Mang thai uống nước mía được không và nên uống như nào thì tốt?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 120 lượt bình chọn

Có bầu uống nước mía từ lâu đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng nên uống để giảm ốm nghén, thanh nhiệt tốt cho cơ thể. Mặt khác lại cho rằng nước mía có thể gây tiểu đường thai kỳ, không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Vậy sự thật mang thai uống nước mía được không? Và việc uống nước mía là tốt cho thai kỳ hay gây nguy hiểm cho em bé? Nếu mẹ bầu cũng đang có những thắc mắc này, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

(Giải đáp) Mang thai uống nước mía được không?

Với băn khoăn “Mang thai uống nước mía được không?”, bác sĩ chuyên khoa trả lời là có. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu không có cảm giác khó chịu với nước mía thì có thể sử dụng.

Đối với mẹ bầu, nước mía mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Giảm tình trạng ốm nghén

Trong khoảng thời gian đầu thai kỳ, nhiều chị em bị ốm nghén dẫn tới cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, một ly nước mía pha chút gừng có thể giúp quên đi cơn buồn nôn vì ốm nghén, mẹ bầu lấy lại được sức khỏe.

  • Tăng cường sức đề kháng

Trong nước mía có chứa thành phần chất chống oxy hóa, là nguồn thực phẩm giàu canxi, magie và sắt. Những chất này có khả năng giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt.

  • Duy trì năng lượng

Nước mía chứa hàm lượng đường tự nhiên, protein, chất béo, vitamin cùng các acid hữu cơ có thể bổ sung dinh dưỡng được cho cả mẹ và bé.

Cứ cách 2 ngày, mẹ bầu có thể uống một ly nước mái 200ml để bổ sung dưỡng chất, duy trì năng lượng.

  • Hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón

Trong nước mía có chứa một lượng kali nhất định có tác dụng cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón rất tốt. 

Ngoài ra, nước mía còn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và giúp lá gan của mẹ bầu khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh bilirubin trong cơ thể.

  • Cải thiện làn da

Phụ nữ mang thai do mất sự cân bằng nội tiết tố nên dễ gặp phải tình trạng da bị thâm sạm. Theo đó, khi uống nước mía sẽ bổ sung chất alpha hydroxy acid vào trong cơ thể hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện da dẻ trở nên hồng hào.

Như vậy, với tất cả những lợi ích về mặt sức mà nước mía đem lại, lời giải đáp cho câu hỏi mang bầu có được uống nước mía không thì chắc chắn là có.

Tuy nhiên, với bất kỳ loại thức uống hay thực phẩm nào cũng nên dùng một cách hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng trong thai kỳ. Nước mía chứa tới 70% là đường, vì thế mẹ bầu cũng nên lưu ý không uống quá nhiều mà dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Đọc thêm: Mang thai không nên ăn gì? Nên ăn gì để đảm bảo an toàn

Mẹ bầu uống nước mía như thế nào thì an toàn cho thai kỳ?

Mang thai uống nước mía được không thì mẹ bầu có thể dùng được. Và nếu sử dụng đúng cách, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho toàn thai kỳ.

  • 3 tháng đầu: Mẹ bầu nên dùng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, uống 2 - 3 ngày/lần sẽ hạn chế tình trạng ốm nghén rất tốt.
  • 3 tháng giữa: Thai phụ chỉ nên uống 2 - 3 lần/tuần, tránh uống quá nhiều nước mía vì chúng chứa hàm lượng đường cao dễ làm tăng đường đột ngột không tốt cho sức khỏe.
  • 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi tăng tốc phát triển về cân nặng. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi, mẹ bầu, mẹ bầu có thể uống 200ml nước mía cách mỗi ngày uống một lần.
  • Thai phụ nên tránh uống nước mía vào sáng sớm và buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, người nôn nao khó chịu. 
  • Nếu có cảm giác buồn nôn do nghén, mẹ bầu có thể chia nước nước mía thành từng lượng nhỏ cho dễ uống. Không cần vội vàng uống nhiều nước mía trong một lúc.
  • Không nên sử dụng nước mía thay thế hoàn toàn cho nước lọc vì chúng có thể gây ra tiểu đường thai kỳ nếu dung nạp quá nhiều. Đồng thời cũng không nên dùng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng uống chung với nước mía.
  • Mẹ bầu chỉ nên mua một lượng nước mía vừa đủ dùng để uống trong ngày. Hạn chế bảo quản lạnh để qua đêm vì có thể khiến cho nước mía bị biến tính, uống dễ lạnh bụng.
  • Ngoài ra, bạn nên mua nước mía tại những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tình trạng ngộ độc xảy ra.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Kiêng ăn gì để đảm bảo an toàn

Một số mẹo pha nước mía ngon, thay đổi vị cho mẹ bầu

Mang thai là thời điểm người phụ nữ rất nhạy cảm, đôi lúc sẽ có cảm giác khó chịu với các loại đồ ăn, thức uống. Theo đó, nếu nữ giới mang thai nước mía vừa để cung cấp thêm năng lượng cho thai kỳ, đồng thời cũng không muốn bị ngán. Thì có thể tham khảo một số cách pha chế sau để làm tăng hương vị cũng như bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.

  • Nước mía pha với quất (trái tắc): Thêm 1 quả quất (tắc) vào ly nước mía sẽ giúp hương vị trở nên thơm ngon, ngọt dịu vô cùng dễ uống.
  • Nước mía pha với cam: Cam là một loại trái cây giàu vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng rất tốt. Pha nước mía cùng với một ít nước cam vừa dễ uống, vừa nâng cao thể trạng hiệu quả.
  • Nước mía và cà rốt: Sự kết hợp này sẽ mang lại hương vị thơm ngon độc đáo, cung cấp các dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi mang thai tháng đầu để mẹ và bé phát triển khoẻ mạnh

Hy vọng rằng với những tiết lộ trên đây sẽ giúp chị em không còn phải lăn tăn mang thai uống nước mía được không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, bạn hãy gọi qua tổng đài 0243 9656 999 để được đội ngũ chuyên gia sức khỏe tư vấn cụ thể.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối