau khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn

Bị đau hậu môn sau khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn sẽ khiến người bệnh đi cầu bị đau hậu môn, có cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện, có máu tươi và ngứa ngáy ở hậu môn. Nứt kẽ hậu môn gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt nếu để lâu vi khuẩn tấn công vào các vết nứt kẽ gây viêm nhiễm thậm chí áp xe hậu môn, rò hậu môn. 

3. Đau hậu môn khi đi đại tiện do áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng có dấu hiệu mưng mủ ở phía dưới đường lược làm hình các mô bị sưng quanh vùng hậu môn. Khi các mô này bị vỡ ra sẽ khiến người bệnh đi cầu đau hậu môn kèm theo dấu hiệu chảy dịch, lở loét, sưng tấy hậu môn và khó chịu cho người bệnh. 

Đau hậu môn khi đi đại tiện do áp xe hậu môn

Đau hậu môn khi đi đại tiện do áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn nếu không sớm được điều trị có thể gây nhiễm trùng hậu môn, khó đi đại tiện, viêm nang lông hậu môn, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, rò hậu môn...

4. Đi ngoài xong bị đau hậu môn do bệnh xã hội

Nhiều người cho rằng các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà chỉ xuất hiện ở vùng kín. Tuy nhiên, các căn bệnh này có thể xuất hiện ở hậu môn và ở miệng nếu quan hệ bằng con đường này. Ngoài dấu hiệu đi cầu bị đau hậu môn người bệnh còn thấy có các dấu hiệu khác kèm theo như hậu môn mọc nốt sần sùi, có mủ mùi hôi...

5. Đau hậu môn do có khối u ở hậu môn

Mặc dù nguyên nhân này thường không phổ biến nhưng lại có thể dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. 

Ung thư hậu môn trực tràng sẽ gây nên các cơn đau âm ỉ và kéo dài. Càng để lâu mức độ đau sẽ càng tăng lên nhiều hơn. 

6. Đi cầu đau hậu môn do bị rò hậu môn

Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn là tình trạng nhiễm trùng ở đường hầm nối giữa trực tràng, ống hậu môn với các vùng da xung quanh hậu môn. Lúc này người bệnh sẽ bị tắc nghẽn những đường hầm này và hình thành nên các đường rò hậu môn.

Đi cầu đau hậu môn do bị rò hậu môn

Đi cầu đau hậu môn do bị rò hậu môn

Rò hậu môn gây nên triệu chứng đau hậu môn kể cả lúc đi cầu hoặc không đi cầu, các lỗ rò gây chảy máu, chảy dịch có mùi hôi khó chịu, lở loét, viêm nhiễm cạnh hậu môn...

7. Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do co thắt cơ vùng sàn chậu

Co thắt cơ vùng sàn chậu là tình trạng khối cơ và dây chằng vùng sàn chậu có dấu hiệu bị lão hóa, không giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do tuổi tác, phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải như đi xuất hiện những cơn đau xé ở vùng hậu môn, vùng kín và những cơn đau này xuất hiện nhanh và chóng khỏi.

Có thể thấy đi cầu bị đau hậu môn do nhiều nguyên nhân gây nên, để biết chính xác nguyên nhân do đâu bạn cần đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được hỗ trợ.

Khi nào đi cầu đau hậu môn nguy hiểm cần đi khám

Đi cầu đau hậu môn có thể chỉ là vết nứt kẽ hậu môn thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh ở hậu môn nguy hiểm như xuất hiện các khối u ở hậu môn. Bạn cần xác định thời điểm đau hậu môn và các triệu chứng kèm theo:

  • Thời điểm đau hậu môn: Đau hậu môn khi đi đại tiện có thể do nứt hoặc rách niêm mạc hậu môn. Đau hậu môn khi lau chùi có thể do bệnh lý ở xung quanh vùng da hậu môn hoặc nhiễm nấm. Nếu bạn thấy các cơn đau xuất hiện liên tục có thể là do nhiễm trùng, rò hậu môn, các búi trĩ xuất hiện hoặc khối u vùng trực tràng.
  • Các triệu chứng kèm theo: Nếu bạn thấy có những triệu chứng kèm theo như: chảy máu hậu môn thành tia hoặc thành cục, chảy dịch có màu vàng, vùng hậu môn có mùi hôi khó chịu, ngứa hậu môn hoặc nóng rát hậu môn... thì nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Cách giảm đau khi đi cầu đau hậu môn hiệu quả

Khi thấy có dấu hiệu đi cầu đau hậu môn bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên hậu môn – trực tràng. Việc chẩn đoán bệnh sớm là hết sức quan trọng đặc biệt là những trường hợp gặp dấu hiệu này do những khối u huyết khối hoặc rò hậu môn.

Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc bôi hậu môn nhưng bạn cũng có thể sẽ phải tiến hành can thiệp để điều trị ngoại khoa. Nếu bạn bị mắc bệnh trĩ với búi trĩ lớn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn mãn tính, các khối u ở hậu môn sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Cách giảm đau hậu môn khi đi ngoài tại nhà

Những phương pháp điều trị này sẽ do các bác sĩ chuyên khoa quyết định, bạn nên tuân thủ theo sự chỉ định này để việc điều trị được hiệu quả. Nếu trong trường hợp bạn bị đau hậu môn quá mức có thể áp dụng các cách giảm đau hậu môn tại nhà hiệu quả.

Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muố

Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muố

  • Dùng đá lạnh chườm hậu môn: Đá lạnh có tác dụng làm dịu những cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 viên đá lạnh và 1 miếng gạc quấn vào đá dùng để chườm hậu môn. Mỗi lần bạn có thể chườm hậu môn khoảng 10 phút, ngày thực hiện 3 lần sẽ thấy búi trĩ bớt sưng đau hơn rất nhiều.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối: Cách này không chỉ giúp giảm các triệu chứng đi cầu đau hậu môn mà còn giúp sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, khi pha nước muối bạn không nên phá quá nhiều mà chỉ nên pha với tỉ lệ vừa phải và ngâm hậu môn mỗi ngày khoảng 15 phút.
  • Thoa dầu dừa: Để giảm đau rát hậu môn bạn cũng có thể dùng dầu dừa để thoa trực tiếp. Phương pháp này rất hiệu quả với những trường hợp bị đau rát hậu môn do bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn.
  • Đắp lá rau diếp cá vào hậu môn: Thành phần của rau diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch, giảm sung huyết. Bạn có thể đắp lá rau diếp cá vào hậu môn bằng cách chuẩn bị 1 nắm lá rau diếp cá đem rửa sạch rồi giã nát và đắp lên hậu môn. Lưu ý trước khi đắp hậu môn bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Những cách chữa đau hậu môn tại nhà được thực hiện đơn giản, có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn vẫn nên tư vấn các bác sĩ để hiểu rõ tình trạng bệnh của mình đồng thời đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Tóm lại bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về tình trạng đi cầu đau hậu môn cũng như cách khắc phục đơn giản, hiệu quả. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ khám chữa các dấu hiệu khó chịu khác của hậu môn bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa hậu môn theo số 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối