Đi ngoài ra máu có mùi tanh: Nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết có ích: 550 lượt bình chọn
Đại tiện là nhu cầu không thể thiếu của con người. Nhiều thời điểm nó cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt bệnh về đường tiêu hóa. Nếu bạn đi ngoài ra máu có mùi tanh kèm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,... tuyệt đối không được chủ quan, cần chữa trị càng sớm càng tốt.
Điểm mặt nguyên nhân đại tiện ra máu có mùi tanh
Nguyên nhân nào dẫn đến đi ngoài ra máu có mùi tanh? Đối với câu hỏi này, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa I Ngoại tiêu hóa – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, hiện công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
- Đại tiện ra máu có mùi tanh liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học, khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến vi khuẩn có hại phát triển, làm tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn hấp thu. Khi đó, cơ thể xuất hiện chứng đại tiện nặng mùi, phân nát không thành khuôn, đi ngoài ra máu,...
- Ngoài ra, sử dụng kháng sinh không theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột, dẫn đến đại tiện ra máu có mùi hôi tanh.
Nguyên nhân đi ngoài ra máu có mùi tanh
Đi vệ sinh ra máu có mùi tanh cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài ra máu có mùi tanh cảnh báo bệnh gì? Ngoài những nguyên nhân trên như chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do thuốc kháng sinh,... Tình trạng này cảnh báo một số bệnh lý hậu môn – trực tràng như:
- Bệnh trĩ
Búi trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức. Có 3 dạng trĩ chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Nếu không điều trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt. Có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, tắc búi trĩ. Nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng.
- Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân: Bắt nguồn từ sang chấn khi đại tiện khó khăn, táo bón hoặc tiêu chảy thời gian dài.
Bệnh không được điều trị kịp thời, nguy cơ viêm nhiễm, tụ mủ hình thành đường rò, nhiễm trùng máu,...
- Apxe hậu môn
Là một loại viêm nhiễm ở hậu môn, khiến mô mềm xung quanh hậu môn trực tràng sưng tấy, tụ mủ.
Triệu chứng: Sưng ngứa quanh hậu môn. Ổ apxe có hiện tượng chảy mủ vàng, đặc, đại tiện ra máu có mùi tanh hôi.
Tác hại: Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử, viêm nang lông, rò hậu môn. Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Rò rỉ hậu môn
Rò rỉ hậu môn xuất hiện từ biến chứng bệnh apxe hậu môn.
Triệu chứng: Hậu môn có chất nhầy, đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. Xuất hiện mụn mủ, nặn ra chảy mủ, ngứa, phân rỉ qua lỗ rò kèm theo máu, có mùi hôi tanh,...
Tác hại: Nếu không điều trị có thể gây hoại tử, nặng hơn là ung thư trực tràng.
>>Tin liên quan:
- Đi ngoài ra máu kèm đau bụng
- Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
- Đi ngoài ra máu và chất nhầy
Hướng dẫn cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả
Hướng dẫn cách chữa đi ngoài ra máu có mùi tanh hiệu quả. Tùy thuộc từng nguyên nhân có cách trị đi cầu ra máu khác nhau. Thêm nữa, các phương pháp dưới đây thích hợp trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng, người bệnh nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa, bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
1. Cách trị đi cầu ra máu tại nhà – Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bị đi ngoài ra máu, người bệnh nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị diễn ra tích cực:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với động tác nhẹ nhàng, kích thích tiêu hóa
- Hoặc tham gia hoạt động thể lực vừa sức như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,...
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ
- Ngủ đủ giấc, nên ngủ trước 23h/ngày để đảm bảo sức khỏe.
2. Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian
Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Ưu điểm của phương pháp: an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí,...
- Rau diếp cá
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, trị táo bón,...
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm diếp cá, lá dâu tằm, lá trầu không rửa sạch. Đun với 2 lít nước. Sau khi sôi để lửa nhỏ liu riu 15 phút. Đổ nước ra chậu để xông hậu môn. Thực hiện 1 lần/ngày.
Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian
- Lá thiên lý
Tác dụng: An thần, giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, gây tê tại chỗ, giảm đau đớn vùng hậu môn,...
Cách thực hiện: Lấy 100g lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với 5g muối, thêm 30ml nước đun sôi để nguội khuấy đều. Dùng bông gòn lấy nước thấm vào chỗ lòi dom, thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
3. Đi ngoài ra máu nên ăn gì để cải thiện bệnh
Đi ngoài ra máu có mùi tanh kèm đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn,... Để giảm thiểu tình trạng này, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn.
- Thực phẩm giàu magie
Tác dụng: Rất tốt cho việc chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết của cơ thể. Tăng cường nhu động ruột, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn trơn tru,... Chính vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên cân đối bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể.
Thực phẩm chứa hàm lượng magie cao giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện ra máu có mùi tanh: Rau xanh (rau bina, súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ,...). Các loại họ đậu như ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh nhân,... Các loại hải sản, sữa, thịt,... chứa lượng magie dồi dào, tốt cho sức khỏe.
- Thực phẩm giàu chất xơ
Tác dụng: Nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón, bổ sung thường xuyên chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh khó tiêu, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn,...
Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh (rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau sam, rau má,...) củ cải, bơ, cà rốt, hạt đậu đen, thanh long, bưởi, vừng đen,...
Lưu ý: Bệnh nhân nên ăn một lượng chất xơ vừa phải để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
- Thực phẩm giàu vitamin C
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh, vitamin C rất tốt trong hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài ra máu. Vitamin C là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng,...
Các thực phẩm giàu vitamin C bệnh nhân nên bổ sung là: Cam, chanh, quýt, lê, mận, bưởi,...
Lưu ý: Bệnh nhân nên ăn trái cây khi bụng no, không nên ăn lúc đói. Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh đau dạ dày, không nên bổ sung thực phẩm này quá nhiều. Lượng axit trong cam, chanh có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
Các loại thực phẩm đi ngoài ra máu nên ăn
- Thực phẩm giàu rutin
Tác dụng: Chống oxy hóa, tăng cường sức bền tĩnh mạch. Trường hợp bị suy yếu mạch máu, thường xuyên chảy máu, tổn thương niêm mạc,... người bệnh nên sử dụng dạng thực phẩm này.
Những thực phẩm giàu thành phần rutin là: Cam, bưởi, lúa mạch, rau diếp cá, rau má,...
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không ăn quá nhiều trong một lần, hãy sắp xếp thực đơn thích hợp hoặc đổi các thực phẩm liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra máu có mùi tanh cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả và triệt để? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời