Tổng hợp cách trị táo bón hiệu quả nhanh chóng và triệt để
Bài viết có ích: 999 lượt bình chọn
Có nhiều cách trị táo bón không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng, còn trị dứt điểm tình trạng này. Táo bón kéo dài sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe, tạo ra sự bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khắc phục chứng táo bón càng sớm càng tốt là điều bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyến cáo bệnh nhân.
Vì sao cần nắm rõ cách trị táo bón triệt để?
Vì sao cần nắm rõ cách trị táo bón triệt để? Táo bón không phải bệnh nan y nhưng gây ra nhiều bất tiện, khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân. Táo bón nếu để lâu ngày không có biện pháp điều trị sẽ dẫn tới biến chứng và gây ra hậu quả khó lường.
- Đại tiện ra máu kéo dài gây thiếu máu, nứt kẽ hậu môn
- Táo bón biến chứng thành bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
- Viêm ống hậu môn trực tràng, rò hậu môn
- Tắc ruột do khối “u phân”
- Suy kiệt, nhiễm độc mạn tính
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh: ung thư hậu môn – trực tràng, viêm ruột thừa...
Kết luận: Trong những tác hại nêu trên, bệnh trĩ là biến chứng thường gặp và dễ xảy ra nhất. Khi táo bón mạn tính, người bị táo bón luôn gắng sức rặn khi đại tiện. Điều này gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng, hình thành búi trĩ. Ngoài ra, mỗi lần đại tiện thường có máu kèm theo phân.
Các cách chữa bệnh táo bón phổ biến hiện nay
Thực tế, có nhiều cách trị táo bón nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân. Người bệnh nên nhớ, nếu tình trạng táo bón kéo dài, cần nghiêm túc trong việc điều trị. Chỉ khi thật cần thiết mới nhờ sự trợ giúp của phương pháp ngoại khoa, còn không nên ưu tiên phương pháp bảo tồn.
1. Cách chữa táo bón lâu ngày bằng thuốc tây y
Phương pháp tây y được sử dụng khi bệnh nhân tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị tại nhà. Thông thường, các loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến là thuốc nhuận tràng forlax, các loại thuốc xổ...
- Thuốc Forlax
Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch. Người bệnh dùng bằng cách pha thuốc với 125ml nước lọc và uống sau khi pha.
Thuốc sẽ phát huy hiệu quả trong 24 – 48 giờ. Nên dùng thuốc buổi sáng và mỗi ngày 1 – 2 gói. Đến khi chứng táo bón kết thúc thì ngưng sử dụng thuốc.
Thuốc cũng gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh triệu chứng: da nổi mề đay, mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn...
- Thuốc Bisacodyl
Thuốc bào chế dạng viên nén, dạng viên đặt ở hậu môn, có tác dụng lên cơ trơn của ruột... Từ đó giải quyết các rối loạn trong ruột. Kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, rút ngắn thời gian thúc đẩy phân đến trực tràng...
Thuốc Bisacodyl
Liều dùng cho trẻ 4 – 10 tuổi: 1 viên/ngày
Liều dùng cho người lớn: 2 – 3 viên/ngày
Lưu ý: Không dùng thuốc cho trường hợp bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân mất nước, tắc ruột, người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Thuốc Normacol
Thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, dạng bào chế là cốm bao đường. Thuốc khi vào ruột sẽ hút nước, làm mềm phân để đại tiện dễ dàng hơn.
Về liều dùng: Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ: đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu, ngoài da, nổi phát ban, tắc nghẽn đường tiêu hóa gây khó thở...
Khuyến cáo: Thuốc tây y trị táo bón hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, ngừng sử dụng thuốc nguy cơ táo bón tái phát trở lại rất cao. Thêm nữa, hầu hết thuốc tây y đều có tác dụng phụ. Chính vì thế, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cần lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
2. Cách chữa táo bón dân gian như thế nào?
Cách trị táo bón dân gian như thế nào cho hiệu quả? Có thể nói, phương pháp trị táo bón này an toàn nhưng chỉ có tác dụng với người mới chớm táo bón. Không có tác dụng điều trị lâu dài với trường hợp táo bón nặng, đại tiện ra máu thường xuyên, xuất hiện cục thịt lòi ra ở hậu môn...
- Trị táo bón bằng mướp
Mướp tươi chứa những thành phần có ích như axit amin, choline, phytin... giúp giảm đau, làm dịu nóng rát, chữa táo bón hiệu quả... Chưa hết, những người gan xương đau mỏi, tắc sữa, ứ huyết... cũng có thể khắc phục bằng bài thuốc này.
Người bệnh có thể tăng cường món ăn từ mướp trong mâm cơm để cải thiện chứng táo bón. Hoặc có thể mua số lượng lớn rồi đem sắc nhiều giờ để thuốc cô đặc. Uống hàng ngày rất có lợi cho hoạt động của đại tràng.
- Vừng đen chữa táo bón
Vừng đen bổ hơn vừng vàng và dược tính cũng tốt hơn. Mỗi hạt vừng đen chứa nhiều tinh dầu, cholin, phytin và protein... Vừng đen cải thiện chứng táo kết, ù tai, tóc bạc sớm, hỗ trợ bệnh về thận.
Vừng đen
Cách sử dụng: 40 – 50 hạt vừng đen sao chín, đổ thêm 30g mật ong. Chia ra ăn vài lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng mè đen để nấu cháo ăn rất mát, bổ dưỡng cho sức khỏe con người.
- Cây thuốc mạch môn trị táo bón
Theo đông y, mạch môn tính lạnh (không nhiều), vị đắng xen ngọt, có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, chữa ho rát, giải nhiệt, tiêu đờm đặc.
Cách sử dụng: Mạch môn, sinh địa 15g, huyền sâm 9g. Đem các nguyên liệu đi sắc uống hàng ngày.
- Mật ong trị táo bón
Mật ong có tính bình, vị ngọt thanh. Sử dụng mật ong buổi sáng để tẩy sạch đường ruột, hoạt tràng, giảm đau, tiêu viêm, giải độc... vừa hiệu quả lại an toàn.
Cách thực hiện: Dùng mật ong pha với nước, trộn với hạt mè đen, pha với nước chanh... liều lượng mật ong mỗi ngày là 40 – 50g.
Khuyến cáo: Các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm, đặc biệt tiết kiệm chi phí... Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu y khoa nào chứng minh bài thuốc dân gian trị táo bón hiệu quả.
3. Cách trị táo bón nặng bằng phương pháp ngoại khoa
Như vậy, sau khi áp dụng cách trị táo bón bằng bài thuốc tây y và bài thuốc dân gian... Nếu chứng táo bón không giảm, thậm chí nặng thêm kèm triệu chứng đại tiện ra máu kéo dài, hậu môn đau rát dù không đi đại tiện, thường xuyên chảy dịch hậu môn, cục thịt lòi ra khỏi hậu môn... Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Vì có thể táo bón đã biến chứng thành bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... rất nguy hiểm. Vậy phương pháp ngoại khoa nào trị triệt để chứng táo bón nặng đã xuất hiện biến chứng?
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Phương pháp này nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân, được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn.
Phương pháp HCPT
Ưu điểm vượt trội:
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không làm tổn thương mô lành tính lân cận, vết thương nhỏ nên thời gian hồi phục vết thương nhanh
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu khi thực hiện thủ thuật
- Không để lại sẹo xấu hậu môn
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát rất thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Đội ngũ bác sĩ trực tiếp thực hiện điều trị chứng táo bón nặng đã xuất hiện biến chứng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... bằng phương pháp ngoại khoa là những người có chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm,...
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội hành nghề Y tư nhân Việt Nam...
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Nội trú tại Cộng hòa Pháp. Bác sĩ Tùng từng tham gia Khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc 1997...
- Bác sĩ CKI Lê Văn Minh: Từng công tác tại các đơn vị bệnh viện trong quân đội hơn 33 năm. Thực hiện cắt trĩ theo phương pháp hiện đại HCPT II...
- Bác sĩ CKI Mùi Quý Chiến: Là một trong những bác sĩ đầu tiên được tham gia đào tạo mổ trĩ bằng phương pháp HCPT tại Bệnh viện 175 Chiết Giang – Trung Quốc. Bác sĩ Chiến có 10 năm công tác với Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm trong thăm khám, điều trị các bệnh về hậu môn – trực tràng...
Nội dung trong bài đã tổng hợp cách trị táo bón hiệu quả và nhanh chóng với những phương pháp khác nhau. Để nắm rõ hơn về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.
- TOP những chữa táo bón bằng mật ong tại nhà đơn giản nhất
- 7 nguyên nhân bị đi cầu đau hậu môn & cách chữa tại nhà
- Khó đi cầu là bệnh gì & các biện pháp điều trị
- Cách trị táo bón đơn giản tại nhà liệu có hiệu quả?
- Cách trị táo bón lâu ngày: Nên dùng thuốc hay phẫu thuật?
- Cách trị táo bón dân gian dễ thực hiện nhưng có triệt để?