Lưu ý khi mang thai tháng đầu để mẹ và bé phát triển khỏe mạnh
Bài viết có ích: 69 lượt bình chọn
Mang thai tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa với nhiều thai phụ. Dù hành trình này đầy mệt mỏi nhưng cũng tràn ngập hạnh phúc của người mẹ. Nhất định mẹ phải nắm rõ những lưu ý mang bầu tháng đầu để đảm bảo an toàn, suôn sẻ. Vì đây là thời điểm nhạy cảm, cả mẹ và bé đều dễ bị tổn thương.
Các dấu hiệu nhận biết mang thai tháng đầu
Thực tế, các triệu chứng mang thai tháng đầu không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn cảm nhận được cơ thể có sự thay đổi so với trước đây thông qua biểu hiện sau:
- Trễ kinh: Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, sau đó quan hệ tình dục không an toàn và thấy trễ kinh, hãy nghĩ đến việc mang thai.
- Mệt mỏi: Khi mang thai, nội tiết tố nữ cũng như huyết áp có sự thay đổi. Khiến chị em mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt dù không làm việc gì nặng.
- Táo bón: Theo chuyên gia y tế, hormone gây đầy bụng cũng là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, khi mang thai, nội tiết tố gia tăng cũng làm chậm hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
- Đầy hơi: Tương tự táo bón, sự gia tăng của nội tiết tố thai kỳ cũng dẫn tới đầy hơi, khó tiêu. Khiến chị em nhầm lẫn với triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Co thắt tử cung: Một số chị em mang thai tháng đầu bị co thắt tử cung nhẹ. Cảm giác này giống đau bụng kinh nên tưởng mình sắp có kinh nguyệt.
- Ngực đau: Có thai một tháng, ngực dần nhạy cảm, thậm chí hơi đau. Hiện tượng này sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể bắt đầu quen với thay đổi nội tiết tố.
- Xuất hiện đốm máu: Khoảng 10 - 14 ngày (tuần thứ 4) sau khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung khiến máu chảy ra ngoài âm hộ, còn gọi là máu báo.
- Buồn nôn: Hiện tượng này không phổ biến nhưng một số mẹ bầu vẫn gặp. Giải pháp tốt nhất là uống nhiều nước, bổ sung vitamin tổng hợp để giảm buồn nôn.
- Đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên. Thận phải làm việc thêm giờ tăng cường hoạt động để có thể xử lý hết các chất lỏng còn dư thừa. Tuy nhiên, dù tiểu nhiều cũng cố gắng bổ sung đủ lượng nước và đi tiểu khi mỏi.
Triệu chứng bất thường khi có thai tháng đầu cần khám ngay
Khi mang thai tháng đầu, nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng dưới đây. Cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám, tư vấn kịp thời. Vì rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề bất thường.
- Chảy máu, sốt, đau, ớn lạnh
- Cảm thấy đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nặng có thể ngất
- Cảm giác mắc tiểu thường xuyên, bị tiểu buốt, tiểu rắt
- Xuất hiện cơn đau vùng chậu cực kỳ nghiêm trọng
- Dịch âm đạo bất thường
- Bàn chân, bàn tay hoặc mặt đột ngột sưng
Lưu ý: Những triệu chứng này có thể báo hiệu lưu thai, sảy thai hoặc dọa sảy thai. Do đó, chị em cần đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tư vấn kịp thời, đảm bảo an toàn cả mẹ và bé.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu: sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi
Những điều mẹ bầu nên kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Ngoài việc nắm rõ những triệu chứng khi mang thai tháng đầu. Mẹ bầu cũng cần biết những việc không nên làm, những việc cần kiêng cữ vào giai đoạn đầu thai kỳ. Cụ thể:
1. Không nên nhuộm tóc và sơn móng tay
Mặc dù cho đến nay chưa có thông tin cụ thể nói về ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé, mẹ nên tạm tránh xa chất này trong thời gian bầu bí.
2. Đi giày cao gót
Đi giày cao gót có thể ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe khi mang thai. Đi giày cao gót dễ gây té ngã, nguy cơ sảy thai. Bởi lúc này, thai nhi phát triển, bụng bầu vượt mặt, trọng tâm cơ thể thay đổi. Mẹ bầu nên chọn đôi giày có độ cao vừa phải, chất liệu thoải mái.
3. Tuyệt đối tránh xa thuốc lá
Trong khói thuốc chứa hơn 4000 chất độc hóa học. Nếu mẹ bầu chẳng may hít phải có thể đối mặt nhiều vấn đề: Trẻ sinh non, trẻ bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí não và thể chất,...
4. Hạn chế đứng và ngồi thời gian dài
Khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu nên chú ý không đứng hay ngồi thời gian dài, dễ khiến đau đầu gối, phù nề chân. Nếu do tính chất công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, nên tranh thủ đi lại, vận động nhẹ nhàng.
5. Tránh xa các trò chơi cảm giác mạnh
Những trò chơi cảm giác mạnh: Vòng quay vũ trụ, tàu lượn siêu tốc,... ảnh hưởng đến thai nhi, khiến mẹ bầu choáng váng.
6. Nên hạn chế các vận động mạnh hay làm việc quá sức
Những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không mang vác vật nặng, không làm việc quá sức, không lao lực,... Tránh ảnh hưởng sự phát triển thai nhi, thậm chí sa tử cung.
7. Không tắm bồn hoặc ngâm mình trong nước quá nóng
Sau một ngày mệt mỏi cùng với sự thay đổi của nội tiết tố, việc tắm nước ấm giúp mẹ bầu thư giãn, lấy lại tâm trạng. Tuy nhiên, thai phụ những tháng đầu thai kỳ đừng ngâm mình trong bồn nước quá lâu. Nguy cơ cảm lạnh, suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị virus tấn công, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không, kích thước chu vi vùng bụng
Không nên ăn gì để an thai 3 tháng đầu?
Đối với những lưu ý khi mang thai tháng đầu thì chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học vừa đảm bảo sức khỏe thai phụ, vừa đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu nên kiêng 1 số thực phẩm dưới đây:
1. Thực phẩm chưa nấu chín
Thực phẩm đầu tiên mẹ bầu nên kiêng không nên ăn đó là các loại thực phẩm thịt, cá, rau,... vẫn còn tươi sống và chưa được nấu chín. Các loại thực phẩm sống chứa nhiều chất độc hại gây nhiễm trùng. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi, thậm chí sảy thai.
Trứng sống hay trứng lòng đào chứa vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này gây nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí thai phụ bị chuột rút trong tử cung dẫn tới sinh non.
2. Đồ uống chứa chất kích thích
Đồ uống chứa chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá,... là những đồ mẹ bầu nên tránh xa khi đang trong thời kỳ sinh nở. Vì những chất này làm huyết áp, nhịp tim thai phụ tăng lên, ảnh hưởng sự phát triển của bé. Thậm chí gây dị tật bẩm sinh, não bộ trẻ sơ sinh chậm phát triển.
3. Thực phẩm gây co thắt tử cung
Khi mang thai trong tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng các thực phẩm có nguy cơ gây co thắt tử cung: Mướp đắng, rau ngót, rau răm, đu đủ,... Những thực phẩm này khi ăn sẽ kích thích mạnh tử cung gây co bóp mạnh, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng ăn gì dể đảm bảo an toàn?
Có nên quan hệ tình dục khi mới mang bầu tháng đầu?
Ngoài việc quan tâm mang thai tháng đầu kiêng làm gì và kiêng ăn gì. Mẹ bầu cũng cần nắm rõ có nên kiêng quan hệ tình dục? Theo bác sĩ sản phụ khoa, trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên kiêng quan hệ tình dục. Đặc biệt, nếu thuộc trong những đối tượng sau, chị em nên tránh:
- Đang có nguy cơ bị sảy thai hay đã từng có tiền sử sảy thai
- Bị xuất hiện tình trạng ra máu khi quan hệ tình dục
- Đau bụng hoặc chuột rút sau khi quan hệ tình dục
- Mang song thai hoặc đa thai
- Đi khám bào thai được chẩn đoán nhau thai bám thấp
Ngoài ra, khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Hướng dẫn cách chăm sóc da khi mang bầu tháng đầu
Khi mang thai tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ nên hạn chế sử dụng hóa chất, kể cả mỹ phẩm. Hãy tham khảo cách chăm sóc da dưới đây, vừa đảm bảo da vẫn đẹp, mịn màng, lại an toàn cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
- Rửa mặt 1 - 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt từ nguyên liệu thiên nhiên
- Sử dụng mũ rộng vành, ô (dù) khi ra ngoài
- Sử dụng kem chống nắng có nguồn gốc hữu cơ
- Đắp mặt nạ có nguồn gốc thiên nhiên: Nha đam, nghệ, mật ong, sữa chua, dưa leo,...
- Khi đánh son nên chọn những loại son có nguồn gốc từ thiên nhiên
Kết luận: Nếu như các mẹ chưa biết khám thai ở đâu thì Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là gợi ý lý tưởng dành cho mẹ. Đây là một đơn vị y tế chuyên khoa sản phụ chất lượng cao tại Hà Nội.
Ngoài việc thăm khám thai, trường hợp mẹ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bác sĩ của phòng khám còn chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả với nhiều ưu đãi lớn. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm một thai kỳ trọn vẹn an toàn tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
ĐỌc thêm: 10 dấu hiệu cod thau sau sinh mẹ bầu nào cũng có thể gặp lại
Qua nội dung trong bài, mang thai tháng đầu đã biết những triệu chứng nhận biết, nên kiêng làm gì và kiêng ăn gì. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số máy 0243.9656.999 để giải đáp thắc mắc.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết