Uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt có sao không?
Bài viết có ích: 761 lượt bình chọn
Uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt có phát huy được tác dụng, có gây ảnh hưởng gì không? Thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai tác động đến nội tiết tố để ngừa thai, tuy nhiên nhiều chị em lo lắng việc uống thuốc ngừa thai trong ngày kinh nguyệt dễ ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Vậy sự thực uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ có bị giảm hiệu quả không, có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay chu kỳ kinh nguyệt về sau không?
Uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng không?
Giải đáp về vấn đề uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Việc uống thuốc tránh thai không gây hại với sức khỏe nếu được thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Đang có kinh có nên uống thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa thành phần chính là progesterone và estrogen được Bộ Y tế cấp phép. Khi đưa vào cơ thể, thành phần thuốc tác động đến nội tiết tố làm thay đổi môi trường âm đạo không lý tưởng cho sự thụ tinh, ngăn ngừa rụng trứng cho hiệu quả tránh thai.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày vào ngày kinh nguyệt có thể mang đến nhiều lợi ích cho chị em như:
- Giúp giảm phần nào lượng máu trong kỳ kinh đồng thời giúp làm giảm chứng đau bụng kinh.
- Hạn chế tình trạng xuất hiện mụn trứng cá.
- Giúp cải thiện phần nào tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt.
Khi sử dụng thuốc, nhất là trong những ngày đầu, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn và nôn, đau đầu, căng tức ngực…Những tác dụng phụ này có thể xảy ra trong một vài ngày sau đó tự mất khi cơ thể chị em đã thích nghi với thuốc.
Thuốc tránh thai hàng ngày có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bất kỳ ngày nào. Tuy vậy chị em nên có thời gian biểu uống thuốc cố định nhằm tạo thành thói quen để không quên thuốc, giúp thuốc phát huy hiệu quả ngừa thai cao.
Thuốc tránh thai hàng ngày có 2 loại, loại vỉ 21 viên và loại vỉ 28 viên. Với vỉ 21 viên, cần dùng liên tục 21 viên, ngừng 7 viên và dùng tiếp vỉ sau. Với vỉ 28 viên, uống theo đánh số thứ tự trên vỉ thuốc và dùng tiếp vỉ sau mà không cần phụ thuộc chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian uống thuốc, ngày hành kinh không gây ảnh hưởng đến liệu trình dùng thuốc.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vào ngày đèn đỏ có sao không?
Uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt có sao không? Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa thành phần hormone levonorgestrel, tác dụng ngừa thai khẩn cấp với trường hợp quan hệ không an toàn. Hormone levonorgestrel giúp ngăn chặn trứng rụng theo chu kỳ bình thường, ngăn chặn trứng đã thụ tinh không làm tổ được trong tử cung.
Thuốc được dùng càng sớm càng cho hiệu quả cao. Hiệu quả cao nhất trong vòng 12-24h sau khi quan hệ không an toàn, không nên để quá 72h vì sẽ không còn hiệu quả tránh thai.
Thuốc tránh thai khẩn cấp được các chuyên gia khuyến cáo không dùng quá 2 lần/ tháng, không quá 3 lần/ năm. Bởi loại thuốc này chứa hàm lượng lớn nội tiết tố cho tá dụng nhanh, nếu lạm dụng có thể tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt và làm mỏng niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Tóm lại: Về vấn đề Uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt, dù là thuốc hàng ngày hay thuốc khẩn cấp chị em cũng không cần quá lo lắng thuốc sẽ bị giảm tác dụng. Tốt hơn hết, chị em nên thăm khám bác sĩ để nắm được tình trạng sức khỏe có phù hợp áp dụng biện pháp tránh thai này không. Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm, dị ứng thành phần thuốc, tiền sử bệnh mãn tính hay đang điều trị thuốc khác…cần cẩn trọng khi sử dụng.
Mặt khác, chị em nên lưu ý vấn đề tình dục trong ngày đèn đỏ. Thông thường, nữ giới sẽ có nhu cầu tình dục cao hơn trong ngày kinh nguyệt, tuy nhiên hãy cân nhắc một số tác hại nếu quan hệ vào ngày đèn đỏ như dễ gây viêm nhiễm, đẩy ngược máu kinh vào trong…
Lưu ý khi uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt
Như vậy, vấn đề uống thuốc tránh thai trong thời kỳ kinh nguyệt đã được giải đáp trên đây. Cho đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được việc uống thuốc ngừa thai trong kỳ kinh nguyệt bị giảm hiệu quả. Với thuốc tránh thai hàng ngày, chị em có thể sử dụng bình thường, với thuốc tránh thai khẩn cấp hãy cân nhắc khi sử dụng tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để đảm bảo được hiệu quả tránh thai cũng như an toàn cho sức khỏe, khi dùng thuốc tránh thai chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Nếu bị quên thuốc cần uống bù vào ngay ngày hôm sau. Nếu uống xong bị nôn cần bổ sung sớm nhất khoảng 3h đồng hồ trở lại. Nên duy trì thói quen uống thuốc vào một khung giờ cố định.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp: Khuyến cáo của các chuyên gia không nên uống quá 2 lần/ tháng và không quá 3 lần/ năm. Và cần lưu ý rằng, rất nhiều trường hợp dù đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thể mang thai bình thường do thuốc chỉ giúp ngăn ngừa sự thụ tinh, còn trường hợp sự thụ tinh đã xảy ra thuốc không còn tác dụng. Do đó, nên uống thuốc càng sớm hiệu quả ngừa thai càng cao và tuyệt đối không lạm dụng tránh những ảnh hưởng trong tương lai.
Trường hợp chị em gặp phải một số vấn đề bất thường sau khi uống thuốc tránh thai như đau bụng kéo dài, buồn nôn và nôn, chảy máu âm đạo,...hãy đến gặp bác sĩ kể kiểm tra tình trạng cơ thể ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám xác định có phải dấu hiệu dị ứng thuốc hay không, hay có vấn đề nào khác để tư vấn các biện pháp ngừa thai phù hợp và hiệu quả hơn.
Mặc dù những ngày kinh nguyệt được cho là thời điểm an toàn do tỷ lệ thụ thai thấp. Tuy nhiên, việc quan hệ vào ngày kinh nguyệt có thể dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa và các biến chứng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt về sau.
Trên đây là giải đáp về vấn đề uống thuốc tránh thai trong thời gian kinh nguyệt chị em nên đọc để biết. Để được tư vấn về sức khỏe sinh sản hoặc bất kỳ vấn đề bệnh lý phụ khoa, có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 hoặc click tư vấn online để các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và miễn phí.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết