Nấm âm đạo khi mang thai: cách nhận biết, nguyên nhân và tác hại
Bài viết có ích: 387 lượt bình chọn
Nấm âm đạo khi mang thai đã khiến không ít mẹ bầu phải cảm thấy lo lắng thậm chí là đến mất ăn mất ngủ khi gặp phải. Việc bị nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ mang bầu là tình trạng rất phổ biến nhưng không phải đối tượng nào cũng hiểu rõ về điều này. Nhằm giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm khi nhiễm nấm âm đạo các chuyên gia sản phụ khoa có một vài chia sẻ sau đây mời mọi người cùng quan tâm theo dõi.
Nấm âm đạo khi mang thai là gì và các dấu hiệu nhận biết
Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng phát triển quá mức của nấm men do âm đạo bị mất cân bằng môi trường acid…Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng phổ biến nhất vẫn là ở 3 tháng đầu tiên hoặc 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này đó là nấm Candida trong điều kiện độ pH tại âm đạo bị thay đổi sẽ khiến chúng phát triển quá mức và trở nên gây hại ở môi trường này.
Khi bị nấm âm đạo mẹ bầu có thể nhận biết dễ dàng qua những dấu hiệu sau:
- Vùng âm đạo nóng ran và xuất hiện những cơn đau rát, gây ngứa ngáy.
- Khí hư bị rối loạn và tiết ra nhiều hơn có màu sắc lạ thường có thể kèm máu và kèm mùi hôi khó chịu.
- Một số đối tượng có thể gặp phải cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són.
- Cơ thể mệt mỏi, tâm lý luôn lo lắng bất an, vùng lưng có dấu hiệu đau nhức, tính tình thay đổi thất thường, không thể tập trung làm việc.
Phụ nữ khi mang thai nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên cần phải chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng đa số chị em đều có khả năng gặp phải với nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể người phụ nữ dễ bị thay đổi nội tiết tố một cách đột ngột khiến môi trường âm đạo bị biến đổi và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dễ dàng xuất hiện. Trong các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì nấm âm đạo là bệnh lý thường gặp nhất.
Ngoài ra nấm âm đạo còn xuất hiện do nguyên nhân sau:
- Do trong thời kỳ mang bầu cơ thể người mẹ sẽ bị tăng giảm lượng đường một cách đột ngột, đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân khiến vùng âm đạo bị viêm nhiễm.
- Quá trình mang thai khiến âm đạo tiết dịch nhiều hơn dẫn tới ẩm ướt thường xuyên. Mà đây là chính là điều kiện thuận lợi để nấm dễ dàng phát triển
- Do cơ thế người phụ nữ có hệ thống miễn dịch yếu, đang dùng steroid hay hóa trị cũng có nguy cơ bị nấm cao.
Quá trình mang thai khiến cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm hơn nên nguy cơ thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo hay bất cứ bệnh lý nào khác cũng cao hơn. Việc chăm sóc và giữ gìn bản thân trong thời kỳ này là vô cùng cần thiết. Nếu có những biểu hiện bất thường mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Nấm âm đạo khi mang thai tuy không phải là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nhưng đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều những biến chứng nghiêm trọng khác. Điển hình về một số biến chứng có thể gặp phải nếu thai phụ không thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời như sau:
- Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Nấm âm đạo khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, tâm lý trở nên lo lắng và căng thẳng. Chưa kể đến những biểu hiện đau nhức, ngứa ngáy đó gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, công việc thường ngày. Bệnh tiến triển nặng càng có nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm tử cung, viêm vùng chậu,…
- Ảnh hưởng đến thai nhi
Nấm âm đạo có thể dẫn đến nguy cơ sinh non khi nấm phát triển nhanh quá mức có thể dẫn tới tình trạng viêm màng ối hay thậm chí là vỡ ối. Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm, quá trình sinh thường có thể khiến nấm gây hại tiếp xúc với trẻ gây ra các bệnh lý về hô hấp, về da, về mắt.
Như vậy có thể thấy việc nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có khả năng gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi nếu thai phụ sinh thường. Tuy ở nhiều trường hợp, người mẹ vẫn có khả năng sinh thường kết hợp với việc đặt thuốc để làm sạch đường sinh. Điều này sẽ thường được chỉ định bởi bác sĩ sau quá trình thăm khám.
Cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo khi mang thai là bệnh lý không một chị em nào muốn gặp phải bởi nó có nguy cơ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất đó là mỗi mẹ bầu cần trang bị cho bản thân những phương pháp phòng ngừa làm giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Trong quá trình mang thai, để hạn chế nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo thai phụ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Không nên sử dụng đồ lót quá chật, nên dùng những loại đồ lót tạo sự thoải mái, làm bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi tạo độ khô thoáng cho vùng kín. Khi đi ngủ nên cởi bỏ đồ lót chỉ mặc bộ đồ ngoài cho thoải mái.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt đặc biệt ở môi trường vùng kín cần được đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh đúng cách. Lau theo chiều từ đằng trước ra đằng sau để vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập ngược.
- Không dùng các loại xà phòng, sữa tắm cho việc vệ sinh vùng kín đặc biệt là những chất chứa hương liệu mạnh. Lựa chọn loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
- Không sử dụng các loại giấy kém chất lượng chỉ vì ham rẻ tiền bởi nó có khả năng khiến vùng da nhạy cảm bị kích ứng.
- Quần áo, đồ dùng cá nhân đặc biệt là đồ lót cần phải được giặt sạch, phơi khô, tuyệt đối không mặc đồ còn ẩm ướt.
- Khi có biểu hiện đau rát mỗi lần tiểu hãy dùng nước ấm để vệ sinh âm hộ điều này sẽ giúp cân bằng axit trong nước tiểu.
- Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, giúp đào thải vi khuẩn và làm giảm cảm giác khó chịu mỗi lần đi tiểu.
- Tăng cường bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh và ăn sữa chua để hạn chế mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Không quan hệ tình dục trong khoảng thời gian bị nhiễm nấm tránh tình trạng bệnh càng thêm nặng hơn hoặc gây lây nhiễm cho chồng.
Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai cách tốt nhất là người mẹ cần được điều trị khỏi hoàn toàn trước khi kỳ sinh nở diễn ra để hạn chế tối đa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với cả người mẹ và thai nhi. Khi bị nấm âm đạo chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để tránh dẫn đến việc điều trị sai cách khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng đó sẽ là những thông tin cần thiết giúp bạn đọc đặc biệt là các mẹ bầu trang bị thêm kiến thức hữu ích cho bản thân nếu có gặp phải bệnh nấm âm đạo. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi.
- Ra dịch vàng ở vùng kín cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm
- Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Đau rát vùng kín sau khi quan hệ có nguy hiểm không?
- Lý giải chi tiết về tình trạng chảy máu vùng kín sau quan hệ
- Rửa vùng kín bằng lá tía tô có tác dụng gì? Cách thực hiện hiệu quả
- Bôi dầu dừa vào vùng kín có tác dụng gì? Có ảnh hưởng gì không?