Bác sĩ tư vấn những lưu ý mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết
Bài viết có ích: 866 lượt bình chọn
Đi kèm với niềm vui vì tin mừng sắp được làm mẹ thì chị em cũng không khỏi băn khoăn những điều nên làm và cần tránh khi mới mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những điều lưu ý mang thai 3 tháng đầu thông qua sự tham vấn của bác sĩ sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân.
Những lưu ý mang thai 3 tháng đầu giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh toàn diện
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai kỳ. Trong thời gian này, thai nhi đã hoàn thiện về hình dạng với đầy đủ các bộ phận, cơ quan nội tạng và hệ thống thần kinh.
Chính vì thế, những lưu ý mang thai 3 tháng đầu cần được chú trọng để đảm bảo người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.
Theo bác sĩ Giao Thị Kim Vân, trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề như sau:
1. Chú ý dấu hiệu có thai
Việc phát hiện dấu hiệu có thai từ sớm sẽ giúp cho mẹ bầu chủ động động trong việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn.
Nếu như bạn quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp ngừa thai thì phải luôn theo dõi sát sao tình trạng cơ thể.
Sau ngày quan hệ ít nhất 10 ngày trở lên, chị em có thể sử dụng que thử thai để nhận biết tình trạng của mình. Vì thông thường, khi tinh trùng đã gặp trứng và thụ tinh, nồng độ hCG trong cơ thể nữ giới sẽ tăng lên liên tục để phù hợp với quá trình mang thai.
Với những chị em lần đầu mang thai, cần chú ý phân biệt hiện tượng máu báo thai và máu kinh. Nếu quá trình thụ thai thành công, sau khoảng 7 - 10 ngày kể từ ngày quan hệ thì sẽ thấy máu báo thai.
Máu báo thai có màu hồng nhạt, ra một vài giọt nhỏ. Thời gian máu báo có thai ra trong mấy ngày sẽ khác nhau ở mỗi người. Nếu thấy máu chảy ra không giống với máu kinh, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra.
2. Thực hiện khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ không chỉ là điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên tuân thủ xuyên suốt thời kỳ có thai. Việc thăm khám định kỳ rất cần thiết để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, thai phụ sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vắc xin để có thai kỳ khỏe mạnh.
Thêm nữa, trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, thai phụ cũng cần làm một số xét nghiệm để dự đoán các bất thường ở nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi.
- Tuần thứ 6 - 10: Siêu âm để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, thai đơn hay thai đa sinh và có tim thai hay không.
- Tuần thứ 11 - 13: Đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (bệnh Down, dị dạng tim,...)
Đi siêu âm đúng thời điểm giúp cho việc chẩn đoán đạt sự chính xác cao nhất. Ví dụ như dấu hiệu độ mờ da gáy chỉ xuất hiện trong thời điểm 11 - 13 tuần, sau thời điểm này tất cả đều trở về bình thường. Siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi ở thời điểm sớm hơn thì chưa nhìn rõ cấu trúc, còn thời điểm muộn hơn thì thai kỳ lại quá lớn và nước ối giảm sẽ khó khảo sát hơn.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong 3 tháng đầu, thai nhi đã bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức cơ thể nên vai trò dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng. Theo đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời khắc phục tối đa tình trạng nghén là điều mẹ bầu cũng cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu.
Đối với mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ, chỉ cần đạt mục tiêu tăng 1 - 2 kg và với người bị thừa cân trước đó thì không khuyến khích tăng, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc sau này.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung các dưỡng chất sau:
- Acid folic (vitamin B9) có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, cam, chanh, bưởi, cà rốt,... nhằm hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.
- Mỗi ngày nạp khoảng 27mg sắt bằng cách dùng viên sắt tổng hợp kết hợp với bổ sung trực tiếp bằng con đường dinh dưỡng hàng ngày thông qua việc ăn thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc,...
- Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung khoảng 800 mg canxi mỗi ngày phòng loãng xương. Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho thai phụ như: tôm, cua, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Chế độ ăn giàu protein giúp cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh: thịt, cá, trứng, đậu nành, lúa mì,...
- Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua việc ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước,...
Chị em cần chú ý ăn chín uống sôi, hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có chứa chất kích thích vì chúng có thể ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim của người phụ nữ trong thời gian mang thai.
4. Sinh hoạt lành mạnh
Thực hiện sinh hoạt lành mạnh cũng là vấn đề mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu. Tốt hơn hết, mạ bầu nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.
Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao có cảm giác mạnh hoặc tính nguy hiểm. Thay vào đó bạn có thể tập đi bộ hoặc thực hiện tập yoga cho bà bầu để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai trong thai kỳ.
Nên chú ý đi lại cẩn thận, tránh đi khu vực trơn trượt, tạm bỏ thói quen đi giày cao gót để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Trong thời gian mang thai, chị em tạm gác việc làm đẹp như làm nails, uốn/nhuộm tóc,... bởi các loại hóa chất này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức phát triển của thai nhi.
Tránh hút và tiếp xúc với khói thuốc vì đây là thủ phạm dẫn đến nhiều vấn đề ở thai nhi như sinh non, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, trẻ sinh ra nhẹ cân,...
Với những gia đình có đang nuôi thú cưng, mẹ bầu cũng cần tránh tiếp xúc với phân, nước tiểu. Bởi trong đường bài tiết của động vật thường chứa toxoplasma làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng hiếm gặp. Do đó, nếu thực hiện dọn chất thải động vật, mẹ bầu nên đeo khẩu trang, găng tay và rửa sạch tay sau khi đã dọn dẹp.
5. Tập cách cân bằng cảm xúc
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thai phụ sẽ có nhiều sự biến đổi. Theo đó, nữ giới trong thời kỳ này thường hay bị mệt mỏi, dễ xúc động. Chưa kể tình trạng ốm nghén, chán ăn cũng là yếu tố làm mất đi cân bằng dinh dưỡng cơ thể dẫn đến tâm lý bất ổn hơn.
Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan, thoải mái. Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân thiết, nhất là đối chồng cần có thời gian quan tâm hơn đến vợ của mình để cả hai luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
Cùng với đó, dành thời gian trang bị các kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con để luôn có tâm thế sẵn sàng trong hành trình làm cha mẹ.
Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng ăn gì để đảm bảo an toàn?
Địa chỉ thăm khám và tư vấn sức khỏe sinh sản uy tín tại Hà Nội
Một trong những vấn đề lưu ý mang thai 3 tháng đầu cũng như trong suốt thời gian thai kỳ mà mẹ bầu nên thực hiện hơn cả đó chính là việc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có những được sự hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh thực hiện công tác siêu âm thai, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp với tình hình sức khỏe của mỗi mẹ bầu với từng giai đoạn cụ thể.
Tại Hà Nội, Đa khoa Quốc tế Cộng đồng được đánh giá là cơ sở y tế chuyên khoa về sức khỏe sinh sản có chất lượng dịch vụ xứng tầm, bởi:
- Trực tiếp khám và tư vấn sức khỏe sinh sản là đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
- Thai phụ khi đến phòng khám sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn làm thủ tục. Chỉ cần đợi 5 phút là đã có thể vào khám với bác sĩ chuyên khoa, không phải lo mệt hay mất thời gian như đi khám tại các bệnh viện công lập.
- Thời gian khám thai và tư vấn hoạt động tất cả các ngày trong tuần trong khung giờ 8h00 - 20h00. Mẹ bầu có thể dễ dàng qua phòng khám khi có thời gian rảnh rỗi.
- Chi phí khám, siêu âm và thực hiện xét nghiệm thai kỳ được công khai minh bạch theo đúng quy định được ban hành. Chị em sẽ được tư vấn kỹ càng rồi mới tiến hành thăm khám.
Mong rằng bài viết đã cung cấp được đầy đủ thông tin về những lưu ý mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu tâm. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình con yêu phát triển khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu: Sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi
Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng bấm số 0243 9656 999, các chuyên gia sức khỏe sẽ hỗ trợ bạn 24/7
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?