Mang thai uống nước dừa thời điểm nào thích hợp nhất?
Bài viết có ích: 374 lượt bình chọn
Mang thai uống nước dừa có tốt không và uống thời điểm nào thích hợp được nhiều mẹ bầu quan tâm. Thực tế, nước dừa chứa clorua, chất điện giải, canxi, magie, vitamin C,... Thức uống này là nguồn dưỡng chất từ tự nhiên vô cùng bổ dưỡng. Để biết uống nước dừa lúc mang thai lợi hay hại, mẹ bầu tham khảo nội dung dưới đây.
Uống nước dừa trong thời kỳ mang thai có nên không?
Mang thai uống nước dừa có tốt cho sức khoẻ không? Câu trả lời là Có. Nước dừa là thức uống an toàn cho mẹ bầu. Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên: Calo, đường, canxi, chất xơ, kali,... Thai phụ rất dễ bị kiệt sức và mất nước do thay đổi thể chất, tâm lý. Do đó, để giảm nguy cơ mất nước, táo bón, nhiễm trùng,... nước dừa là lựa chọn phù hợp.
Uống nước dừa mang lại nhiều lợi ích, dưới đây là 2 ghi nhớ quan trọng:
- Uống nước dừa điều độ. Hãy nhớ rằng, nước sạch được lọc luôn là ưu tiên hàng đầu. Không được uống nước dừa thay thế nước lọc.
- Nước dừa khi còn tươi sẽ giàu dưỡng chất hơn. Khi mua dừa, chọn địa chỉ sạch sẽ, uy tín, chọn trái dừa mềm, uống nước dừa ngay khi mở ra,...
Lưu ý:
- Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nước dừa hỗ trợ chống mất nước do ốm nghén. Chứa hàm lượng chất xơ cao, một ly nước dừa buổi sáng giúp giảm tình trạng táo bón.
- Nửa sau của thai kỳ, nước dừa hỗ trợ kiểm soát huyết áp vì giàu kali. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc trị huyết áp, không nên uống nước đưa vì nồng độ kali cao làm giảm huyết áp.
- Nước dừa giàu calo, phụ nữ sẽ tăng cân nếu lạm dụng. Ngoài ra, nước dừa có tính lợi tiểu, thai phụ nên uống điều độ
- Cuối cùng, lạm dụng nước dừa quá mức dẫn tới nhiều kali trong máu. Tăng kali trong máu khiến nhịp tim thay đổi, dẫn tới tử vong.
Có nhiều suy nghĩ sai lầm rằng nước dừa đáp ứng tất cả nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ. Điều này không chính xác. Thực tế, không có loại thực phẩm nào có thể chứa tất cả chất dinh dưỡng thiết yếu, kể cả nước dừa. Do đó, thai phụ nên kết hợp chế độ ăn uống linh động, nhiều trái cây, rau xanh, protein,...
Bà bầu nên uống nước dừa thời điểm nào tốt nhất?
Vậy mang thai uống nước dừa thời điểm nào thích hợp? Nước dừa chứa hàm lượng chất béo cao, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế uống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì có thể khiến tình trạng ốm nghén, nôn mửa nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nước dừa làm mát toàn thân, giúp giải nhiệt, hạ huyết áp, làm mềm yếu gân cơ,... nên thức uống này không phù hợp với thai phụ mang thai những tháng đầu.
Bắt đầu tháng thứ 4 trở đi, bà bầu uống nước dừa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thời điểm lý tưởng để uống nước dừa là buổi sáng, buổi trưa, chỉ nên uống 1 ly/ngày.
Vậy uống bao nhiêu nước dừa lúc mang thai là đủ? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, số lượng tiêu thụ lý tưởng là 1 ly/ngày. Tốt nhất đừng cố uống nước dừa nếu không thích mùi vị để tránh nôn mửa, khó chịu.
10 lợi ích của nước dừa khi mang thai
Qua nội dung trong bài, mẹ bầu đã biết mang thai uống nước dừa thời điểm nào thích hợp. Có thể nói, nước dừa được ví như thức uống “vàng” cho sức khỏe thai phụ từ tháng thứ 4 trở đi. Nó có nhiều công dụng tuyệt vời như:
1. Cung cấp nước và điện giải
Khi mang thai, nhu cầu điện giải tăng vì ốm nghén, buồn nôn, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước. Trong đó, nước dừa cung cấp tất cả năm chất điện giải cần thiết: Khoáng chất, natri, canxi, kali, phốt pho. Vì vậy sẽ duy trì lượng nước, chất điện giải theo nhu cầu của cơ thể.
Ngoài ra, nước dừa chứa nhiều đường, protein, natri,... có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, kiểm soát được huyết áp, duy trì độ pH của cơ thể,...
2. Bảo vệ chống nhiễm trùng
Nước dừa có công dụng giúp mẹ bầu tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nước dừa còn lợi tiểu, kích thích việc đi tiểu vì chứa kali, magie, khoáng chất khác. Hỗ trợ loại bỏ độc tố và làm sạch đường tiết niệu. Đặc biệt, nước dừa còn ngăn ngừa sỏi thận, nhiễm trùng, giảm nguy cơ sinh non.
3. Hỗ trợ duy trì cân nặng
Chất béo không có trong thành phần của nước dừa nên đây là loại nước ít calo. Vì vậy, mang thai uống nước dừa giúp duy trì cân nặng cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra, nước dừa còn kiểm soát lượng calo tiêu thụ, kiểm soát cơn đói khi mang thai.
4. Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
Thay đổi nội tiết trong thai kỳ có thể dẫn tới ợ nóng, táo bón, khó tiêu,... Nước dừa giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì độ pH phù hợp. Nước dừa chứa chất trung hòa axit tự nhiên giúp ngăn chặn chứng ợ nóng khi mang thai, thải độc cơ thể.
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,... để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cả mẹ và bé khỏi bệnh tật. Axit lauric trong nước dừa hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại, ngăn chặn nhiễm trùng như cúm, HIV,...
6. Hỗ trợ tập thể dục khi mang thai
Khi mang thai uống nước dừa hỗ trợ tập thể dục cho thai phụ. Bởi việc này giúp thai phụ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, lại giữ gìn vóc dáng cân đối. Đặc biệt, cải thiện độ đàn hồi của da, hạn chế vết rạn da.
7. Duy trì sức khỏe tim mạch
Mẹ bầu nên biết, mức điện giải thấp làm tăng huyết áp. Uống nước dừa giúp cải thiện nồng độ kali, magie, axit lauric, cải thiện cholesterol tốt, điều chỉnh huyết áp, chống lại cholesterol xấu, duy trì sức khỏe tim mạch.
8. Giúp ích cho quá trình phát triển của thai nhi
Nước dừa chứa một số hợp chất hoạt tính sinh học và yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng. Đặc biệt, nước dừa còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
9. Đồ uống tự nhiên
Đây là thức uống tự nhiên thơm ngon, bổ dưỡng. Hoàn toàn không chứa hương liệu nhân tạo, không chứa thành phần gây hại. Vì vậy, thai phụ khi mang thai uống nước dừa hoàn toàn có thể yên tâm.
10. Cải thiện lượng nước ối
Có thể nói, thời điểm thích hợp nhất cho mẹ bầu uống nước dừa là 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, nước dừa làm tăng lượng nước ối, tăng lượng máu lưu thông.
Đọc thêm: Mang thai uống trà gừng được không? Lời giải đáp từ chuyên gia
Những quan niệm sai lầm về uống nước dừa lúc mang thai
Ngoài việc quan tâm khi mang thai uống nước dừa thời điểm nào là thích hợp, hay những lợi ích khi uống nước dừa là gì. Ngoài ra, trên thực tế, còn rất nhiều người có quan niệm sai lầm khi uống nước dừa lúc mang thai. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm mà mẹ bầu nên được biết:
Quan niệm 1. Nước dừa giúp làn da bé đẹp hơn, em bé trông xinh đẹp hơn
Thực tế, sức khỏe và màu da của bé phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền. Không thể thay đổi nhờ uống nước dừa.
Quan niệm 2. Uống nước dừa giúp tóc bé mọc dày hơn, khỏe hơn
Độ chắc khỏe, kết cấu tóc của bé phụ thuộc hoàn toàn yếu tố di truyền. Uống nước dừa không tác động đến điều này.
Quan niệm 3. Bà bầu nhận tất cả chất dinh dưỡng cần thiết bằng việc uống nước dừa
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Như đã nói ở trên, không có bất kỳ thực phẩm nào chứa tất cả chất dinh dưỡng. Dù nước dừa cũng chứa nhiều dưỡng thiết yếu nhưng mình nó không đủ cung cấp cho cả quá trình mang thai của mẹ bầu.
Quan niệm 4. Nước dừa tạo axit nếu uống trong thai kỳ
Nước dừa không gây axit trong thai kỳ. Độ axit là do sự giãn nở của ổ bụng làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Quan niệm 5. Mang thai uống nước dừa khiến đầu em bé to “như trái dừa”
Cho đến nay, chưa có bất cứ mối liên quan nào giữa việc uống nước dừa với kích thước đầu của bé.
Quan niệm 6. Nước dừa là thức uống cung cấp nước tốt nhất cho thai kỳ
Không thể phủ nhận lợi ích nước dừa mang lại trong thai kỳ. Tuy nhiên, nước dừa không thể thay thế hoàn toàn nước lọc. Thai phụ vẫn cần uống ít nhất 8 - 12 ly nước lọc/ngày để đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống đủ dưỡng chất cần thiết khác để tốt cho sự phát triển của cả mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: Mang thai uống nước mía được không và uống như nào thì tốt?
Qua nội dung trong bài, thai phụ đã biết mang thai uống nước dừa có tốt không, thời điểm nào uống là thích hợp. Sau khi đọc hết bài viết này mà vẫn còn nhiều điều thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0243.9656.999, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời bạn.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?