Đi ngoài ra máu kèm đau bụng: 9 bệnh lý nguy hiểm
Bài viết có ích: 501 lượt bình chọn
Hết sức cẩn trọng nếu như bạn đang có biểu hiện đi ngoài ra máu kèm đau bụng bất thường. Tình trạng này có thể là triệu chứng cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Theo dõi nội dung dưới đây để biết đó là những bệnh lý nào và hướng điều trị ra sao cho hiệu quả.
9 bệnh lý nguy hiểm gây đau bụng đi ngoài ra máu
Đau bụng dưới là một hiện tượng phổ biến, căn nguyên có thể do: Rụng trứng, sỏi thận, viêm bàng quang kẽ, viêm ruột thừa, một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa,... Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu kèm đau bụng rất có thể do những bệnh sau.
1. Viêm đại tràng
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh niên cho đến người cao tuổi. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, không khoa học, bị táo bón kéo dài,...
Triệu chứng:
- Đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi
- Đại tiện ra máu, phân lỏng
- Mỏi đại tiện
- Có thể sốt và mất nước
Tác hại: Nếu không trị dứt điểm, viêm đại tràng chuyển sang mãn tính. Ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng,...
2. Polyp đại tràng
Nguyên nhân:
- Do di truyền
- Người bị béo phì, uống nhiều bia rượu, lười vận động
- Người có tiền sử viêm đại trực tràng mãn tính
- Đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường, tạo thành polyp
Triệu chứng:
- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
- Phân có lẫn máu
- Đau bụng
Tác hại: Polyp đại tràng có tính chất nguy hiểm khi trở thành dạng ác tính, ung thư đại tràng. Tuy nhiên không phải tất cả các loại polyp đều có nguy cơ phát triển thành dạng ác tính. Cần được chẩn đoán bệnh polyp đại tràng sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Đau bụng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
3. Đi ngoài ra máu kèm đau bụng - Ung thư đại – trực tràng
Triệu chứng:
- Đau bụng âm ỉ, dai dẳng
- Đại tiện ra máu lẫn trong phân, phân có màu đen
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Ăn không tiêu, không ngon miệng
Lưu ý: Bệnh tật có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng ung thư đại trực tràng phổ biến ở tuổi trung niên (trên 50 tuổi).
4. Ung thư dạ dày
Đối tượng dễ mắc bệnh: Người dân sống khu vực có chất lượng sống thấp, người có nhóm máu A, người hút thuốc,...
Triệu chứng:
- Đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt, ợ nóng
- Chán ăn, đau bụng, buồn nôn
- Mệt mỏi, sốt kéo dài
- Đại tiện ra phân màu đen, có thể lẫn máu
- Bị ứ huyết thanh trong khoang bụng
- Vào giai đoạn muộn, người bệnh cảm nhận thấy khối u ở ổ bụng
Tác hại: Bệnh không điều trị kịp thời sẽ di căn đến bộ phận khác, có thể dẫn đến tử vong.
5. Viêm túi thừa
Đối tượng dễ mắc bệnh: Người cao tuổi, người bị béo phì, người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ,...
Triệu chứng:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau bụng vùng phía dưới bên trái
- Đi ngoài ra máu lẫn trong phân
- Có thể sốt, ói mửa, buồn nôn
Tác hại: Viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc có thể nhiễm trùng nghiêm trọng. Biến chứng bao gồm xuất huyết, thủng ruột, tắc nghẽn ruột, áp-xe,...
Cách khắc phục:
- Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chủ động điều trị tại nhà theo đơn kê kháng sinh và giảm đau, thuốc làm mềm phân. Có thế độ nghỉ ngơi điều độ, ăn thực phẩm mềm, lỏng, bổ sung nhiều nước, chất xơ,...
- Ở mức độ nhẹ, gây biến chứng, bệnh nhân nhanh chóng nhập viện để kiểm tra, truyền nước, kháng sinh vào tĩnh mạch,...
6. Đi ngoài ra máu kèm đau bụng - Kiết lỵ
Nguyên nhân: Do vi khuẩn salmonella và shigella, do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch, tiêu hóa những thực phẩm mất vệ sinh, gia đình có tiền sử bị bệnh,...
Triệu chứng:
- Tiêu chảy có máu và sủi bọt
- Đại tiện khó khăn
- Đau hậu môn
- Sốt, mất nước
- Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng
- Đi tiểu nhiều lần (5 - 10 lần/ngày)
Tác hại; Không điều trị kịp thời có thể khiến xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột,...
Mắc bệnh nguy hiểm khi bị đau bụng đi ngoài ra máu
7. Chứng táo bón
Nguyên nhân khá đa dạng: Những người phẫu thuật xong, người sỏi thận, sỏi mật. Ngoài ra, bị sốt, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu chất xơ, mang thai, rối loạn nội tiết tố, nhiễm khuẩn,...
Triệu chứng:
- Cơ thể mệt mỏi, đại tiện khó khăn
- Phân cứng màu đen, vón cục
- Có lẫn máu tươi trong phân, chảy máu khi đại tiện
- Bụng quặn đau
- Có cảm giác mỏi đại tiện dù mới đại tiện xong
Giải pháp khắc phục khá đơn giản: Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh,...
8. Đi ngoài ra máu kèm đau bụng - Xuất huyết tiêu hóa
Đối tượng bị xuất huyết tiêu hóa: Người viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người bệnh gan,...
Triệu chứng:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Nôn ra máu tươi
- Đau bụng dữ dội khu vực thượng vị
- Đi ngoài ra máu
- Huyết áp giả
- Sốc co giật, khó thở
- Đi đại tiện ra phân đen
- Da tái lạnh
Cách xử lý:
- Để bệnh nhân nằm nghỉ, kê cao 2 chân để máu dồn xuống não
- Ủ ấm cho người bệnh, chườm đá vùng thượng vị
- Gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới địa chỉ y tế chuyên khoa sớm nhất
9. Lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới, làm tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột.
Đối tượng thường gặp: Đa phần là trẻ em (>80% là trẻ dưới 1 tuổi)
Nguyên nhân: Bệnh có liên quan đến các căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra rối loạn co bóp ruột, polyp hay u bướu bất thường,...
Triệu chứng:
- Trẻ đột nhiên quấy khóc, đau bụng dữ dội
- Nôn thức ăn hoặc dịch màu xanh/vàng
- Trẻ bỏ bú
- Bụng căng trướng
- Da tái, môi khô, mạch đập nhanh
- Đi ngoài lẫn máu màu nâu hoặc đỏ
Giải pháp: Đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức khi phát hiện những triệu chứng bất thường. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc không.
>>Tham khảo thêm:
Điều trị đi ngoài ra máu và đau bụng như thế nào?
Để phòng ngừa dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm đau bụng, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Ăn nhiều chất xơ, không rặn mạnh khi đại tiện, lau nhẹ hậu môn, cố gắng tránh đồ uống chứa cồn, hạn chế ăn đồ cay nóng và thực phẩm chế biến sẵn,...
Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Dùng thuốc tây để điều trị
- Sử dụng một số thuốc chứa hoạt chất: Phenylephrine, Epinephrine, Hydrocortisone,...
- Thuốc kháng sinh – giảm đau có chứa: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin,...
- Hoặc dùng thuốc bôi có chứa hoạt chất: Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide,...
Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Vì thuốc tây hiệu quả nhanh nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,...
2. Áp dụng các bài thuốc từ “cây nhà lá vườn”
- Rau diếp cá
Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích ứng tiêu hóa, người bị chứng táo bón, đi ngoài ra máu, người sử dụng nhiều bia, rượu,...
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá tươi. Cho một ít nước vào xay nhuyễn, uống trước khi ăn một tiếng.
- Lá ngải cứu
Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, nhuận tràng, chữa đi ngoài ra máu,...
Cách thực hiện: Giã nát lá ngải cứu đắp vào hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm. Kiên trì thực hiện một thời gian dài sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao.
- Rau sam
Tác dụng: Trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, trị kiết lỵ, sỏi thận, đại tiện ra máu...
Cách thực hiện: Giã nát rau sam chắt lấy nước. Sau đó pha thêm một lượng đường hoặc mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt. Uống khi đói bụng, mỗi ngày/lần.
Khuyến cáo: Với các bài thuốc trên đây, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ được truyền miệng và chưa được kiểm chứng. Thời gian điều trị khá lâu, chỉ có tác dụng với bệnh ở giai đoạn đầu. Người bệnh cần kiên trì thực hiện, không có tác dụng chữa trị bệnh dứt điểm,... Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị triệt để nhất, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa đi ngoài ra máu kèm theo đau bụng hiệu quả nhất
3. Điều trị bằng đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Điều trị bằng đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II được áp dụng trong trường hợp đi ngoài ra máu nặng, nguyên nhân do bệnh trĩ, búi trĩ đã sa ra ngoài,...
Ưu điểm của phương pháp này:
- Không nóng quá nên không làm phỏng các tổ chức mô lành tính, hạn chế đau đớn sau hậu phẫu.
- Giảm thiểu máu chảy, thời gian hồi phục nhanh chóng
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II tác động trực tiếp vào búi trĩ. Loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, không lo tái phát. Đồng thời vết cắt trĩ nhỏ, không gây ra vết thương lớn, không để lại sẹo sau phẫu thuật.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra máu kèm đau bụng cảnh báo những bệnh lý nào? Phương pháp điều trị nào hiệu quả và an toàn nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời