U nang buồng trứng có phải mổ không? Mổ phương pháp nào?

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 153 lượt bình chọn

U nang buồng trứng có phải mổ không, khi nào cần mổ và mổ u nang có ảnh hưởng gì không là một trong những câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế phương pháp hỗ trợ điều trị phụ thuộc cơ địa sức khỏe bệnh nhân và tình trạng khối u nang. Để biết câu trả lời chính xác, tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng

Trước khi tìm hiểu bệnh u nang buồng trứng có phải mổ không, mọi người cần nắm rõ căn bệnh này. Hầu hết khối u nang đều ở dạng nước, chứa dịch bên trong. Thông thường, triệu chứng bệnh phát triển âm thầm. Chị em chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám sức khỏe phụ khoa hoặc làm các xét nghiệm như siêu âm. Các triệu chứng điển hình của bệnh khi u nang đã lớn:

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở hạ vị hoặc khi vận động mạnh. Những cơn đau này dễ nhầm lẫn với bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,...
  • Chị em bị rối loạn kinh nguyệt
  • Người bệnh có cảm giác chướng bụng, cảm giác như có khối u chèn ép, tiểu khó, táo bón,...
  • Khối u phát triển nhanh, làm chướng bụng, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,...
  • Xuất hiện biến chứng xoắn hoặc vỡ u gây đau, ngoài ra có triệu chứng nôn, buồn nôn,...

Khi nghi ngờ bản thân có triệu chứng của bệnh u nang, phái đẹp cần chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chỉ định mổ hay không. Với u nang cơ năng, thông thường sẽ tự thoái từ 1 – 2 chu kỳ kinh mà không cần điều trị. Nhưng cần thường xuyên theo dõi để biết là khối u lành tính hay ác tính.

Cần mổ u nang buồng trứng không? Khi nào mổ?

Qua nội dung ở trên, chị em đã nắm rõ về căn bệnh u nang buồng trứng. Ngoài ra, rất nhiều chị em băn khoăn u nang buồng trứng có phải mổ không? Trên thực tế, việc chỉ định mổ u nang được quy định trong các trường hợp sau:

  • Khối u nang dạng cơ năng kiểu xoắn nang hoặc khả năng vỡ nang
  • Khối u nang thực thể: U nang nhầy, u nang nước, u nang bì,...
  • Khối u nang phát triển nhanh, có thể là ung thư hoặc khối u kéo dài 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt chưa biến mất
  • Nghi ngờ khối u nang buồng trứng chèn ép bộ phận lân cận dẫn tới triệu chứng táo bón, tiểu khó
  • Thai phụ xuất hiện khối u nang, nguy cơ sinh non, sảy thai, nhau tiền đạo,... rất cao.

Có thể nói, khối u nang được chỉ định mổ khi khối u có kích thước lớn dần và không thể tự tiêu. Vậy phương pháp phẫu thuật nào được áp dụng? Tùy thuộc kích thước và hình thái từng loại u nang mà bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp. Bao gồm: Mổ hở, mổ nội soi, cắt buồng trứng hoặc cắt cả phần phụ.

Để cắt bỏ khối u nang buồng trứng, bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật mổ nội soi hoặc mổ hở. Những trường hợp được áp dụng 2 phương pháp này:

  • Kích thước u nang ≥ 10 cm và khối u nang kéo dài hơn 3 kỳ kinh
  • Khối u nang buồng trứng tồn tại dạng khối u thực thể như u nang nhầy, u nang nước,...
  • Khối u nang hoàng thể xuất huyết có biến chứng viêm phúc mạc
  • Khối u nang buồng trứng tồn tại dạng u xơ hoặc u rắn

Trường hợp bệnh nhân được chỉ định cắt buồng trứng khi:

  • Không thể thực hiện phẫu thuật khối u nang buồng trứng vì tai biến phẫu thuật hoặc chống chỉ định.
  • Khối u nang buồng trứng có nguồn gốc tế bào biểu mô tuyến
  • Khối u nang ác tính có kích thước lớn hơn 10 cm
  • Khối u nang buồng trứng không thể phẫu thuật tách khỏi buồng trứng
  • Khối u nang buồng trứng ở phụ nữ sau mãn kinh và kích thước lớn hơn 5 cm

2 phương pháp mổ u nang buồng trứng điển hình

Ngoài việc quan tâm u nang buồng trứng có phải mổ không, người bệnh còn mong muốn nắm rõ 2 phương pháp mổ điển hình được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất hiện nay là mổ nội soi và mổ hở. Cụ thể:

Đối với phương pháp mổ nội soi:

  • Nếu khối u nang kích thước nhỏ, kết quả xét nghiệm không phải ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp mổ nội soi. 
  • Bác sĩ tiến hành bóc tách và cắt bỏ khối u, bảo tồn phần mô lành tính, hạn chế những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của buồng trứng. Không làm suy buồng trứng vì mô lành còn lại sẽ duy trì chức năng buồng trứng.

Đối với phương pháp mổ hở:

  • Kích thước khối u nang lớn, xuất hiện biến chứng xoắn, vỡ nang,... Lúc này, bác sĩ chỉ định phương pháp mổ hở để cắt bỏ khối u nang.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết khối u nếu nghi ngờ ung thư
  • Nếu kết quả là khối u ác tính, bác sĩ chỉ định điều trị chuyên sâu theo phác đồ bệnh ung bướu
  • Thực tế, mổ hở là phương pháp còn tồn tại nhiều nhược điểm: Dính vết mổ gây tắc ruột, nhiễm trùng hậu phẫu,...

Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm gì không?

Ngoài việc quan tâm u nang buồng trứng có phải mổ không, người bệnh còn băn khoăn mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thực tế, nếu lựa chọn mổ tại địa chỉ y tế kém chất lượng, trang thiết bị kỹ thuật không đảm bảo,... có khả năng cao bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu trong và sau phẫu thuật, lượng máu ra nhiều hoặc ít tùy thuộc mức độ vết thương
  • Nhiễm trùng tại vết mổ và để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ
  • Người bệnh đau đớn trong và sau mổ khối u nang, thậm chí không kiểm soát được cơn đau
  • Ruột và bàng quang chịu nhiều tổn thương trong quá trình diễn ra phẫu thuật

Ngoài ra, rất nhiều chị em trước khi quyết định mổ u nang buồng trứng băn khoăn có ảnh hưởng sức khỏe sinh sản không? Đối với vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa sản phụ giải đáp:

  • Trường hợp chỉ cắt khối u: Mô lành tính tại buồng trứng vẫn còn. Tuy nhiên có thể gây dính quanh buồng trứng, vòi trứng nên có nguy cơ ảnh hưởng khả năng thụ thai.
  • Cắt bỏ 1 bên buồng trứng: 1 bên buồng trứng vẫn còn nên người bệnh vẫn xuất hiện kinh nguyệt và vẫn mang thai được. Tuy nhiên sau đó buồng trứng còn lại tại tiếp tục bị u nang thì khả năng mang thai sẽ khó khăn.
  • Cắt bỏ 2 bên buồng trứng: Đồng nghĩa chị em bị mãn kinh sau phẫu thuật, không còn nội tiết tố. Các nang noãn không còn nên chị em mất khả năng sinh sản hoàn toàn, suy giảm ham muốn tình dục, việc quan hệ tình dục gặp nhiều khó khăn,... 

Những điều cần phải lưu ý khi thực hiện phẫu thuật u nang buồng trứng?

Đối với câu hỏi u nang buồng trứng có phải mổ không thì câu trả lời đã quá rõ ràng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho phẫu thuật và hạn chế biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe thì bệnh nhân cần tuân thủ những điều dưới đây. 

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật u nang buồng trứng:

  • Nắm rõ thông tin tại sao cần phẫu thuật mổ u nang buồng trứng, nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật
  • Không sử dụng những thuốc có thể ảnh hưởng đông máu
  • Không sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác, thông báo cho bác sĩ trước khi phẫu thuật
  • Nếu bệnh nhân mắc bệnh lý nhiễm trùng nấm, bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp, bệnh tim mạch, bệnh hen, bệnh suy dinh dưỡng, huyết khối tĩnh mạch, thiếu máu,... cần điều trị các bệnh lý kể trên trước khi mổ khối u nang
  • Thông báo cho bác sĩ bản thân có tiền sử dị ứng, sốc thuốc, sốc phản vệ,...
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không sử dụng chất kích thích,... 

Trong ngày phẫu thuật u nang buồng trứng:

  • Bệnh nhân nhịn ăn theo yêu cầu bác sĩ, ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật. 
  • Buổi tối trước khi phẫu thuật, bệnh nhân tắm gội sạch, cắt ngắn móng tay, không sơn móng tay và móng chân
  • Nếu cần uống thuốc theo chỉ định bác sĩ thì hãy uống với ít nước lọc, không được uống quá nhiều nước lọc

Sau phẫu thuật u nang buồng trứng:

  • Khoảng 24 - 48 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đau vết mổ. Triệu chứng này giảm dần những ngày tiếp theo.
  • Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh dài ngày,... hỗ trợ phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân ngồi dậy sớm, tập đi lại để tránh biến chứng dính tắc ruột, huyết khối tĩnh mạch
  • Khoảng 5 - 7 ngày sau mổ u nang, quay lại cơ sở y tế để cắt chỉ. Trường hợp khâu bằng chỉ tự tiêu thì bỏ qua điều này.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi u nang buồng trứng có phải mổ không, u nang buồng trứng mổ bằng phương pháp nào. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, thắc mắc, chị em vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được chuyên gia tư vấn miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối