Mang thai 3 tháng đầu: Sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 133 lượt bình chọn

Mang thai 3 tháng đầu hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 1, đây là giai đoạn đầu khi mang thai, em bé trong bụng còn rất nhỏ nên mẹ bầu cần chú ý có chế độ chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ về những lưu ý cũng như sự thay đổi của mẹ bầu và sự phát triển của em bé trong thời điểm này.

Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu cần chú ý

Trong suốt thai kỳ thì mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, đánh dấu sự thay đổi và phát triển lớn của mẹ bầu và thai nhi. Khi bạn bắt đầu phát hiện mình mang thai cần tìm hiểu những thứ bắt đầu, đầu tiên là những dấu hiệu mới bắt đầu mang thai.

Khi mới mang thai chị em sẽ thấy có những dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết bao gồm:

  • Chậm kinh
  • Ra máu báo thai
  • Thử que thử thai 2 vạch
  • Cơ thể mệt mỏi nhiều hơn
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Chán ăn hoặc chóng mặt
  • Nhạy cảm với mùi vị hoặc dễ buồn nôn
  • Căng tức ngực hoặc nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn

Ngoài những dấu hiệu trên đây, tùy cơ địa của mỗi người sẽ có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Nếu bạn thấy có những dấu hiệu nêu trên đây thì cần chú ý, chủ động thay đổi những thói quen ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé: thói quen đi đứng hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, không nên vận động mạnh, chạy, nhảy… 

Xem thêm: 8 dấu hiệu mang thai 10 tuần khoẻ mạnh, phát triển tốt

Sự thay đổi và phát triển khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu có sự thay đổi khá mạnh mẽ ở cả mẹ bầu và thai nhi. Thường sự phát triển của thai trong 3 tháng đầu sẽ bắt đầu được tính từ tuần thứ 3, thai nhi sẽ được thụ tinh và bắt đầu phát triển. 

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

  • Tuần thứ 3: Thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển ở bên trong cơ thể mẹ và phát triển thành hàng trăm tế bào và được gọi là phôi thai. 
  • Tuần thứ 4: Thai nhi phát triển thành 3 lớp, lớp bên trong sẽ phát triển thành phổi, gan, bộ máy tiêu hóa. Lớp giữa sẽ phát triển các bộ phận như xương, cơ thận, cơ quan sinh dục. Lớp bên ngoài sẽ phát triển da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh. 
  • Tuần thứ 5: Thai nhi phát triển với kích thích 1 hạt táo, hình thành não bộ và xương sống. 
  • Tuần thứ 6: Nhiều bộ phận phát triển như kích thước não, túi mắt, tim bé bắt đầu đập nhanh gấp đôi mẹ. Mũi, miệng, tai của bé cũng hình thành ở tuần thai này. 
  • Tuần thứ 7: Dây rốn được hình thành giúp đào thải chất bẩn ra ngoài túi ối, hệ tiêu hóa và phổi cũng hoàn thiện hơn. Não và tim cũng phát triển, ngón tay và ngón chân cũng được hoàn thiện. 
  • Tuần thứ 8: Cánh tay em bé bắt đầu cử động, gập duỗi, các khuỷu tay và cổ tay cũng có thể gập duỗi, các ngón tay và ngón chân được hình thành. Tế bào thần kinh được mở rộng và liên kết với nhau.
  • Tuần thứ 9: Đầu thai nhi phát triển to hơn những bộ phận khác của cơ thể. Cơ quan sinh sản nam giới hoặc nữ giới cũng được hình thành nhanh chóng.
  • Tuần thứ 10: Có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh mỗi phút. Các bộ phận như ruột, thận và gan cũng hoạt động, móng tay xuất hiện. 
  • Tuần thứ 11: Gương mặt bé bắt đầu hoàn thiện hơn, đầu bé chiếm 1 nửa chiều dài thân bé. Tuần này tay bé cũng có thể cử động mở ra và nắm lại. 
  • Tuần thứ 12: Đây là giai đoạn mà bé đã có đầy đủ các cơ quan quan trong của cơ thể, các nét gương mặt của bé cũng hoàn chỉnh, mũi và cằm cũng hoàn thiện. Não đặc biệt phát triển trong giai đoạn này, các tế bào thần kinh được nhân lên nhanh chóng, khớp thần kinh cũng hình thành với tốc độ chóng mặt. 

Với mẹ bầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, không chỉ thai nhi có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng, mẹ bầu cũng đang có những thay đổi về ngoại hình cũng như tính cách.

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ mẹ bầu bắt đầu nhận biết rõ ràng những dấu hiệu mang thai như: tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi… Mẹ bầu cũng có thể cảm thấy vui buồn thất thường, tính cách thay đổi, vừa vui lại buồn. 

Từ tuần thứ 6 trở đi mẹ bầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén và ra 1 ít máu báo, hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn có kinh sau khi trễ nhưng máu báo thai thường có lượng ít hơn

Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có thể tăng khoảng 1 kg, nhưng có nhiều chị em bị ốm nghén sẽ không tăng cân nào. Chị em không nên quá lo lắng nếu không bị ốm nghén dữ dội hoặc quá mệt mỏi.

Trong khoảng tuần thứ 9, mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, do kích thước tử cung đã to gấp đôi bình thường, lượng máu tới xương chậu cũng nhiều hơn. 

Ở giai đoạn này mẹ cũng thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới, ra nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư sẽ có màu trong suốt, không mùi. Nếu bạn thấy khí hư có máu, mùi hôi khó chịu cần đi khám các bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Tuần thứ 11 của thai kỳ mẹ bầu sẽ xuất hiện những cơn đau do chuột rút, hãy uống nhiều nước và giãn cơ chân thường xuyên kết hợp chế độ ăn đầy đủ kali, magie và canxi.

Đọc thêm: Tường tận những điều cần biết về hiện tượng mang thai ngoài tử cung

Các mốc khám thai khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu chị em cần nắm vững các mốc khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời có sự can thiệp ngay khi có dấu hiệu bất thường.

  • Từ 5 – 8 tuần: Đây là mốc khám thai đầu tiền nhằm xác định chắc chắn mình có mang thai không, thai có làm tổ đúng vị trí không. Thời điểm này mẹ bầu cũng được đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, xét nghiệm HCG, xét nghiệm máu… nếu cần thiết. 
  • Khi thai 8 tuần tuổi: Mốc khám thai này sẽ giúp đánh giá tim thai, phôi thai đồng thời kiểm tra sức khỏe toàn diện.
  • Khi thai 12 – 13 tuần tuổi: Đây là thời điểm quan trọng giúp xác định chính xác các dị tật thai nhi qua siêu âm và xét nghiệm máu

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có rất nhiều rủi ro vì thai nhi còn rất nhỏ, do đó mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những kiêng cữ trong thời gian này, không nên hoặc tránh những vấn đề sau đây: 

  • Không nên sử dụng những loại thực phẩm có nguy cơ làm sảy thai như: Dứa, rau ngót, đu đủ xanh… đây đều là những loại thực phẩm có nguy cơ làm co thắt tử cung dễ làm co thắt tử cung. 
  • Không nên sử dụng những loại thực phẩm có tính nóng như mít, nhãn, quả vải…
  • Hạn chế những loại thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, măng muốn, rau củ muối chua hoặc sử dụng chất kích thích rượu, bia…
  • Nên ăn chín uống sôi, hạn chế uống sữa tươi chưa tiệt trùng vì có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Không sơn móng tay, móng chân hoặc sử dụng những loại hóa chất có nhiều mùi hương.
  • Không nên bê vác những loại vật dụng nặng hoặc đè lên bụng
  • Không với 2 tay lên cao, bước đi chậm rãi, không đi nhanh, hạn chế đi đường xa.
  • Hạn chế vận động mạnh, không quan hệ quá mạnh bạo và thường xuyên. 

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không, kích thước chu vi vùng bụng

Mang thai 3 tháng đầu được đặc biệt chú ý tránh những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra. Do đó mẹ bầu cần trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân cũng như có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý. Nếu cần được tư vấn hoặc có những vấn đề cần được giải đáp bạn hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ sản phụ khoa, không nghe hoặc tự ý áp dụng những phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối