Tại sao mang thai vẫn có kinh? Sự thật

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 866 lượt bình chọn

Nhiều chị em đang mang thai vẫn có kinh, điều này làm cho nhiều bà bầu lo lắng không biết sức khỏe của mình có sao hay không? Liệu điều này có đang cảnh báo cơ thể người mẹ đang gặp vấn đề nguy hiểm? Cùng chúng tôi tìm hiểu sự thật có trong bài viết sau!

Mang thai có kinh không?

Chuyện mang thai vẫn có kinh là một điều không tưởng, bởi chị em phụ nữ chắc hẳn ai cũng biết dấu hiệu minh chứng việc mang thai đầu tiên chính là trễ kinh nguyệt.

Lý do chị em không có kinh khi mang thai là vì chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng. Lúc này lớp lót tử cung không có nhiệm vụ phụ trách mang thai do không có quá trình thụ tinh, cho nên bộ phận này sẽ bắt đầu tách khỏi thành tử cung, tạo ra kinh nguyệt.

Nếu chị em đang mang thai, phần niêm mạc tử cung sẽ không bị loại bỏ do thành tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho thai nhi làm tổ và phát triển. Vậy khi mang thai vẫn có kinh nguyệt hay không? Câu trả lời chính là không!

Những trường hợp đang mang thai mà vẫn có kinh nguyệt, rất có thể là do mẹ bầu đang có sự nhầm lẫn giữa việc xuất huyết âm đạo khi đang mang thai và ra máu kinh.

Việc ra máu trong lúc mang thai có thể cảnh báo một số bất thường ở trong cơ thể của người mẹ. Đây cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua trong khi phụ nữ đang mang thai.

Đọc thêm: Phụ nữ mang thai ăn yến được không và ăn như thế nào là tốt nhất?

Phân biệt ra máu thai kỳ với kỳ kinh nguyệt

Để tìm hiểu về vấn đề mang thai vẫn có kinh, chị em cần phân biệt rõ ràng giữa 2 hiện tượng ra máu thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt.

Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ diễn ra trong khoảng từ 3 - 7 ngày, một chu kỳ sẽ diễn ra trong khoảng 23 - 42 ngày tùy theo cơ địa của từng người.

Lượng máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ ra nhiều vào những ngày đầu, các ngày sau sẽ giảm dần và hết hẳn, lâu nhất là 7 ngày sẽ kết thúc.

Một điểm lưu ý quan trọng, kinh nguyệt chỉ xảy ra với người không mang thai, việc người phụ nữ đang có thai mà vẫn ra máu âm đạo, đó có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Ra máu báo thai: Sẽ xuất hiện trong những ngày đầu thai kỳ, khi mà quá trình thụ tinh thành công và thai bắt đầu làm tổ, lúc này âm đạo sẽ ra một chút máu đỏ tươi hoặc đỏ hồng (lượng không nhiều) là dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết.
  • Nhiễm trùng: Tử cung có những vấn đề bất thường, có thể xuất hiện khối u hay viêm nhiễm khi mang thai.
  • Thai trứng: Đây là hiện tượng xuất hiện khối mô bất thường chứ không phải là bào thai sau thụ tinh.
  • Thai ngoài tử cung: Thai nhi không nằm trong tử cung mà nằm bên ngoài sẽ gây chảy máu âm đạo.
  • Sảy thai: Ra máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai hoặc sảy thai, tình trạng đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội, máu xuất huyết ồ ạt nên cần được đi khám để đảm bảo an toàn cho tính mạng. 

Xem thêm: Bác sĩ tư vấn những lưu ý mang 3 tháng đầu mẹ bầu cần liết

Sự thật về việc mang thai vẫn có kinh

Trên thực tế, chuyện mang thai vẫn có kinh sẽ không thể xảy ra, trừ một số người có cơ địa đặc biệt trong thời gian đầu mang thai sẽ có máu chảy ra ở âm đạo nên dễ nhầm lẫn mình vẫn đến kinh nguyệt như bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng khác có khả năng xảy ra cao hơn đó là dấu hiệu ra máu âm đạo khi đang mang thai có thể đang cảnh báo một số bất thường ở cơ thể người mẹ có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và cả thai nhi.

Dưới đây là một số nguy cơ nghiêm trọng mà phụ nữ có thể đối mặt khi ra máu ở âm đạo trong khi mang thai:

  • Mắc chứng nhau tiền đạo: Tình trạng xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất trong tử cung, phần bánh nhau thai che đi một phần hoặc toàn bộ tử cung. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mang thai vẫn có kinh.
  • Quan hệ tình dục khi đang mang thai: Khi mang thai, một số phụ nữ có cơ địa yếu được khuyên không nên quan hệ tình dục trong thời gian này vì có thể gây ra tổn thương âm đạo, làm cho mô âm đạo và thành tử cung bị chảy máu.
  • Nhau thai bị bong: Đây là hiện tượng nhau thai bị bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời, sẽ có lượng máu chảy ra khỏi âm đạo. Vì là tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu nhanh chongs nên mẹ bầu không được chủ quan.
  • Sinh non: Sau khi chuyển dạ, phần cổ tử cung sẽ mở rộng để tử cung co lại và đẩy thai nhi xuống. Khi hiện tượng này xảy ra có thể gây chảy mong. Quá trình này có thể gây chảy máu.
  • Tử cung bị vỡ: Trong quá trình chuyển dạ, tử cung bị vỡ ra cần phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Với những người đã từng phẫu thuật trên tử cung hoặc là từng sinh mổ sẽ có tỷ lệ phát bệnh cao hơn
  • Vỡ tử cung: đó là khi tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, phải cấp cứu. Bệnh này có khả năng xảy ra với trường hợp trước đó từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.

Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, nếu mẹ bầu bị xuất huyết bất thường ở âm đạo thì nên đi khám nhanh chóng để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này nhằm có hướng điều trị kịp thời.

Mang thai vẫn có kinh khi nào nên đi khám?

Hiện tượng ra mang thai vẫn có kinh làm cho nhiều mẹ bầu hoang mang bởi vì theo cơ chế sinh học thì đây là chuyện không thể xảy ra được.

Một số dấu hiệu cần chú ý khi xuất huyết ở âm đạo khi mang thai cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín:

  • Đau kéo dài vùng xương chậu
  • Bỗng nhiên ngất xỉu hay chóng mặt khi ra máu âm đạo
  • Chảy máu âm đạo nhiều hoặc có ra lẫn cục máu đông
  • Ra nhiều dịch  âm đạo có màu đỏ tươi và cần dùng đến băng vệ sinh 
  • Đau dữ dội ở vùng bụng, tình trạng trở nặng có thể đau thắt và quặn lại.

Tốt hơn hết, nếu như trước đó bạn có quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, hãy thử dùng que test thai tại nhà trước nếu như cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Trong trường hợp que hiện lên 2 vạch mà âm đạo vẫn ra máu, hãy quan sát và đến ngay cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Vì đa số những trường hợp mang thai vẫn có kinh đều tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho cả mẹ và bé, việc can thiệp y tế vẫn là việc nên làm sớm nhất có thể.

Tìm hiểu thêm: U xơ khi mang thai và những người nguy hại có thể gặp được

Mong rằng những thông tin về mang thai vẫn có kinh trong bài viết phần nào sẽ giúp cho các mẹ bầu biết được mình cần làm gì nếu không may gặp phải trường hợp trên. Để ngăn ngừa những bất thường không mong muốn xảy ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đi khám sức khỏe thai sản định kỳ. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết từ các chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa, chị em hãy liên hệ theo hotline 0243 9656 999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối