Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy cơ vô sinh, hiếm muộn!
Bài viết có ích: 976 lượt bình chọn
Theo kết quả điều tra y tế, 85% các trường hợp dính buồng tử cung là do chị em nạo phá thai nhiều lần. Hậu quả chị em phải đón nhận chính là tình trạng vô sinh – hiếm muộn. Muốn ngăn chặn biến chứng ghé thăm, chị em nên tìm hiểu kỹ về bệnh dính tử cung. Từ đó có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời nhất.
Tìm hiểu bệnh dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung là bệnh xảy ra do những chấn thương trong lòng tử cung. Khi mà thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau, ngăn cản sự tái tạo của nội mạc tử cung.
Dính buồng tử cung
Mức độ dính tử cung ở từng người phụ nữ khác nhau sẽ không giống nhau. Có người chỉ bị vài vết dính nhỏ rải rác trong lòng tử cung. Có phụ nữ bị cả đoạn dài hoặc bị dính toàn bộ.
Buồng tử cung bị dính có thể gây ra hiện tượng vô sinh – hiếm muộn ở nữ. Lý giải: Nếu trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ, nhưng tử cung bị dính, quá trình này không thể thực hiện thành công. Hoặc có di chuyển vào bên trong cũng khó phát triển.
Dễ nhầm lẫn có bầu với dính buồng tử cung: Vì sao?
Dễ nhầm lẫn có bầu với dính buồng tử cung: Vì sao? Đối với câu hỏi này, bác sĩ Kim Vân – chuyên khoa I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng giải thích: “Khi buồng tử cung bị dính, niêm mạc không có chỗ mọc, nên kinh nguyệt không thể xuất hiện dù cơ thể vẫn báo các biểu hiện tức ngực, mệt mỏi, khó chịu,...”
Như vậy, kinh nguyệt thất thường vì buồng tử cung bị dính mà nhiều chị em lại nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ mình đang mắc bệnh.
Dính buồng tử cung xuất phát từ những yếu tố nào?
Dính buồng tử cung xuất phát từ những yếu tố nào? Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn tới tình trạng tử cung trước và sau dính lại với nhau. Một trong số đó phải kể đến là: Thao tác trong tử cung, do thủ thuật, do tác động của con người,...
Thao tác trong tử cung
- Thủ thuật bóc tách u xơ tử cung
- Thủ thuật nạo hút thai khiến tử cung tổn thương
- Do không tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau thủ thuật phá thai khiến âm đạo viêm nhiễm rồi lan đến buồng tử cung.
Lời khuyên: Nên lựa chọn một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện thủ thuật. Nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.
Viêm do thủ thuật:
- Tử cung viêm nhiễm kết hạch sau khi làm thủ thuật
- Viêm nhiễm hậu sản do sinh đẻ nhiều lần
Tác động của con người
- Viêm nhiễm phụ khoa vì không giữ gìn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Do quan hệ tình dục không an toàn, viêm nhiễm lan rộng đến tử cung
Lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa Kim Vân: “Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên tiến hành khám, kiểm tra phụ khoa và sức khỏe sinh sản ít nhất 6 tháng/lần. Lợi ích: Sớm phát hiện các nguy cơ của bệnh, điều trị và ngăn chặn kịp thời khi các triệu chứng còn manh nha”.
Nhận biết dính buồng tử cung thông qua dấu hiệu bất thường
Rất nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra, triệu chứng dính buồng tử cung thường khá mơ hồ, khó chẩn đoán. Tuy nhiên, không phải là không có cách, nếu phái đẹp có những dấu hiệu bất thường dưới đây, thì nên nghi ngờ buồng tử cung của mình bị dính.
- Thứ nhất. Kinh nguyệt không đều
Trường hợp buồng tử cung dính bán phần: Vẫn có kinh nhưng lượng máu kinh ít hơn so với chu kỳ kinh bình thường.
Kinh nguyệt không đều
Trường hợp buồng tử cung dính toàn phần: Kinh nguyệt mất hoàn toàn
Hiện tượng này khiến chị em nhầm lẫn với rối loạn kinh nguyệt. Do đó, tốt nhất khi thấy triệu chứng trên, chị em nên tìm đến các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám tình trạng sức khỏe của mình.
- Thứ hai. Đau bụng dưới
Triệu chứng này xảy ra sau khi chị em phá thai được khoảng 1 tháng.
Các cơn đau chị em phải chịu đựng có khi âm ỉ, có khi dữ dội ở vùng bụng dưới. Thậm chí đi lại, đi vệ sinh cũng đau.
- Thứ ba. Khó mang thai
Đối với trường hợp buồng tử cung dính bán phần, tinh trùng vẫn di chuyển để lên buồng tử cung làm tổ và thụ thai.
Nhưng, thời gian mang thai khó khăn hơn, có khi thai phụ mang thai ngoài tử cung hoặc dễ sảy thai, sinh non, thai chết lưu,...
Dính buồng tử cung: Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao
Dính buồng tử cung nguy hiểm đến mức độ nào? Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai để thực hiện thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ. Một số hậu quả không thể bỏ qua như:
- Quá trình thụ thai bị cản trở khiến phái đẹp khó mang thai, thậm chí bị vô sinh
- Buồng tử cung bị dính khiến chị em mang thai dễ bị sảy thai. Do lớp niêm mạc quá mỏng khiến thai nhi khó bám vào làm tổ và phát triển
- Dễ sinh non. Vì tử cung không có sự đàn hồi tự nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi
- Băng huyết sau sinh. Nguyên nhân là do thai nhi khi trong bụng mẹ thì nhau thai có thể bám vào vết dính, đến khi bé chào đời, sẽ vô tình kéo vết dính ra, khiến tử cung tổn thương, chảy máu ồ ạt.
- Thai nhi bị dị tật cao. Do vết dính tử cung ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
Đi tìm cách chữa dính buồng tử cung bằng đông y
Cách chữa dính buồng tử cung bằng đông y có thật sự mang lại hiệu quả? Thực tế đã chứng minh, đông y có thể chữa được bệnh này, chỉ cần chị em kiên trì và làm đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Buồng tử cung bị dính do dịch nhầy, khí hư
Triệu chứng: Thường ra nhiều mồ hôi, da dẻ nhợt nhạt thiếu sức sống, mạch phù vô cực, lưỡi dày nhạt,...
Buồng tử cung bị dính do dịch nhầy, khí hư
Bài thuốc: Đẳng sâm, chích thảo, hoàng kỳ, quy đầu, thăng ma, bạch truật, sài hồ, trần bì, chỉ xác, đào nhân, xuyên khung, hồng hoa, tạo giá,...
- Dính buồng tử cung do hàn hư khí huyết
Mạch máu lưu thông kém, bề mặt tử cung tổn thương có thể do tử cung lạnh.
Bài thuốc: Đường đỏ, hoàng kỳ, gừng tươi, đương quy.
Hoặc bổ sung thực phẩm: Đậu đỏ, long nhãn, đại táo,...
- Buồng tử cung bị dính do viêm nhiễm
Loại trừ viêm nhiễm chính là cách làm lành các vết thương mô niêm mạc thành tử cung nhanh hơn.
Bài thuốc: Ngải cứu, ngô thù, quy đầu, tục đoạn, xuyên khung, bạch thược, sinh địa, hoàng kỳ hương phụ, đào nhân, quan quế, nhũ hương, hồng hoa, một dược.
Hy vọng, những bài thuốc đông y được liệt kê ở trên đã giúp nhiều chị em chữa trị hiệu quả căn bệnh dính buồng tử cung. Tuy nhiên, người bệnh nên đến các nhà thuốc đông y uy tín để thăm khám, bốc thuốc. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc về nhà sử dụng kẻo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vậy, có nên mổ tách dính buồng tử cung không?
Khi buồng tử cung bị dính phải làm sao? Có nên mổ tách dính buồng tử cung không? Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi được chị em quan tâm đặc biệt.
Căn bệnh này có những triệu chứng khá giống với mang thai như: đau lưng, đau ngực, cơ thể mệt mỏi,... Chị em cần chủ động đến địa chỉ sản phụ khoa chất lượng thực hiện bài kiểm tra để có kết luận chính xác tử bác sĩ.
1. Phương pháp chẩn đoán dính buồng tử cung
- Siêu âm và chụp X-quang buồng tử cung
Cách thực hiện: Bơm chất cản quang vào buồng tử cung thông qua đường âm đạo, sau đó chụp X- quang.
Chụp X-quang buồng tử cung
Cách nhận biết: Vị trí nào trong tử cung bị dính, chỗ ấy sẽ biến thành vùng khuyết trên phim chụp
2. Phương pháp điều trị dính buồng tử cung
Hiện nay, mổ nội soi tách dính buồng tử cung được xem là phương pháp có hiệu quả cao nhất.
Thao tác chính: Gây tê bộ phận sinh dục nữ, mở âm đạo bằng mỏ vịt, đưa dụng cụ tách dính vào vị trí bị dính.
Sau khi thực hiện nong tách dính, bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để hỗ trợ kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây dính tử cung, tái tạo niêm mạc nhanh chóng,...
Lưu ý: Quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ tình dục, thăm khám sau điều trị để đảm bảo tách dính ở buồng tử cung thành công.
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết dính buồng tử cung là gì? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này ra sao? Hướng điều trị nào hiệu quả cao nhất? Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, chị em có thể liên hệ bác sĩ Kim Vân tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu - Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội) theo đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến].
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết