U nang buồng trứng khi mang thai là gì? Có gây nguy hiểm không?
Bài viết có ích: 851 lượt bình chọn
U nang buồng trứng khi mang thai là một trong số những tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em hiện nay. Tình trạng này đa phần chỉ được phát hiện qua việc thăm khám và nhiều người lại thường có thái độ khá chủ quan với nó. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh lý này mời bạn đọc đặc biệt là các mẹ bầu theo dõi qua những chia sẻ dưới bài viết sau đây.
U nang buồng trứng khi mang thai là gì?
U nang buồng trứng khi mang thai là một bệnh lý hay gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Đa phần mọi người đều nghĩ rằng đây là một căn bệnh lành tính và không gây nguy hiểm nên không quá lo lắng.
Tuy nhiên những khối u lành tình này nếu không được can thiệp sớm rất có thể gây ra những biến chứng rủi ro thậm chí là gây ung thư buồng trứng. U nang buồng trứng khi đang mang thai thường xuất hiện ở 2 dạng phổ biến như sau:
- U nang buồng trứng hoàng thể: đây là những khối u nang được hình thành do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi thai nghén. Những khối u này có thể biến mất sau 3 tháng đầu mang thai.
- U nang buồng trứng thực thể: khối u này thường gặp ở những đối tượng đã từng nạo hút thai hay sảy thai nhiều lần trước đó. Đa phần những khối u này đã xuất hiện trước đó khá lâu nhưng chỉ được phát hiện khi khám thai.
Trong quá trình mang thai, hoàng thể ở cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone tạo điều kiện niêm mạc tử cung phát triển và giúp phôi thai làm tổ, phát triển. Khi thai phát triển được 12 tuần thì bánh nhau cũng đã hoàn thiện thay thế hoàng thể khiến hoàng thể bị teo nhỏ, thoái hóa sau cùng tiêu biến mất. Thế nhưng ở một số đối tượng khi mang thai, hoàng thể trong cơ thể không biến mất mà vẫn xuất hiện ở buồng trứng và hình thành các nang trứng gây ra hiện tượng u nang buồng trứng trong thai kỳ.
Ngoài ra ở một số phụ nữ đã bị u nang buồng trứng trước khi mang thai nhưng lại không hề hay biết mà chỉ phát hiện qua quá trình đi khám thai khi mang thai. Khối u nang này có thể tồn tại ở cơ thể người phụ nữ trong suốt thời kỳ thai nghén.
Biểu hiện u nang buồng trứng khi mang thai
U nang buồng trứng khi mang thai thường sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn bình thường. Mẹ bầu có thể nhận biết bệnh lý qua một số những triệu chứng điển hình như sau:
- Đau: xuất hiện cảm giác đau nhưng khá mờ hồ, nhiều người mô tả giống như bị đè nặng ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới nơi có u nang. Mức độ đau có thể tăng lên đột ngột điều này cũng có thể hình dung tới việc u nang bị vỡ. Ở một số đối tượng u nang gây xoắn buồng trứng tạo nên cảm giác đau dữ dội và cần phải được cấp cứu kịp thời.
- Bụng bị đầy hơi, chán ăn, khó tiêu.
- Kích thước vòng bụng lớn hơn bình thường so với tuổi thai, ổ bụng bị tạo áp lực lớn bất thường
- Khi u nang bị vỡ hay gây xoắn buồng trứng người bệnh sẽ cảm thấy đau, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, buồn nôn và nôn, mất nhiều máu gây choáng váng, cơ thể sốt do bị nhiễm trùng,…
Như vậy với những dấu hiệu nhận biết trên đây nếu mẹ bầu nào đang gặp phải thì nên chủ động tìm tới những đơn vị y tế để được bác sĩ thăm khám, siêu âm và kiểm tra càng sớm càng tốt.
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng khi mang thai là bệnh lý không thể xem thường bởi nó có khả năng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ, tới sự phát triển của bào thai trong bụng. Nếu không tiến hành điều trị sớm, có thể thai phụ sẽ phải đối diện với một trong số những biến chứng rủi ro như sau:
- Gây chèn ép thai nhi
Sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng khi có sự xuất hiện của các khối u nang, khối u càng lớn sẽ càng gây chèn ép đến bào thai khiến thai không có đủ không gian để phát triển, không được phát triển bình thường về kích cỡ. Điều này thể hiện rõ ở giai đoạn cuối thai kỳ và khiến mẹ bầu có cảm giác nghén nặng hơn, cơ thể luôn nặng nề, khó chịu, bụng chướng.
- Tăng nguy cơ bị sảy thai sớm
U nang buồng trứng vỡ hay gây xoắn buồng trứng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai ở ngay những tuần đầu tiên thai kỳ. Đã có không ít mẹ bầu buộc phải thực hiện đình chỉ thai để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa những biến chứng nặng nề do những khối u nang gây ra.
Không hẳn tất cả các mẹ bầu đều sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như trên, ở một số trường hợp thai phụ vẫn có thể khỏe mạnh mang thai và sinh con như bình thường. Tuy nhiên điều này cần phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bị u nang buồng trứng khi đang mang thai cần phải làm gì?
U nang buồng trứng khi mang thai đa phần sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người mẹ thậm chí ở một số đối tượng xuất hiện u nang hoàng thể các khối u này còn có thể tự biến mất đi. Thê nhưng không phải về thế mà các chị em được phép chủ quan với nó.
Để có thể chắc chắn những khối u nang trong buồng trứng đó sẽ không gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình mang thai chúng ta cần phải tiến hành theo dõi sự tiến triển của khối u đó. Đối với quá trình thăm khám thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ lên lịch thăm khám thai và siêu âm thai nhiều lần hơn. Quá trình thăm khám và siêu âm sẽ giúp nắm bắt được kích thước, tình trạng khối u đảm bảo nó không lớn hơn hay có nguy cơ gây ảnh hưởng tới bào thai và quá trình sinh nở về sau.
Với những trường hợp khối u nang không thể tiêu biến mà có khả năng vỡ hay gây xoắn buồng trứng sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật kịp thời. Đầu tiên phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được ưu tiên hơn cả nhưng nếu tình trạng kích thước khối u quá lớn bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định mổ mở bụng do thực hiện phẫu thuật nội soi không khả thi.
Với những trường hợp các u nang chưa có biểu hiện gì nhưng có khuynh hướng tiến triển nhanh gây ảnh hưởng tới thai nhi sẽ cần được can thiệp theo chỉ định từ bác sĩ. Thời điểm can thiệp thường là sau 13 tuần thai khi đó thai đã khá trưởng thành và được cung cấp đủ hormone. Ở 3 tháng giữa thai kỳ nếu u nang phát triển to thì cần can thiệp ngay để làm giảm những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Các chuyên gia tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng địa chỉ tại số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội cho biết mẹ bầu cần chủ động đi thăm khám sớm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường của bệnh u nang buồng trứng tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
U nang buồng trứng khi mang thai là một thai kỳ khá nguy hiểm đặc biệt là khi những khối u nang đó có xu hướng tăng nhanh, phát triển nhanh. Việc quan sát, theo dõi sát sao, kiểm tra và siêu âm thường xuyên là vô cùng cần thiết để kiểm soát khối u, cần can thiệp kịp thời ngay khi cần thiết để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh t và thai nhi được phát triển một cách bình thường.
Dựa trên những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là kiến thức mà bạn đọc có thể trang bị cho bản thân. Ngoài ra nếu còn những thắc mắc cần được trao đổi người bệnh thêm vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 0243.9656.999 nhé.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết