Hút thai sau 1 tuần lại ra máu có sao không?
Bài viết có ích: 979 lượt bình chọn
Hút thai sau 1 tuần lại ra máu là kết quả của việc các cơ tử cung không co lại hoặc các mạch máu không co thắt để cầm máu. Tình trạng ra máu kéo dài mà không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong nên chị em phụ nữ cần phải đặc biệt chú ý.
Tình trạng ra máu đỏ tươi sau khi hút thai 1 tuần là gì?
Khi thấy hút thai sau 1 tuần lại ra máu, chị em cần phải bình tĩnh, quan sát và có kiến thức để nhận biết tình trạng đó là gì nhằm kiểm soát tạm thời, hạn chế nguy hiểm cho bản thân.
Hút thai chân không là một trong những phương pháp phá thai an toàn được áp dụng đối với các trường hợp thai nhi từ 5 tới dưới 12 tuần tuổi.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách gây tê trước để sản phụ không có cảm giác đau, sau đó can thiệp ngoại khoa thông qua cổ tử cung của nữ giới bằng ống hút chân không chuyên dụng kết hợp cùng với thuốc gây tê để tiến hành hút thai trong buồng tử cung ra ngoài.
Đây là quá trình hút thai được tổ chức WHO uy tín về sức khỏe đánh giá là an toàn, hiệu quả và là một bước đi cách mạng để đình chỉ thai nhi mà không ảnh hưởng tới người mẹ.
Thông thường, sau khi vừa hút thai hay phá thai bằng thuốc, cơ thể người phụ nữ sẽ ra một ít máu do xảy ra phản ứng có thủ thuật can thiệp vào tử cung. Đây là tình trạng bình thường nếu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.
Trên thực tế, tình trạng ra máu ở đường sinh dục ở người phụ nữ vừa hút thai sẽ xuất hiện trong khoảng 5 đến 10 ngày, trung bình là 7 ngày. Theo thời gian lượng máu bị chảy ra sẽ giảm dần và mấy ngày sau sẽ ngưng chảy máu.
Ra máu đỏ tươi có thể chảy từng giọt rỉ rả, có thể chảy liên tục đến mức không cầm được. Tình trạng nặng gọi là băng huyết nếu như không được xử lý kịp thời, hậu quả để lại rất nặng nề.
Xem thêm: Sau hút thai nên kiêng gì để mau hồi phục sức khỏe?
Khi hút thai sau 1 tuần lại ra máu có sao không?
Thông thường, tình trạng hút thai sau 1 tuần lại ra máu có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ra ít và hết nhanh.
Tuy nhiên, ví dụ như tình trạng đó kéo dài, máu ra lại có màu sắc lạ như đen, có mùi hôi, vón cục cùng với đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, sốt cao... thì cần nhanh chóng đến khám tại cơ sở y tế vì rất có thể là do những trường hợp nguy hiểm sau:
Nhiễm trùng cơ quan sinh sản
Trường hợp nhiễm trùng có thể xuất phát từ việc dụng cụ đưa vào tử cung không được làm sạch và khử khuẩn đúng cách, điều này dẫn tới tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây thương tổn cơ quan sinh sản, gây chảy máu.
Tình trạng này có thể biểu hiện ra máu có màu đỏ, mùi hôi thối hoặc ra dịch màu vàng, đau bụng quá mức, sốt cao,... Nếu để lâu mà không chữa thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tử cung và buồng trứng, dẫn tới vô sinh.
Sót nhau hoặc sót 1 phần thai trong tử cung
Việc hút thai đôi khi chị em thực hiện ở cơ sở y tế kém chất lượng, tay nghề bác sĩ không cao sẽ rất dễ xảy ra tình trạng sót thai trong tử cung, điều này nghĩa là tình trạng hút thai không thành công.
Nếu rơi vào tình trạng này, chị em sẽ cảm thấy cơ thể có triệu chứng là đau bụng dữ dội kéo dài, ra máu đỏ thẫm nhiều và lẫn máu cục rất lớn. Để chấm dứt điều này, chị phải phải đến ngay cơ sở y tế chất lượng để có liệu trình khắc phục, phá thai hoàn toàn.
Băng huyết sau phá thai
Nếu như sau hút thai lại ra máu ồ ạt, không có dấu hiệu cầm máu được thì có thể kết luận đó là tình trạng băng huyết. Dịch máu chảy ra sẽ loãng, có lẫn máu cục, đi kèm triệu chứng đau bụng dữ dội, choáng váng, tụt huyết áp, buồn nôn, sốc, chóng mặt, ngất xỉu,...
Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế kịp thời để bảo vệ tính mạng cho nữ giới, không nên chần chừ vì sẽ gây mất mạng nếu cấp cứu quá muộn.
Đọc thêm: Sau hút thai nên ăn gì để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý
Có nên tái khám sau hút thai hay không?
Nếu như bạn lăn tăn về trường hợp hút thai sau 1 tuần lại ra máu, tốt hơn hết thay vì đoán già đoán non thì nên đi khám phụ khoa. Tại đó, bác sĩ sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.
Qua thăm khám với bác sĩ, bạn sẽ được biết tử cung đã hồi phục chưa, có dấu hiệu viêm nhiễm hay sót thai không, có mầm mống gây bệnh không? Nếu như có bất thường, bác sĩ cũng hướng bạn uống thuốc kê đơn hoặc có phương pháp điều trị phù hợp.
Sau hút thai ra máu có nguy hiểm không? Tất nhiên do đây là dấu hiệu bất thường nên chị em không được chủ quan nếu bản thân mình gặp phải.
Thêm vào đó, cơ thể chị em tại thời điểm sau hút thai là rất yếu. Để sức khỏe của chị em có phục hồi một cách nhanh chóng hơn và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản về sau thì chị em hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục nhẹ nhàng, sạch sẽ sau khi hút thai để tránh gây tổn thương làm xuất hiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Kiêng quan hệ tình dục 2 tháng sau khi hút thai bởi tử cung lúc này đang mắc phải những tổn thương và cần thời gian để nghỉ ngơi để bình phục hoàn toàn.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,... Thêm vào đó, không nên ăn những đồ ăn cay nóng trong khoảng thời gian này để tránh cho vết thương hở lâu lành.
- Không vận động mạnh hay làm các việc nặng nhọc mà khiến cho cơ thể gặp phải áp lực. Nên nghỉ ngơi hoàn toàn sau hút thai trong khoảng 1 tuần.
- Đi khám ngay nếu cơ thể gặp phải điều gì bất thường.
Tìm hiểu thêm: Sau hút thai không thấy ra máu có nguy hiểm không?
Mong rằng những thông tin hút thai sau 1 tuần ra máu có trong bài viết đã giúp cho chị em có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng trên. Chị em khi thấy tình trạng bất thường ở cơ thể không nên chủ quan mà có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân. Trong trường hợp cần đặt lịch khám phụ khoa nhanh chóng, tiện lợi, hãy chat tại đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0243 9656 999 để được hỗ trợ!
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?