Phụ nữ mang thai ăn yến được không và ăn như thế nào thì tốt nhất?

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 240 lượt bình chọn

Đang mang thai ăn yến được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay. Khi mang thai, việc bồi bổ dưỡng chất là vô cùng cần thiết, trong đó nhiều mẹ bầu đã lựa chọn ngay yến sào để bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, không ít chị em phân vân rằng, không biết có nên ăn yến sào khi mang thai không? hay bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy thì tốt nhất? Không cần chờ đợi lâu, hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Phụ nữ mang thai ăn yến được không? 

Yến sào - một loại thần dược cung cấp giá trị dinh dưỡng “cực đỉnh” cho sức khỏe và từ xa xưa đã được coi là món ăn dành riêng cho vua chúa. Vậy ngày nay, phụ nữ mang thai ăn yến được không? 

Câu trả lời rằng chắn là được. Bởi yến sào có chứa hàm lượng protein lên tới 55% giúp duy trì năng lượng giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Không những vậy, với 31 nguyên tố vi lượng, tổ yến đặc biệt được sử dụng cho trường hợp mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, khí huyết kém, mệt mỏi…

Vậy bà bầu ăn yến có tác dụng gì? 

1. Giảm triệu chứng thai nghén

Phụ nữ mang thai có ăn được yến không? Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, đa số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn…Trong khi đó, tổ yến lại rất tốt cho các trường hợp biếng ăn, mệt mỏi…Do đó, sử dụng lượng tổ yến vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể triệu chứng ốm nghén. 

2. Bổ sung dinh dưỡng 

Mang thai có ăn yến được không? Như đã chia sẻ, yến sào rất giàu protein, axit amin cùng các khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Do đó, việc kết hợp ăn yến sào sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, thai nhi cũng phát triển toàn diện hơn. 

3. Tăng cường sức đề kháng 

Miễn dịch của bà bầu thường sẽ yếu hơn so với những người bình thường. Do vậy, nếu cơ thể không khỏe sẽ làm hệ thống miễn dịch bị suy giảm. 

Trong khi đó, hoạt chất aspartic trong tổ yến lại có tác dụng tạo globulin giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể mẹ bầu. Và chỉ khi mẹ khỏe mạnh thì thai nhi mới có thể phát triển toàn diện nhất về cả tinh thần và thể chất. 

4. Chống thâm nám, rạn da

Mang thai ăn yến được không? Mẹ bầu ăn yến sẽ giúp cải thiện tình trạng rạn da, thâm nám cực hiệu quả. Nguyên nhân là bởi trong tổ yến có chứa threonine có khả năng kích thích sản sinh elastin và collagen - 2 hoạt chất quan trọng giúp hình thành và duy trì làn da tươi trẻ & khỏe mạnh. 

5. Thanh nhiệt, chống viêm 

Phụ nữ mang thai ăn yến sào được không? Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị thiếu canxi và sắt. Tình trạng này thường đi kèm theo các triệu chứng táo bón, ợ nóng, đau nhức…Mẹ bầu có thể sử dụng tổ yến, trái cây cùng rau xanh hàng ngày giúp chống viêm, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả trong thai kỳ.  

6. Giảm stress

Thành phần axit amin Tryptophan trong yến sào có khả năng chống triệu chứng trầm cảm hay stress hữu hiệu. Loại axit này cũng góp phần cải thiện tâm trạng, làm tăng hưng phấn giúp bà bầu luôn cảm giác thư giãn, thoải mái. 

7. Giúp não bộ của thai nhi phát triển toàn hiện 

Trong thai kỳ, em bé cần glycine & alanine để phát triển hoạt động não bộ. Trong khi đó, yến sào lại rất giàu axit folic, alanine và glycine có khả năng duy trì hoạt động dẫn truyền hệ thần kinh cho thai nhi. 

8. Giảm triệu chứng đau nhức, phù nề chân tay khi mang thai 

Khả năng giảm đau nhức, phù nề tay chân trong thai kỳ cũng là một yếu tố đánh giá mang thai ăn yến được không? Các loại khoáng chất trong yến sào có khả năng tác hoạt huyết đồng thời hạn chế tối đa sự chèn ép hệ thống dây thần kinh - nguyên nhân gây đau nhức chân tay ở tam cá nguyệt thứ 3. 

Đọc thêm: Mang thai không nên ăn gì? Nên ăn gì để đảm bảo an toàn

Bà bầu ăn yến vào thời điểm nào thì tốt nhất? 

Ngoài vấn đề mang thai ăn yến có được không thì bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy cũng được nhiều chị em quan tâm. Theo các chuyên gia, khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi thất thường nên tốt nhất không nên ăn yến sào trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất để tránh tác dụng phụ. 

Sau khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tức là sang tháng thứ 4 thì bà bầu đã có thể ăn tổ yến nhưng chỉ nên dùng không quá 3g/ ngày, 3 lần/ tuần (tùy theo điều kiện sức khỏe). 

Tìm hiểu thêm: Mang thai uống nước dừa thời điểm nào thích học thức?

Chế độ ăn yến cho bà bầu tốt cho cả mẹ và con

Phụ nữ mang thai ăn yến được không? Như đã chia sẻ, sau tam cá nguyệt thứ nhất là mẹ bầu đã có thể ăn được yến sào. Tuy nhiên, bà bầu ăn yến như thế nào thì tốt cho cả mẹ và con? 

  • Không nên ăn quá nhiều 

Không thể phủ nhận những lợi ích khi ăn yến đối với bà bầu. Tuy nhiên, nếu không có chế độ ăn hợp lý thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng bẩm sinh, dọa sảy, thai nhi bị hen suyễn bẩm sinh…

Khuyến cáo: Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 mỗi lần chỉ nên ăn 1 chén nhỏ; thai kỳ từ tháng thứ 5-6 mỗi tháng chỉ nên ăn 500g và nên chia đều 15 phần trong 2 tháng. Từ tháng thứ 7 trở đi nên giảm khẩu phần ăn, cụ thể nên ăn yến sào với tần suất 3 ngày/ chén nhỏ. 

  • Nên chưng yến và đường phèn 

Yến chưng đường phèn sẽ giúp đảm bảo được hương vị của yến. Đặc biệt, cách chế biến này còn giúp lưu giữ được tối đa thành phần dinh dưỡng trong yến như vitamin, protein, khoáng chất…

  • Thêm một lát gừng 

Khi chưng tổ yến thì mẹ bầu nên thêm một lát gừng. Nguyên do là bởi gừng có tính nóng sẽ giúp trung hòa tính mát của yến sào, từ đó giúp mẹ bầu hấp thụ được trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến. 

Xem thêm: Mang thai uống trà sữa được không, chuyên gia cảnh báo gì?

Gợi ý: 3 món ngon từ tổ yến tốt cho bà bầu

Mang thai ăn yến được không? Bà bầu ăn yến chưng đường phèn được không? Theo các chuyên gia, yến chưng đường phèn có thể lưu giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có của tổ yến. Ngoài cách chế biến này, mẹ bầu có thể tham khảo ngay một số cách chế biến tổ yến dễ thực hiện dưới đây. 

  • Tổ yến chưng đường phèn 

Nguyên liệu: 1 tai yến tinh chế khoảng 10g (đã làm sạch lông & tạp chất), đường phèn, nước tinh khiết. 

Cách thực hiện: 

- Lấy tai yến ngâm nước sạc khoảng 40-60 phút đến khi tai yến nở. 

- Cho yến đã sơ chế vào ray inox để rửa lại. 

- Yến đã rửa sạch cho vào thố sứ và thêm 400-500ml.

- Cho thố sứ đem chưng cách thủy 25 phút đến khi yến nở đều. 

- Bỏ vào thố một lượng đường phèn đủ dùng. Đun trên lửa thêm khoảng 5 phút đến khi đường tan hết thì tắt bếp. 

  • Tổ yến chưng hạt sen 

Nguyên liệu: 1 tai yến tinh chế (khoảng 10g), hạt sen tươi, đường phèn và nước tinh khiết. 

Cách thực hiện: 

- Hạt sen rửa sạch, đem hấp mềm (dùng lượng vừa đủ theo ý muốn) 

- Chưng tổ yến (tương tự bước 1,2,3,4 khi làm món yến chưng đường phèn)

- Thêm hạt sen đã hấp mềm vào thố chưng yến, thêm đường phèn vừa miệng ăn. 

  • Yến sào chưng hạt chia & táo Hàn

Nguyên liệu: 2-5g yến sào, hạt chia, táo đỏ, 2g đường phèn, thố chưng yến 

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Các nguyên liệu đã sơ chế vào thố chưng yến. Ở bước này chưa nên bỏ đường phèn vào khi nấu yến sẽ không thể nở hết. 

- Bước 2: Thêm một lượng nước vừa đủ vào thố chưng, sau đó đậy nắp lại. 

- Bước 3: Đặt thố vào nồi nước để tiến hành chưng. Trước tiên, mở lửa lớn đun sôi sau đó hạ lửa đun tiếp tục 15-20 phút để yến mềm ra và món ăn được đậm vị. 

Thêm đường phèn và đun thêm 5 phút, sau đó tắt bếp hoàn thành.  

Đọc thêm: ( Giải đáp ) Phụ nữ mang thai uống mật ong được không?

Tóm lại, mang thai ăn yến được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn yến khi thai kỳ đã bước sang tháng thứ 4 và ăn với lượng vừa phải để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối