Vòng tránh thai [Tất tần tật thông tin phái đẹp nên biết]
Bài viết có ích: 787 lượt bình chọn
Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các biện pháp tránh thai ra đời ngày một nhiều. Một trong những biện pháp phòng tránh thai phổ biến là phương pháp đặt vòng tránh thai. Đây là biện pháp được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Để biết thêm thông tin về phương pháp này, mời mọi người theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ bằng nhựa có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S,... Trong đó, thông dụng nhất là vòng hình chữ T và hình cánh cung,... đặt vào buồng tử cung ở thời điểm thích hợp.
Nguyên tắc hoạt động của vòng ngừa thai là ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung để gặp trứng. Bằng cách làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn trứng là tổ.
Vòng tránh thai
Đặt vòng ngừa thai là biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì an toàn, hiệu quả, đơn giản và kinh tế. Chiếc vòng này không phù hợp với người có cơ địa dị ứng với đồng hoặc mắc bệnh Wilson có thể khiến đồng tích tụ cao trong cơ thể.
Có mấy loại vòng tránh thai?
Hiện nay, ở nước ta sử dụng phổ biến nhất 2 loại vòng tránh thai: Vòng chứa đồng và vòng chứa hormone nội tiết. 2 loại vòng này đều có hình chữ T.
1. Vòng ngừa thai chữ T chứa đồng
Vòng ngừa thai chữ T, được quấn đồng, chất liệu đồng được gắn ở phần thân chữ T, đuôi vòng có 2 dây nhỏ thò ra âm đạo 2 – 3 cm nhằm kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí không. Đây là loại vòng thông dụng nhất hiện nay.
Cơ chế hoạt động: Chất đồng được gắn lên vòng, tác động lên enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào niêm mạc tử cung, ngăn việc thụ thai. Sau đó, ion đồng được giải phóng sẽ ảnh hưởng tới việc di chuyển của tinh trùng và thay đổi tử cung, khiến tinh trùng không thể gặp trứng để làm tổ.
Ưu điểm:
- Thời gian tác dụng tùy thuộc loại vòng. Ngoài việc ngừa thai, vòng chữ T còn cải thiện kinh nguyệt nhiều, giảm đau bụng kinh
- Vòng ngừa thai giúp quan hệ vợ chồng “thật” hơn so với việc dùng bao cao su
Nhược điểm:
- Vòng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt nữ giới khiến thời gian kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn, đau bụng, khí hư ra nhiều bất thường,...
- Tác dụng phụ như đau đầu, nổi mụn trứng cá,...
2. Vòng tránh thai nội tiết
Loại vòng tránh thai này cũng có hình chữ T, nhưng thay vì chứa đồng sẽ chứa hormone nội tiết.
Cơ chế hoạt động: Lượng hormone nội tiết được giải phóng trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng. Làm chất nhầy ở tử cung dày, đặc quánh tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng. Đồng thời lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.
Vòng tránh thai nội tiết
Ưu điểm:
- Hiệu quả tránh thai cao 98 – 99%, tác dụng 3 – 5 năm. Phần nội tiết từ vòng chỉ tác động tại niêm mạc tử cung nên không ảnh hưởng toàn cơ thể.
- Đặt vòng ngừa thai nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, ít đau bụng hơn, lượng máu ra ít so với vòng ngừa thai chứa đồng.
- Biện pháp này tương đối an toàn, không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và sinh sản, có thể lấy vòng ra bất cứ lúc nào để mang thai, sinh nở.
Nhược điểm:
- Chi phí cao, thời gian sử dụng ngắn so với vòng ngừa thai chứa đồng
- Không có tác dụng ngay và nhanh do lượng hormone cần thời gian để giải phóng. Vì vậy, sau khi đặt vòng nội tiết, cần sử dụng thêm biện pháp ngừa thai khác: Bao cao su, thuốc tránh thai,...
- Một số trường hợp nữ giới có thể gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn, căng tức ngực, đau đầu, buồn nôn, tính khí thất thường,...
Có nên đặt vòng tránh thai? Quy trình như thế nào?
Nên đặt vòng tránh thai, bởi việc đặt vòng mang lại cho phái đẹp nhiều lợi ích:
- Hiệu quả tránh thai tương đối cao, lên tới 98 – 99%
- Thời gian sử dụng tránh thai lâu từ 5 – 10 năm
- Sau thời gian kế hoạch sinh, nếu nữ giới muốn mang thai trở lại, chỉ cần tháo vòng là mọi thứ trở lại bình thường.
- Phụ nữ sau sinh khoảng 6 – 8 tuần, có thể thoải mái đặt vòng mà không lo mất sữa, ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ,...
Bất cứ thủ thuật nào cũng cần có quy trình đúng chuẩn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Với cách đặt vòng tránh thai cũng vậy. Quy trình đặt vòng chuyên nghiệp được diễn biến như sau:
- Bước 1. Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định vị trí cũng như kích thước tử cung để đưa ra loại vòng ngừa thai thích hợp.
- Bước 2. Bác sĩ vệ sinh vùng kín, làm sạch âm đạo để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tiếp đến, bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt đã khử trùng để mở âm đạo.
- Bước 3. Đưa vòng ngừa thai vào cổ tử cung của nữ giới. Thời gian thực hiện ngắn và thao tác nhẹ nhàng, tránh đau đớn cho phái đẹp.
- Bước 4. Cuối cùng, bác sĩ vệ sinh lại để đảm bảo không nhiễm khuẩn.
Chú ý:
- Khi vừa thực hiện quy trình đặt vòng, chị em sẽ cảm thấy khó chịu một chút. Vì vậy, cần thời gian để làm quen với sự có mặt của vật thể mới trong cơ thể mình.
- Sau khi đặt vòng, chị em muốn kiểm tra xem vị trí vòng đã đúng chưa. Hãy rửa sạch tay, đặt ngón tay vào âm đạo, nếu sờ thấy có sợi dây từ cổ tử cung thì vòng ngừa thai đã đặt đúng.
Đặt vòng tránh thai giá bao nhiêu?
Chi phí đặt vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ đặt ra. Chuyên gia sản phụ khoa cho biết, mức phí một lần đặt vòng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Chưa thăm khám trực tiếp sẽ rất khó để đưa ra con số cụ thể.
1. Tình trạng sức khỏe bản thân
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng việc đặt vòng là sức khỏe của bạn. Nếu phái đẹp có sức khỏe tốt, chỉ cần lựa chọn loại vòng ngừa thai phù hợp và tiến hành đặt vòng vào tử cung.
Ngược lại, nữ giới mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh trước. Sau đó tiến hành đặt vòng ngừa thai. Điều này khiến chi phí tốn kém hơn.
2. Loại vòng ngừa thai
Chi phí đặt vòng ngừa thai hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc loại vòng bạn chọn để sử dụng. Tùy thuộc điều kiện kinh tế, chị em lựa chọn loại vòng thích hợp.
3. Địa chỉ thực hiện đặt vòng
Từng địa chỉ y tế khác nhau sẽ có mức phí đặt vòng, phương pháp, kỹ thuật khác nhau. Nếu nghĩ đến việc lựa chọn địa chỉ y tế nhỏ lẻ để giảm bớt chi phí thì điều này hoàn toàn sai lầm.
Bởi những nơi đó có thể không đảm bảo chất lượng, quy trình thực hiện và dụng cụ không an toàn,... khiến việc đặt vòng không chính xác, dẫn tới hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại,... Từ đó tránh biến chứng nguy hiểm.
Đặt vòng tránh thai ở đâu Hà Nội uy tín, chất lượng
Giới thiệu đến phái đẹp một địa chỉ y tế chuyên khoa có tiếng ở Hà Nội với kỹ thuật đặt vòng tránh thai an toàn, không biến chứng, đó là Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Đặt vòng tại đây phái đẹp sẽ được bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, đảm bảo đem lại sự an toàn cao.
Trước khi đặt vòng, chị em phụ nữ được bác sĩ khám phụ khoa trước bằng công nghệ hiện đại. Nếu có bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì phải chữa khỏi trước khi thực hiện đặt vòng.
Phòng khám thực hiện đặt vòng theo công nghệ tân tiến. Với quy trình đơn giản, không đau, không tạo vết thương cũng như không xuất hiện triệu chứng lạ sau khi đặt vòng. Khả năng tránh thai tối ưu trong thời gian lâu dài khoảng 10 – 15 năm.
Việc đặt vòng ngừa thai theo công nghệ hiện đại không ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt không gây hại cho sức khỏe, bảo vệ khả năn sinh sản sau này. Chỉ cần tháo vòng là chị em có thể mang thai bình thường.
Ngoài ra, phòng khám còn sở hữu nhiều thế mạnh vượt trội:
- Phòng thủ thuật, dụng cụ y tế được vô trùng sạch sẽ, an toàn
- Môi trường làm việc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát
- Nhân viên y tế chu đáo, nhiệt tình
- Thủ tục nhanh – gọn – tiết kiệm thời gian
- Thời gian làm việc linh động 8h00 – 20h00 tất cả các ngày tuần, kể cả ngày nghỉ lễ tết
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết quy trình đặt vòng tránh thai là gì, địa chỉ nào đặt vòng ngừa thai an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết