Cách trị táo bón khẩn cấp cho hiệu quả “thần kỳ”?
Bài viết có ích: 879 lượt bình chọn
Đâu là cách trị táo bón khẩn cấp cho hiệu quả “thần kỳ”? Người bị táo bón nặng thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân hãy tham khảo những cách trị táo bón nặng nhanh chóng và an toàn trong bài viết.
Tổng hợp cách trị táo bón nhanh nhất
Cách trị táo bón khẩn cấp luôn được bệnh nhân quan tâm đặc biệt. Có thể nói, chứng táo bón được coi là nặng khi người bệnh không thể đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/tuần và kéo dài nhiều tháng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa bệnh nhân không thể bỏ qua.
1. Trị táo bón khẩn cấp tại nhà có hiệu quả?
Cách trị táo bón khẩn cấp tại nhà có hiệu quả? Thông thường, khi bị táo bón, bệnh nhân sẽ được khuyên sử dụng nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước, xây dựng lối sống lành mạnh... Nếu táo bón ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, người bệnh hãy tham khảo một số biện pháp sau:
- Uống một tách cà phê có thể kích thích ruột, làm phân mềm và ẩm. Caffeine trong cà phê có thể làm tăng nhu động ruột, ngăn chặn sự tái hấp thụ nước trong phân, làm mềm phân...
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm để thư giãn cơ vòng và hỗ trợ cải thiện táo bón.
- Bổ sung trái cây có tính chất nhuận tràng tự nhiên như đu đủ, lê, mận, đào, dứa.
- Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau chứa chất xơ hòa tan như cải xoăn, rau bina, măng tây, atiso, đậu xanh, bông cải... giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung magie để hỗ trợ thư giãn đại tràng, giúp việc co bóp ở hậu môn mượt mà và khiến phân dễ đi qua hơn.
Kết luận: Trị táo bón khẩn cấp bằng thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, thói quen ăn uống khoa học... thật sự không đem lại hiệu quả cao. Cách làm này chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, táo bón giai đoạn đầu.
2. Thuốc tây y điều trị táo bón nặng có an toàn?
Cách trị táo bón khẩn cấp bằng tây y được nhiều bệnh nhân sử dụng. Nếu táo bón không được cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ kích thích hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân, nhuận tràng...
- Sử dụng sản phẩm bổ sung chất xơ
Một số sản phẩm bổ sung chất xơ dạng viên nén, thuốc bột và viên nhai: Canxi polycarbophil (FiberCon), chất xơ Methylcellulose (Citrucel ), Psyllium (Metamucil, Konsyl).
Ưu điểm: Những chất xơ này làm tăng khối lượng phân, giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng.
- Thuốc làm mềm phân
Sản phẩm làm mềm phân: Natri docusate (Colace), Docusate Cani (Surface), Senna, D Focusate.
Thuốc làm mềm phân Colace
Ưu điểm: Chất làm mềm phân có thể kết hợp với nước, chất béo để khiến phân mềm hơn, đại tiện dễ hơn. Các loại thuốc này được sử dụng cho người có tiền sử táo bón mạn tính.
- Thuốc nhuận tràng muối
Một số thuốc nhuận tràng muối thường được kê cho trường hợp táo bón không tắc nghẽn đường ruột. Cụ thể:
Magiê Hydroxide: Tích nước ở ruột, kích thích hoạt động của ruột kết, hỗ trợ giảm táo bón.
Magie Sulphate: Hiệu quả trong 3 giờ nếu dùng đường uống. Có tác dụng trong 15 phút nếu dùng qua trực tràng.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng bôi trơn
Thuốc nhuận tràng có ưu điểm là hỗ trợ bôi trơn ruột, giúp phân dễ dàng đi qua trong 6 – 8 giờ dùng thuốc.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Một số loại thuốc phổ biến: Magiê Hydroxide, Magie Citrate, Lactulose (Kristalose), Polyetylen Glycol (Miralax).
Ưu điểm: Thẩm thấu nước trong phân, giúp phân mềm mại hơn, làm tăng nhu động ruột, đưa nước vào ống hậu môn, giúp người bệnh đại tiện trong 24 – 48 giờ sau khi dùng thuốc.
- Thuốc nhuận tràng kích thích
Một số loại thuốc phổ biến: Bisacodyl (Duc Odyl, Dulcolax), dầu thầu dầu, Senna – Sennosides đường uống ( Senokot).
Ưu điểm: giúp ruột co lại, phân di chuyển dễ dàng.
Kết luận: Thuốc tây có thể điều trị chứng táo bón khẩn cấp với hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liệu trình bác sĩ kê. Không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng.
Đặc biệt, một số thuốc tây y có thể dẫn tới tác dụng phụ như khiến cơ thể không thể hấp thụ được vitamin, khoáng chất cần thiết... Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể tích tụ độc tố, hại gan, hại thận...
3. Cách trị táo bón khẩn cấp bằng phương pháp ngoại khoa
Đối với chứng táo bón khẩn cấp, nếu đi kèm đại tiện ra máu kéo dài, đau đớn hậu môn, có cục thịt lòi ra,... rất có thể người bệnh đã bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... Thời điểm này, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hay điều trị bằng thuốc tây hoàn toàn không mang lại tác dụng triệt để.
Cách tốt nhất, bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại một địa chỉ y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị chứng táo bón nặng biến chứng thành trĩ, nứt kẽ hậu môn... theo phương pháp:
Phương pháp HCPT
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu khi cắt cục thịt thừa hậu môn (còn gọi là búi trĩ)
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng,...
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát trở lại rất thấp, hầu như không xảy ra
- Thuốc đông y có tác dụng nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y
Đội ngũ bác sĩ điều trị chứng táo bón biến chứng thành bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đều là những người có chuyên môn, có trình độ, có nhiều năm kinh nghiệm...
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam.
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
- Bác sĩ Lê Văn Minh: Người có hơn 30 năm kinh nghiệm phục vụ tại các bệnh viện trong quân đội. Thực hiện cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.
5 biện pháp phòng ngừa táo bón khẩn cấp
Như vậy, cách trị táo bón khẩn cấp cho hiệu quả “thần kỳ” là phương pháp ngoại khoa đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Để tránh táo bón khẩn cấp biến chứng thành trĩ, người bệnh hãy tham khảo một số phương pháp phòng tránh tại nhà như sau.
1. Tăng lượng nước uống mỗi ngày
Phụ nữ trưởng thành cố gắng tiêu thụ 2,2 lít nước/ngày, nam giới cố gắng tiêu thụ 3 lít/ngày. Tiêu thụ nước đóng vai trò quan trọng cho việc đi đại tiện và chống lại táo bón. Khi cơ thể hấp thụ đủ lượng nước cần thiết, sẽ tránh được phân khô cứng, việc đại tiện dễ dàng hơn.
2. Thêm chất xơ trong chế độ ăn uống
Chất xơ phòng ngừa táo bón nặng. Làm tăng khối lượng phân, giúp phân di chuyển trong ruột già và ra ngoài hậu môn dễ dàng. Nam giới có thể cần bổ sung ít nhất là 30 gram chất xơ mỗi ngày trong khi nữ giới là 21 – 25 gram.
Thực phẩm giàu chất xơ:
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng,...
- Rau cải xanh, rau bina, atiso, ngô, cà rốt...
- Trái cây tươi như táo, chuối, lê, cam,...
3. Tập thể dục đều đặn hàng ngày
Các hoạt động vận động có thể có thể giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Giúp phân đi qua ruột, đại tràng, hậu môn dễ dàng. Người bị táo bón nặng cần chú ý tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
Tập thể dục hàng ngày
4. Đi đại tiện khi mỏi
Khi mỏi đại tiện, cần đi ngay lập tức. Trì hoãn đại tiện khiến ruột già hút nước từ phân, khiến phân khô cứng, khó khăn khi di chuyển ra khỏi hậu môn. Ngoài ra, nhịn đại tiện có thể dẫn tới rối loạn nhu động ruột, khiến táo bón nghiêm trọng.
5. Tập luyện xương chậu
Táo bón đôi khi liên quan đến các cơ hậu môn suy yếu. Khiến phân không thể đi qua hậu môn, dẫn tới tồn đọng và gây ra táo bón. Chính vì thế, người bị táo bón cần thường xuyên luyện tập cơ hậu môn, cơ xương chậu, hỗ trợ đại tiện dễ dàng...
Nội dung trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ và gợi ý về cách trị táo bón khẩn cấp. Tình trạng táo bón nặng có thể khiến rò trực tràng, nứt kẽ hậu môn và một số biến chứng đường ruột nguy hiểm khác... Do đó, người bệnh cần có biện pháp khắc phục và cải thiện hợp lý. Mọi chi tiết cần giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ tư vấn miễn phí.
- TOP những chữa táo bón bằng mật ong tại nhà đơn giản nhất
- 7 nguyên nhân bị đi cầu đau hậu môn & cách chữa tại nhà
- Khó đi cầu là bệnh gì & các biện pháp điều trị
- Cách trị táo bón đơn giản tại nhà liệu có hiệu quả?
- Tổng hợp cách trị táo bón hiệu quả nhanh chóng và triệt để
- Cách trị táo bón lâu ngày: Nên dùng thuốc hay phẫu thuật?