Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh: Nguyên nhân, cách trị
Bài viết có ích: 833 lượt bình chọn
Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh nguyên nhân là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Cách điều trị như thế nào hiệu quả là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Theo bác sĩ sản phụ khoa, hiện tượng đại tiện ra máu rất phổ biến với nhiều sản phụ. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hỏi – đáp: Phái đẹp sinh mổ đi ngoài ra máu phải làm sao?
Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? Đối với vấn đề này, chị Nguyễn Minh Trang, 29 tuổi - Hà Nội có câu hỏi:
“Chào bác sĩ! Tôi vừa sinh em bé cách đây 2 tuần. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tôi thường xuyên bị táo bón. Thỉnh thoảng có chút máu dính ở giấy vệ sinh. Tuy nhiên, sau khi sinh xong, việc đại tiện của tôi vẫn gặp khó khăn. Mỗi lần như thế lại chảy máu, tôi rất lo lắng về vấn đề này. Tôi phải làm sao thưa bác sĩ!”
Giải đáp: Chị Nguyễn Minh Trang thân mến! Cảm ơn chị tin tưởng gửi câu hỏi về hòm thư Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Thắc mắc của chị, bác sĩ chuyên khoa I Lại Kiều Hoa, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa cho biết:
“Sau sinh, nhiều chị em phụ nữ thường xuất hiện tình trạng đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như lượng máu nhiều hay ít, màu sắc, triệu chứng đi kèm,... mới có thể đưa ra chính xác nguyên nhân.
Theo như mô tả chị Trang chia sẻ, chúng tôi chẩn đoán có thể đây là triệu chứng của một số bệnh lý sau sinh như táo bón, trĩ,...”
Phụ nữ sinh mổ đi ngoài ra máu phải làm sao
Bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh nguyên nhân do đâu?
Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh nguyên nhân do đâu? Hiện tượng phái đẹp sau khi sinh thường xuyên đi ngoài ra máu là hậu quả của một số nguyên nhân trong quá trình mang thai và sau sinh. Cụ thể:
- Khi mang thai, sự thay đổi của yếu tố nội tiết, các loại thuốc sắt, canxi, áp lực thai nhi lên khoang chậu,... khiến việc đại tiện khó khăn hơn. Tĩnh mạch ở hậu môn sưng phù. Chị em phụ nữ dễ dàng bị táo bón hoặc trĩ.
- Trong quá trình sinh em bé, tử cung của mẹ mở to, mẹ phải dùng sức lực đẩy con ra ngoài. Tuy nhiên, việc gồng mình không đúng cách sẽ khiến búi trĩ sa ra ngoài. Dẫn đến việc đại tiện ra máu sau khi sinh.
- Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc kiêng cữ của sản phụ: Ít vận động đi lại, chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn ít rau xanh, nhiều thịt,... Điều này khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng.
- Ngoài ra, một số phụ nữ sau khi sinh mổ bị đi ngoài ra máu còn xuất phát từ nguyên nhân dùng thuốc kháng sinh, thuốc gây tê,... dẫn đến tác dụng phụ làm ảnh hưởng chức năng của ruột.
Chảy máu hậu môn khi đi ngoài sau khi sinh nguy hiểm không?
Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh nguy hiểm không là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Hiện tượng này nếu không được khắc phục kịp thời, nguy cơ để lại nhiều biến chứng sau:
- Đại tiện ra máu sau sinh nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới việc thai phụ bị mất máu nhiều. Cơ thể thiếu máu, mệt mỏi, dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm khác
- Nặng hơn, có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, bội nhiễm, ung thư hậu môn – trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh
- Ngoài ra, nếu đi ngoài ra máu như: máu tươi nhiều, máu chảy thành từng giọt hoặc thành tia, phân đen, nội soi thấy u,... là dấu hiệu ung thư trực tràng hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa
Khuyến cáo: Bất cứ triệu chứng nào của chị em phụ nữ sau sinh đều phải hết sức cẩn thận. Nhằm xác định chính xác nguyên nhân rồi đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Thông thường, phụ nữ sau khi sinh con đi ngoài ra máu là do táo bón. Nếu nguyên nhân này, mẹ nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ. Có như vậy mới nhanh chóng cải thiện được tình hình.
>>Tin liên quan:
- Đi đại tiện đau rát ra máu có phải bệnh trĩ không?
- Đi ngoài ra máu nên ăn gì kiêng gì để cầm máu, giảm đau?
- Đi đại tiện ra máu nhưng không đau: Bệnh lý và cách chữa
Khắc phục táo bón sau sinh cho phái đẹp hiệu quả
Khắc phục hiện tượng đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh hiệu quả. Giúp chị em vững vàng tâm lý chăm sóc con nhỏ. Dưới đây là một số mẹo người bệnh có thể tham khảo.
1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Có thể nói, chế độ ăn uống, sinh hoạt quyết định rất nhiều đến việc hình thành tình trạng đại tiện ra máu sau sinh. Phái đẹp nên lưu ý:
- Đối với ăn uống
Nếu bị táo bón, đại tiện ra máu sau sinh, chị em cố gắng uống đủ nước. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,... giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa.
- Đối với sinh hoạt
Để kích thích nhu động ruột hoạt động, nên tăng cường vận động hàng ngày. Không nên nằm và ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đi lại nhiều hơn, nếu có thể hãy tập luyện thể dục thể thao, các bài tập yoga,...
Bên cạnh đó, phái đẹp cũng chú ý hạn chế ngồi xổm. Nếu muốn hãy ngồi với một chiếc ghế thấp để tránh tình trạng búi trĩ sa ra ngoài.
Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định. Đừng nhịn đại tiện, đừng đi đại tiện quá lâu. Chúng có thể khiến tình trạng xấu đi. Và nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó để phòng tránh viêm nhiễm.
2. Áp dụng mẹo giảm đau sau khi đại tiện
Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh khiến chị em luôn có cảm giác đau đớn, khó chịu,... Sử dụng thuốc không được khuyến khích vì các mẹ còn cho con bú. Dưới đây là một số mẹo thực sự hữu ích phái đẹp nên tham khảo:
- Nước ấm: Nước ấm làm giảm đau rát khi đại tiện ra máu, giúp chị em dễ chịu hơn. Mỗi ngày vài lần, dùng nước ấm ngâm hậu môn. Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện hoặc tắm bằng nước ấm.
- Đá lạnh: Bọc đá lạnh bằng vải sạch, chườm lên búi trĩ có thể làm co búi trĩ. Làm giảm kích thước búi trĩ nên bạn cũng thoải mái hơn.
- Sử dụng gối chỗ O: Ngồi gối chữ O được coi là bí quyết giảm áp lực lên búi trĩ. Giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa hiện tượng búi trĩ xung huyết căng phồng.
- Nằm nghiêng về một bên: Nằm ngửa hoặc nằm sấp không tốt cho búi trĩ. Sản phụ sau sinh đa phần là nằm. Do đó, hãy nằm nghiêng về một bên, tốt nhất là bên trái để giảm sự ứ máu tại hậu môn.
Cách chữa đi ngoài ra máu ở phụ nữ sau sinh
3. Bài thuốc dân gian chữa sau sinh mổ không đi đại tiện được
Sử dụng bài thuốc dân gian điều trị sau sinh mổ không đi đại tiện được là cách hay nhất để thay thế thuốc tây y. Dưới đây là 3 mẹo vô cùng hiệu quả - các mẹ có thể tham khảo để áp dụng:
- Lá thiên lý non: Dùng nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với chút muối hạt. Thêm khoảng 30ml nước ấm, khuấy đều lọc lấy nước cốt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lấy bông thấm dung dịch rồi đắp lên vùng bị trĩ. Thực hiện đều đặn hàng ngày.
- Hoa mào gà: Lấy bông hoa mào gà phơi khô, sau đó tán thành bột. Trữ trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy khoảng 5g pha với nước trà uống mỗi ngày 3 – 4 lần.
- Rau diếp cá: Ăn nhiều rau diếp cá sống. Hoặc rửa sạch nấu nước, đem xông hậu môn. Khi nước nguội bớt đem rửa hậu môn, phần bã đắp lên búi trĩ. Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày.
Khuyến cáo: Không phải trường hợp nào áp dụng những cách trên cũng mang đến hiệu quả. Nhiều sản phụ đi đại tiện ra máu trước đó, sau sinh không để ý, khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
Lúc này, búi trĩ sa ra ngoài, sưng phồng, hậu môn đau rát, đại tiện khó khăn,... Trường hợp này, cần thiết phải nhờ đến sự can thiệp của thuốc tây y hoặc các thủ thuật, phẫu thuật,...
Tuy nhiên, không thể tùy tiện sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh. Vì thuốc có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe em bé. Do đó, tốt nhất các mẹ nên đi thăm khám tại một địa chỉ hậu môn – trực tràng uy tín. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh nguy hiểm như thế nào. Chúng tôi khuyên bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, chủ động đi gặp bác sĩ để điều trị. Mọi chi tiết cần biết, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời