Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi không?
Bài viết có ích: 926 lượt bình chọn
Ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Nếu nhận biết sớm triệu chứng, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 6.000 phụ nữ phát bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Chính vì vậy, chủ động trong thăm khám, điều trị và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Ung thư cổ tử cung là gì? Có mấy giai đoạn?
Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ tế bào.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Hình thành khi tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường. Tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên không kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư ở cổ tử cung là bệnh phổ biến ở nữ giới thuộc độ tuổi từ 30 – 45. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1. Giai đoạn này, virus HPV mới xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh chưa có triệu chứng bất thường.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn tiền ung thư, những tế bào ung thư bất thường đã xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong cổ tử cung. Chưa ảnh hưởng tới bộ phận lân cận, chưa ảnh hưởng tới hạch bạch cầu, chưa ăn sâu biểu mô chính.
- Giai đoạn 3. Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Khối u bắt đầu xâm lấn xa hơn, triệu chứng rõ rệt hơn. Dù khối u phát triển nặng nhưng chưa di căn.
- Giai đoạn 4. Là giai đoạn cuối, khối u đã di căn đến: Vùng chậu, bàng quang, trực tràng,... Ảnh hưởng gan, phổi, sức khỏe suy giảm, cơ hội chữa khỏi bệnh thấp.
Ung thư cổ tử cung nguyên nhân do đâu?
Tại sao ung thư cổ tử cung? Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do virus HPV-16 và HPV-18. Đây là 2 chủng loại có khả năng cao gây bệnh, chiếm khoảng 70% tỷ lệ người nhiễm.
Ngoài nguyên nhân chính, còn phải kể đến các nguyên nhân gián tiếp:
1. Do hệ thống miễn dịch suy yếu
Người có tiền sử bệnh lý nhiễm HIV, viêm gan, tiểu đường,... có quá trình sử dụng thuốc lâu ngày cùng với thời gian mang bệnh nhiều năm, khiến hệ thống miễn dịch trong cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm.
2. Thực đơn ăn uống không cân đối
Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh. Ngược lại, chế độ ăn không lành mạnh, ít trái cây và rau củ quả, thiếu vitamin,... là tác nhân gây bệnh ung thư ở tử cung.
3. Vi rút gây ung thư cổ tử cung do hút thuốc lá
Không chỉ nam giới, tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá đang có xu hướng tăng cao. Thuốc lá chứa nhiều độc tố, ảnh hưởng sức khỏe, nguy cơ mắc bệnh ung thư ở tử cung cao gấp 2 lần so với người bình thường.
4. Do yếu tố di truyền
Những gia đình có mẹ có tiền sử bị ung thư ở tử cung thì con gái có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với phụ nữ bình thường.
5. Mang thai khi quá trẻ (dưới 17 tuổi)
Mang thai khi quá trẻ, bộ phận sinh sản chưa hoàn thiện, quá trình sinh nở làm tổn thương cơ quan sinh dục, virus HPV có điều kiện xâm nhập, phát triển.
6. Mang thai quá nhiều
Mang thai và sinh nở quá nhiều cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung. Lúc này, cổ tử cung bị tổn thương, tạo môi trường lý tưởng để xâm nhập và gây bệnh.
7. Ung thư cổ tử cung 18 do lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc tránh thai khiến nội tiết tố thay đổi trong cơ thể, tăng nguy cơ ung thư ở tử cung. Ngoài thuốc tránh thai, thuốc nội tiết ngăn ngừa sảy thai cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
8. Do tuổi tác
Nữ giới đến độ tuổi nào đó, khoảng trên 35 tuổi, tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư ở tử cung.
9. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn tăng nguy cơ viêm nhiễm của vi khuẩn Chlamydia, lậu, giang mai... tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư ở tử cung.
Quan hệ tình dục không an toàn
10. Nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân trên, bệnh còn do yếu tố: Béo phì, sử dụng thiết bị trong tử cung, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,...
Ung thư cổ tử cung triệu chứng nhận biết
Tương tự ung thư khác, những thay đổi của ung thư cổ tử cung hpv giai đoạn đầu diễn biến thầm lặng, gần như không có triệu chứng. Nếu triệu chứng rõ ràng, có thể bệnh đã phát triển nặng và lan rộng.
Nhận biết triệu chứng để điều trị kịp thời:
1. Chảy máu âm đạo bất thường
Không phải ngày kinh nguyệt nhưng nữ giới có hiện tượng xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân. Tùy cơ địa mỗi người mà lượng máu xuất nhiều hay ít khác nhau.
2. Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bất thường (màu đen, xanh, vàng), dịch ra nhiều, ngứa, hôi... Để biết chính xác bệnh gì, chị em không chủ quan, nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị hiệu quả.
3. Ung thư cổ tử cung biểu hiện như thế nào – Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố thay đổi, cổ tử cung bị kích thích... khiến quá trình rụng trứng trong cơ thể thay đổi, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ diễn ra lâu hơn hoặc ít hơn bình thường, xuất hiện tình trạng trễ kinh, máu kinh màu sắc bất thường, điển hình là màu đen.
4. Quan hệ tình dục đau rát, chảy máu
Quan hệ tình dục đau rát kéo dài, cảm giác đau và chảy máu sau khi quan hệ thường xuyên vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ tiềm ẩn bệnh ung thư ở tử cung.
5. Đau bụng dưới hoặc xương chậu
Trước hoặc trong ngày hành kinh, nữ giới xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới, đau xương chậu. Hiện tượng này không được chủ quan, có thể cảnh báo bệnh ung thư ở tử cung.
6. Đau lưng dưới
Những cơn đau không được điều trị sẽ dần lan xuống chân, nhiều trường hợp đau vùng lưng dưới biến chứng đã gây sưng (phù) chân, khó khăn khi đi lại.
7. Dấu hiệu phụ nữ ung thư cổ tử cung – Thiếu máu
Thiếu máu khiến sức khỏe bệnh nhân suy yếu, huyết áp thấp dễ bị ngất. Thiếu máu là một trong những triệu chứng của ung thư ở cổ tử cung.
Dấu hiệu phụ nữ ung thư cổ tử cung – Thiếu máu
8. Tiểu tiện bất thường
Tế bào ung thư đã di căn, sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng bàng quang, đường tiết niệu, thận... Bệnh nhân thường xuyên tiểu đêm, dòng nước tiểu ấm nóng, tiểu buốt, tiểu rắt,...
9. Cơ thể mệt mỏi, sụt cân
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thậm chí đột ngột giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân... cảnh báo bệnh ung thư ở cổ tử cung.
10. Đau chân, chuột rút
Rất nhiều chị em âm thầm chịu đựng cơn đau chân, chuột rút vì nghĩ rằng đau nhức bình thường. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể cảnh báo bệnh ung thư ở tử cung.
Ung thư cổ tử cung ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào?
Ung thư cổ tử cung pdf không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh ngày một nặng. Gây ra biến chứng nghiêm trọng do kết quả của u xâm lấn đến cơ quan lân cận.
- Vô sinh: Ung thư ở tử cung ảnh hưởng đến cổ tử cung – Nơi trứng và tinh trùng phát triển. Trong quá trình điều trị, vì nhiều lý do, buộc phải cắt cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. Điều này khiến phụ nữ mất dần thiên chức làm mẹ, thậm chí mãn kinh sớm.
- Ảnh hưởng tâm lý: Ung thư ở cổ tử cung là nguyên nhân rối loạn cảm xúc, dẫn tới trầm cảm, khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đời sống cá nhân, gia đình.
- Suy thận: Nhiều trường hợp, khối u ung thư chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Nước tiểu tích tụ khiến thận sưng, dẫn tới sẹo, suy giảm chức năng
- Chảy máu: Nếu ung thư lan vào âm đạo, ruột, bàng quang... sẽ dẫn tới chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng, hoặc tiểu lẫn máu.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở người trẻ
Bị ung thư cổ tử cung triệu chứng khá giống với bệnh lý phụ khoa, nên nhiều chị em chủ quan. Kết hợp diễn biến chậm của bệnh khiến chị em phát hiện muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm. Vì vậy, chị em nên có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
1. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung
Nếu ở độ tuổi sinh hoạt tình dục, hoặc từ 20 tuổi trở đi, nên tiến hành tầm soát ung thư ở cổ tử cung nhất là khi cơ thể có triệu chứng bất thường. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị hiệu quả.
Địa chỉ tầm soát ung thư ở cổ tử cung cho kết quả chính xác là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
2. Tiêm phòng vắc xin HPV
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư ở cổ tử cung là do lây nhiễm virus u nhú (HPV). Chính vì vậy, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả là tiêm vắc xin phòng HPV.
Theo bác sĩ, nữ giới từ 9 – 26 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng HPV, hiệu quả nhất vẫn là từ 9 – 15 tuổi, bất kể quan hệ tình dục hay chưa. Ở thời điểm này, việc tiêm vắc xin sẽ phát huy tác dụng cao nhất, tăng kháng thể, đáp ứng miễn dịch...
3. Có lối sống lành mạnh
Lối sống tình dục lành mạnh như quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 bạn tình... giúp giảm nhiễm HPV gây ung thư ở cổ tử cung. Bên cạnh đó, có chế độ ăn uống khoa học, tránh thừa cân, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, tránh hút thuốc lá, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục,...
Như vậy, ung thư cổ tử cung phát triển như thế nào, tác hại là gì, cách phòng ngừa ra sao đã có câu trả lời. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết