Cảnh báo 7 nguyên nhân khiến mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 589 lượt bình chọn

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới khiến mẹ bầu lo sợ không biết đây là dấu hiệu nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, có cần can thiệp và xử lý không. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này đồng thời có biện pháp can thiệp phù hợp mẹ bầu có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Vì sao mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới?

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới là tình trạng mẹ bầu cảm thấy đau, căng tức vùng bụng dưới rốn. Tùy từng nguyên nhân mẹ bầu có thể thấy có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng hoặc đau như đến ngày kinh nguyệt. Dấu hiệu này khá thường gặp và khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng này mà chị em có thể gặp phải.

Trường hợp mang thai bị đau bụng dưới thông thường

Đa số chị em bị đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu bình thường, nhất là những tuần đầu của thai kỳ. Những dấu hiệu hiệu này thường không cần điều trị và không cần can thiệp. 

1. Do sự làm tổ của trứng

Khi bạn thấy đau bụng lâm râm những ngày đầu của thai kỳ thì rất có thể đây là dấu hiệu mang thai những tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là bởi, trong quá trình làm tổ phôi nang bám vào niêm mạc khiến mẹ bầu bị đau bụng, sau 1 vài ngày cơn đau bụng sẽ giảm dần hoặc hết hẳn.

2. Do sự căng cơ và dây chằng

Khi thai nhi đã bám chắc vào thành tử cung thì kích thước của tử cung cũng to hơn, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau và căng tức ở phần bụng dưới. Nếu do nguyên nhân này mẹ bầu sẽ thấy đau bụng dưới lâm râm, sau đó sẽ tự hết mà không cần can thiệp. 

3. Do bị táo bón hoặc khó tiêu

Khi mang bầu, ngoài việc thay đổi ở tử cung chị em cũng sẽ thấy sự thay đổi của dạ dày với sự thay đổi của hormone. Mẹ bầu sẽ có sự thay đổi của hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó khiến bạn bị táo bón, đầy hơi và khó tiêu hơn bình thường. 

4. Do bị ốm nghén

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới cũng có thể là do bạn bị ốm nghén, làm thay đổi hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do khi mới mang thai hormone progesterone tăng lên hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, dạ dày, ruột và thực quản cũng có sự thay đổi. Lúc này mẹ bầu sẽ có dấu hiệu bị co thắt vùng bụng khiến đau bụng và khó chịu ở vùng bụng dưới.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không, kích thước chu vi vùng bụng

Trường hợp mang thai bị đau bụng dưới nguy hiểm

Ngoài những nguyên nhân không đáng lo ngại thì đau bụng dưới còn có thể do nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu do những nguyên nhân này mẹ bầu sẽ có dấu hiệu như đau bụng dữ dội, mệt mỏi, choáng váng… Dưới đây là một số những nguyên nhân mà mẹ bầu gặp phải: 

1, Do mang thai ngoài tử cung

Khi mang thai từ khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ chị em cần đặc biệt chú ý đến vị trí làm tổ của hợp tử, có rất nhiều trường hợp thai nhi nằm ngoài tử cung như vòi trứng, ổ bụng. Triệu chứng của dấu hiệu này thường là đau bụng quặn thắt, dồn dập, xuất huyết âm đạo, chảy máu âm đạo có màu sẫm, loãng…

2. Do dọa sảy sớm

Nếu bạn thấy mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu bị dọa sảy thai sớm. Đây là nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm cần được thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cũng như nguy cơ thai nhi bị dị tật. 

3. Do mang thai kèm những khối u

Trước khi mang thai bạn nên có kế hoạch tầm soát và khắc phục tình trạng nếu có những khối u như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Vì khi mang thai bạn sẽ gặp phải tình trạng đảo ngược cuống u nang dưới tử cung, do đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu khó chịu đau một phần bụng dưới.

4. Do bị viêm ruột thừa

Đây là dấu hiệu hiếm gặp nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Viêm ruột thừa khi mang thai rất nguy hiểm nếu không được thăm khám và chữa trị sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đau thắt ở 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài…

5. Do tiền sản giật

Tiền sản giật được xem là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ bầu và sức khỏe của em bé trong bụng gây mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới. Nếu tình trạng này nghiêm trọng mẹ bầu có thể gặp phải những dấu hiệu như đau vùng bụng trên, buồn nôn, cơn đau xuất hiện liên tục. 

6. Do bị rối loạn tiêu hóa do ký sinh trùng

Mẹ bầu có thể bị giun đũa gây đau bụng, đây là loại ký sinh trùng thường gặp thường do thói quen ăn uống hoặc vệ sinh không đảm bảo. Nếu không sớm khắc phục có thể khiến vùng bụng bị đau dữ dội, đau ê ẩm phần bụng hoặc vùng quanh rốn.

7. Do khi mang bầu bị  viêm đường tiết niệu

Khi mang bầu bạn sẽ dễ bị tổn thương và viêm nhiễm trong đó phổ biến nhất có viêm đường tiết niệu. Tình trạng này nếu không được sớm điều trị có thể khiến bị nhiễm trùng nặng hơn, nguy cơ trẻ bị sinh non hoặc bị thiếu cân. Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt, đi tiểu ra máu…

Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu: sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới cần làm gì?

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới có nhiều nguyên nhân, nhiều trường hợp có thể sẽ tự biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày mà không cần điều trị. Thế nhưng nếu tình trạng này không dứt hoặc khiến mẹ bầu khó chịu mẹ bầu cần thăm khám và tư vấn các bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt.

Để khắc phục cũng như hạn chế những cơn đau bụng dưới khi mang thai chị em có thể áp dụng những biện pháp giảm thiểu dưới đây:

  • Di chuyển và áp dụng những bài tập bài tập nhẹ nhàng, để khiến cơ thể được giảm đau và thư thái hơn.
  • Nếu những cơn đau bụng xuất hiện liên tục bạn có thể tắm nước ấm để các cơ được thư giãn, giảm những cơn co đau thắt, giảm đau bụng hiệu quả.
  • Uống nhiều nước để hệ tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ co thắt tử cung. Mẹ bầu chú ý không nên uống nước lạnh hoặc nước muối quá mặn sẽ khiến những cơn đau bụng nhiều hơn.
  • Chia nhỏ những bữa ăn, không nên ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị quá tải, bụng sẽ bị căng tức, đau bụng nặng hơn.
  • Không nên ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ khiến máu khó tuần hoàn và lưu thông, ngồi dậy khó khăn. Tốt nhất sau 1 tiếng mẹ bầu nên đứng lên đi lại 1 lần.
  • Lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu đặc biệt là rau xanh và hoa quả tươi, ngoài ra chị em cũng có thể bổ sung các loại hoa quả sấy khô như nho khô, mơ khô để ổn định hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông, hạn chế đau bụng, tê mỏi cơ và đầy bụng.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên để theo dõi và đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, qua đó phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý hiệu quả và kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Mang thai không nên ăn gì? Nên ăn gì để đảm bảo an toàn

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới là triệu chứng bất thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó không loại trừ nguyên nhân bệnh lý. Do đó mẹ bầu nên có kế hoạch thăm khám, không tự ý điều trị tại nhà, không sử dụng những loại cao dán, thuốc dân gian tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối