Khó đi cầu là bệnh gì & các biện pháp điều trị
Bài viết có ích: 836 lượt bình chọn
Khó đi cầu là triệu chứng phổ biến xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, thường bắt gặp nhiều ở trẻ em và người già chức năng hậu môn kém. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp tuy nhiên vì sự chủ quan và kém hiểu biết của người bệnh có thể dẫn tới những bệnh lý khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,… Vậy chúng ta cùng tìm hiểu khó đi ngoài là bệnh gì qua bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng khó đi cầu là gì?
Khó đi cầu có thể hiểu đơn giản là hiện tượng người bệnh có thời gian ngồi lâu trong nhà vệ sinh nhưng không đi ngoài được. Đây cũng là triệu chứng điển hình của tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Nhiều người thường nhầm lẫn khó đi cầu là táo bón. Táo bón là tình trạng phân khô cứng dẫn đến khó đào thải ra ngoài, còn khó đi cầu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Khó đi đại tiện gây ra cho người bệnh hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày, tuy nhiên khoảng cách sẽ ngắn hơn so với táo bón.
Khó đi cầu
Các hiện tượng cụ thể của khó đi cầu chính là bụng có cảm giác đau, muốn đi đại tiện nhưng khi đi vệ sinh thì lại không thể đi được, cần dùng nhiều sức để rặn dẫn đến đau rát hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến khó đi cầu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó đi đại tiện ở người lớn. Trong đó có những nguyên nhân chính như sau:
- Ít vận động: Ngồi lâu tại một vị trí khiến cho máu không lưu thông gây áp lực khiến hệ thống ruột hoạt động kém.
- Thường xuyên nhịn đại tiện: Tình trạng này kéo dài có thể khiến phân tích đọng lại và khô, ngoài ra nếu thường xuyên không đi cầu ngay khi đang buồn sẽ dẫn đến người bệnh mất đi cảm giác muốn đi đại tiện. Nếu lặp lại thường xuyên quá trình này có thể dẫn tới tình trạng khó đi cầu thường xuyên và gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác.
- Thói quen ăn uống: Thường xuyên thiếu hụt đi chất xơ trong bữa ăn hằng ngày khiến đại tràng không đủ dư lượng để kích thích cảm giác.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh có thể khiến cho nhu động ruột hoạt động kém hơn so với bình thường.
- Tâm lý: Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó đi cầu.
Triệu chứng khó đi cầu là bệnh gì?
Nếu bạn đang có các hiện tượng khó đi cầu thì đây có thể là báo hiệu bạn đang mắc phải những bệnh lý như sau:
- Táo bón
Khi bạn có hiện tượng khó đi cầu thì bệnh lý đầu tiên mắc phải chính là táo bón. Vẫn thường có rất nhiều người nhầm tưởng triệu chứng đi cầu khó khăn và táo bón là một. Phân ở người táo bón thường có đặc điểm khô, cứng. Số lần đại tiện thấp có lúc chỉ 1-2 tuần mới đi 1 lần. Chính vì vậy việc đi ngoài ngày càng khó khăn hơn so với bình thường.
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh táo bón là do chế độ ăn uống của người bệnh như thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, stress, đại tiện không đúng cách,… Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là có thể cải thiện được.
Táo bón
- Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở người bệnh mắc táo bón kinh niên. Những người có triệu chứng khó đi cầu nguyên nhân chính cũng có thể là do nứt kẽ hậu môn gây ra.
- Polyp đại tràng và trực tràng
Polyp có hình dáng giống như một khối u do tổ chứng dưới niêm mạc tăng sinh và niêm mạc đại tràng tạo thành. Với những khối polyp nằm ở trực tràng thấp và gần hậu môn thì có thể dẫn tới triệu chứng ruột bị kích thích. Từ đó gây ra tình trạng mót rặn, khó đi cầu.
Người bệnh mắc polyp đại tràng hay trực tràng thì đều có tình trạng chung như đại tiện ra máu, lượng máu thành tia, máu chảy ra dính theo phân. Ngoài ra có đến 90% người mắc ung thư đại tràng đều do trước đó mắc polyp. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe cho mình người bệnh nên đi điều trị sớm tránh để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh trĩ
Ngoài các bệnh lý trên thì hiện tượng khó đi cầu cũng có thể là báo hiệu của bệnh trĩ. Do các triệu chứng như sa nghẹt búi trĩ có thể ảnh hưởng đến việc đại tiện. Việc phải chịu áp lực từ các nguyên nhân khác nhau nên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Chúng tập trung thành các đám rối và hình thành các cục thịt thừa và đẩy ra ngoài hậu môn. Chính điều đó mà đã ảnh hưởng đến khả năng đào thải phân của bệnh nhân.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ không chỉ dẫn đến tình trạng khó đi cầu mà người bệnh còn thường xuyên đại tiện ra máu. Nếu không được điều trị sớm thì lượng máu mỗi ngày càng nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hay thậm chí là ung thư đe dọa đến tính mạng.
- Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Ngoài những bệnh lý vừa kể trên thì có thể tình trạng khó đi cầu mà bạn đang mắc phải là những bệnh về đường tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính hay ung thư trực tràng,… Đây đều là các bệnh lý có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe vậy nên khi có các triệu chứng này người bệnh cần lưu ý.
Người bệnh chủ động tìm hiểu về các triệu chứng cũng như đi khám sức khỏe khi gặp các biểu hiện khó đi cầu chính là cách bảo về bản thân mình tốt nhất. Sau khi kiểm tra và xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân gặp phải đang nằm trong diện bệnh nào. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả cho người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm khi bị khó đi cầu
Khó đi cầu thường bắt gặp ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Nhưng các đối tượng thường dễ mắc phải nhất chính là ở người lớn và phụ nữ khó đi đại tiện sau sinh, đặc biệt là các chị em sinh mổ. Hai đối tượng này thường mắc phải các nguyên nhân chính như ít vận động, ngồi nhiều, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, thường xuyên phải sử dụng thuốc Tây y.
Các đối tượng trên thường hay gặp các triệu chứng đi cầu khó khăn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Khó đi ngoài khiến bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, học tập giảm sút, chất lượng công việc,…
- Ảnh hưởng đến sắc thái của người bệnh: Bệnh khó đi cầu lâu ngày có thể khiến da bạn trở nên sạm, khô, xanh xao và nhợt nhạt. Nếu tình trạng này kéo dài còn khiến bạn trở nên tự ti khi giao tiếp với người đối diện.
- Tăng khả năng mắc ung thư đại tràng và các bệnh lý khác: Khó khăn trong đại tiện khiến vùng hậu môn – trực tràng ứ đọng các chất độc hại lâu trong ruột già, từ đó hình thành các khối phân khô, rắn, khó đào thải ra ngoài. Khối phân chèn ép các dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau đầu, rối loạn toàn thân,… ngoài ra nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây ra các bệnh lý khác như ung thư đại tràng, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng, bệnh trĩ,… Các bệnh lý này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
- Chất lượng sữa suy giảm: Mẹ bỉm sữa không đi cầu được dẫn đến ăn uống không ngon, chán ăn, sữa sẽ thiếu đi các chất dinh dưỡng cho bé, dẫn tới bé bị chậm phát triển và thể chất kém hoàn thiện. Ngoài ra nếu như mẹ mắc đại tiện khó do táo bón sau sinh, bé bú sữa mẹ cũng dễ mắc táo bón, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
- Suy thận mãn tính: Các nghiên cứu mới nhất cho thấy mối liên kết giữa khó đi cầu thời gian dài và bệnh thận mãn tính. Người mắc đi ngoài khó khăn có nguy cơ cao hơn 9% suy thận mãn tính và 13% phát triển bệnh thận mãn tính so với người không mắc chứng khó đại tiện.
Phải làm gì để khắc phục tình trạng khó đi cầu?
Khó đi đại tiện phải làm gì? – Các bác sĩ, chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo chữa khó đi cầu đơn giản và hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
- Đi cầu khó phải làm sao - Uống nhiều nước: Đại tràng là cơ quan có nhiệm vụ tích trữ nước, hấp thụ nước cho cơ thể. Nếu như không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, phân sẽ cứng, to và khô hơn. Bạn nên uống đủ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp trị bệnh khó đi cầu hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm cho mình các loại nước trái cây, sinh tố hoa quả hay nước canh rau để hỗ trợ cho việc chữa trị đại tiện khó. Hạn chế tối đa các đồ uống có gas, rượu bia hoặc các chất kích thích.
- Khó đi ngoài phải làm gì - Có chế sinh hoạt điều độ, hợp lý: Mọi người thường có thói quen ngồi quá lâu dễ gây áp lực đến khu vực trực hậu môn, trực tràng, khiến cho hoạt động của ruột kém nên dẫn đến tình trạng khó đi cầu. Do đó bạn cần thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt điều độ, vừa sức giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Khó đi cầu nên ăn gì? – Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó đi cầu chính là chế độ ăn uống thiếu chất xơ của người bệnh. Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin trong mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng này. Thường xuyên ăn các thực phẩm nhuận tràng có thể giúp cho phân mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn như: súp lơ, khoai lang, quả mâm xôi, táo, cam, lê,… Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng, các loại thức ăn có chứa nhiều đạm vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu và kích thích vùng niêm mạc hậu môn.
Khó đi ngoài nên uống thuốc gì?
Khi gặp tình trạng khó đi cầu bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng, có tác dụng kích thích nhu động ruột, hút nước vào trong lòng ruột,… giúp người bệnh cải thiện được chứng khó đi ngoài.
Khó đi ngoài nên uống thuốc gì - Sử dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng phổ biến hơn cả. Nếu bạn quá khó chịu vì chứng khó đi cầu thì đây chính là phương án tức thì. Các chất cặn bã sẽ được giúp di chuyển qua ruột già một cách dễ dàng hơn.
Các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường được sử dụng bao gồm:
- Ma-giê citrate
- Lactulose
- Polyethylene glycol
Không thể phủ nhận hiệu quả mà thuốc nhuận tràng đem lại, tuy nhiên thuốc có thể để lại các tác dụng phụ, nhất là đối với người bệnh sử dụng thời gian dài. Các tác dụng phụ điển hình như: thường xuyên mệt mỏi, nhịp tim bất thường, mất cân bằng điện giải,… Dùng lâu có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc, giảm chức năng của ruột.
Khó đi ngoài nên uống thuốc gì - Sử dụng thuốc làm mềm phân
Nếu bạn thi thoảng khó đi cầu thì đây chính là phương pháp tương đối thích hợp vì nhóm thuốc uống làm mềm phân cũng chính là thuốc nhuận tràng nhẹ.
Một số loại thuốc làm mềm phân như Docusate sẽ giúp tăng lượng nước hấp thụ vào phân. Từ đó phân sẽ mềm hơn và dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn.
Bạn nên sử dụng thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, tuân thủ theo đúng liều mà bác sĩ chỉ định. Trong khoảng 1-3 ngày sẽ thấy phát huy tác dụng. Tuyệt đối không sử dụng nhóm thuốc này quá 7 ngày, trừ khi nhận được sự chỉ định từ bác sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Các loại thuốc nhuận tràng như thuốc nhuận tràng cơ học có thể cản trở hấp thu một số chất
- Ở một số người thuốc có thể gây đầy hơi, khó tiêu
- Thời gian tác dụng thuốc chậm, thuốc chỉ nên sử dụng dự phòng hoặc cho những ai khó đi cầu mãn tình
- Không tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ chỉ định. Việc sử dụng thuốc không được chỉ định có thể khiến cho tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Việc sử dụng thuốc chỉ là phương pháp tạm thời và có thể không đem lại được kết quả như mong đợi, chính vì vậy khi gặp các triệu chứng khó đi cầu thì bạn cần tới các cơ sở uy tín chất lượng để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tránh tình trạng dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn.
Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể trang bị cho mình một chút kiến thức về biểu hiện khó đi cầu. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của mình thì người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 0243.9656.999.
- TOP những chữa táo bón bằng mật ong tại nhà đơn giản nhất
- 7 nguyên nhân bị đi cầu đau hậu môn & cách chữa tại nhà
- Cách trị táo bón đơn giản tại nhà liệu có hiệu quả?
- Tổng hợp cách trị táo bón hiệu quả nhanh chóng và triệt để
- Cách trị táo bón lâu ngày: Nên dùng thuốc hay phẫu thuật?
- Cách trị táo bón dân gian dễ thực hiện nhưng có triệt để?