Bệnh trĩ ở người mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả nhất
Bài viết có ích: 98 lượt bình chọn
Bệnh trĩ ở người mang thai là bệnh lý không hiếm gặp nhưng lại gây ra những phiền toái, khó chịu trong đời sống hàng ngày, thậm chí là sức khỏe của thai phụ. Trên thực tế, có khoảng 20-50% phụ nữ sẽ trải qua bệnh trĩ khi có thai, có thể là mức độ nặng hoặc nhẹ. Vậy bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai nhận biết thế nào, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người mang thai
Nhiều thống kê cho thấy, có tới 50% phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai. Đồng thời, bệnh trĩ ở người mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
- Thai nhi phát triển lớn dần gây áp lực chèn ép lên vùng chậu, nhất là hệ thống tĩnh mạch khu vực hậu môn trực tràng khiến khu vực này bị sưng và đau.
- Sự gia tăng progesterone khi mang thai cũng có thể gây ra bệnh trĩ. Nguyên do là bởi hormone này có thể làm giãn thành tĩnh mạch khiến chúng bị sưng đau hơn.
- Tăng thể tích máu làm căng giãn tĩnh mạch cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai.
Một số nguyên nhân cũng là gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai bao gồm:
- Bị táo bón, khó đi đại tiện thường xuyên phải rặn và ngồi rất lâu trong wc.
- Khi mang thai cân nặng tăng nhiều và nhanh không kiểm soát được.
- Ngồi hay đứng quá lâu trong khoảng thời gian dài.
Đọc thêm: Đang mang thai quan hệ ra máu có sao khônhg? [Bác sĩ tư vấn]
Triệu chứng bệnh trĩ ở người mang thai
Có hai dạng bệnh trĩ ở người mang thai điển hình đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là bệnh trĩ nội, bạn sẽ không nhận biết được bệnh đến khi bị đại tiện ra máu. Trong khi đó, trĩ ngoại lại là một khối thịt nhỏ mọc bên ngoài hậu môn và bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được. Ngoài ra, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai còn gây ra một số triệu chứng điển hình khác phải kể đến:
- Đại tiện ra máu: Khi bệnh còn nhẹ, máu có thể dính trên giấy vệ sinh, khi bệnh đã nặng máu có thể thành tia.
- Đau hậu môn: Bệnh trĩ gây cảm giác đau đớn, khó chịu bên quanh và xung quanh hậu môn. Bệnh cũng có thể gây ngứa ngáy, ẩm ướt tại vùng hậu môn…tạo thành cảm giác khác biệt chưa từng trải qua.
- Sa búi trĩ: Đối với trĩ nội, ở mỗi giai đoạn thì tình trạng sa búi trĩ sẽ khác nhau, người bệnh sẽ nhận biết rõ rệt búi trĩ nội bị sa khi bước vào độ 2. Trong khi đó, búi trĩ ngoại xuất hiện ngay khi bắt đầu, búi trĩ càng to và số lượng càng nhiều thì chứng tỏ bệnh càng nặng.
Xem thêm: Mang thai phải tiêm phòng những gì? 7 loại vắc xin cần và đủ
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ở người mang thai tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt cùng những nguy cơ đáng lưu ý về sức khỏe.
1. Đối với thai phụ
- Bệnh trĩ gây ngứa ngáy, khó chịu cùng những cơn đau rát hậu môn khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái đau đớn.
- Chảy máu hậu môn do bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng thiếu máu, mất máu quá nhiều. Lúc này, bệnh nhân rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể, mệt mỏi…
- Búi trĩ sa khiến hậu môn luôn ẩm ướt, viêm nhiễm, khó chịu. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lây lan tấn công sang vùng kín và gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Búi trĩ phát triển lớn gây chèn ép, làm hẹp đường sinh thường và gây khó sinh.
2. Đối với thai nhi
Bệnh trĩ gây viêm nhiễm tại hậu môn, có thể gây nhiễm trùng sơ sinh khi thai phụ sinh thường.
Đọc thêm: Bác sĩ tư vấn những lưu ý mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết
Mẹ bầu bị bệnh trĩ liệu có thể sinh thường không?
Bệnh trĩ ở người mang thai có sinh thường được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu mắc trĩ vẫn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh trĩ nhẹ hay nặng, sức khỏe thai phụ có đảm bảo hay không mà đưa ra lời khuyên nên sinh thường hay sinh mổ.
- Trường hợp bị trĩ độ nhẹ
Bệnh trĩ độ nhẹ, tức là bệnh trĩ độ 1, độ 2 đồng thời thai phụ có sức khỏe đảm bảo thì có thể sinh thường. Tuy nhiên, về mặt y học, khi rặn đẻ thường sẽ trực tiếp làm búi trĩ phát triển to hơn, sa ra ngoài nhiều hơn, thậm chí bị nhiễm trùng, viêm nhiễm. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài cho mẹ sau sinh.
- Trường hợp bị trĩ độ nặng
Bệnh trĩ nặng độ 3 và độ 4, các búi trĩ lớn sa ra khỏi hậu môn, thậm chí gây sa nghẹt, tắc mạch trĩ kèm theo chảy máu hậu môn nghiêm trọng thì thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa về việc sinh mổ.
Bởi khi sinh thường, thai phụ sẽ mất sức rặn sinh con. Điều này sẽ vô tình làm hệ thống tĩnh mạch trĩ giãn nở đột ngột quá mức khiến búi trĩ sa nặng hơn. Chưa kể đến trường hợp thai phụ sẽ bị mất máu quá nhiều do búi trĩ sa ra ngoài, từ đó gây nguy hiểm trong quá trình “vượt cạn”.
Người đang mang thai thì chữa bệnh trĩ như thế nào?
Do trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ không thể uống thuốc chữa bệnh trĩ hay phẫu thuật chữa bệnh trĩ. Bởi việc uống thuốc hay phẫu thuật cắt trĩ sẽ tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi. Vậy mẹ bầu bị lòi dom thì nên làm gì? Cách chữa bệnh trĩ ở người mang thai như thế nào?
1. Bà bầu bị trĩ bôi thuốc gì?
Trong khi mang bầu, thai phụ cần đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh trĩ, kể cả các loại thuốc bôi ngoài da. Việc này sẽ đảm bảo rằng quá trình điều trị sẽ không gây ảnh hưởng đến em bé.
Căn cứ vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc nhuận tràng, thuốc nhét hậu môn hay một loại thuốc bôi để cải thiện các triệu chứng khó chịu bệnh trĩ gây ra.
2. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu tại nhà
Để chữa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai, một số phương pháp điều trị tại nhà cũng được nhiều người tìm kiếm và áp dụng.
- Xông trĩ cho bà bầu
Nếu cảm thấy ngứa và khó chịu, búi trĩ sưng đau thì mẹ bầu có thể ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng để kích thích máu lưu thông, giảm đau và giảm cảm giác khó chịu.
- Chữa trĩ ở phụ nữ mang thai bằng rau diếp cá
Trong y học cổ truyền, rau diếp cá có tính kháng khuẩn mạnh nên được dùng để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Phụ nữ có thai mắc bệnh trĩ (độ nhẹ) có thể đắp rau diếp cá tại chỗ nhằm kích thích búi trĩ teo nhỏ.
Lưu ý: Cách chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu chỉ có tác dụng đối với bệnh trĩ độ nhẹ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bà bầu vẫn cần đi khám và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi điều trị.
Xem thêm: Mang thai không nên ăn gì? Nên ăn gì để đảm bảo an toàn
Làm thế nào để hết trĩ khi mang bầu?
Để phòng ngừa bệnh trĩ ở người mang thai, bà bầu nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, hoa quả, các loại đậu…
Ngoài ra, một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà bà bầu nên thực hiện bao gồm:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 1,5 lít/ ngày.
- Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, đều đặn nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng sự dẻo dai cho hệ thống cơ vùng kín. Việc này còn giúp thu gọn âm hộ sau sinh và kích thích quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
- Hạn chế rặn khi đi đại tiện và không ngồi quá lâu nhằm giảm áp lực lên hậu môn. rèn luyện thói quen đại tiện đều đặn trong một khung giờ nhất định trong ngày.
- Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì nên đứng dậy đi lại thường xuyên để giảm áp lực cho vùng hậu môn.
- Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng một bên, tốt nhất là nên nằm nghiêng bên trái. Hạn chế nằm ngửa hay nằm sấp sẽ giúp cải thiện tình trạng ứ máu tại hậu môn và vùng chậu.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi mang thai tháng đầu để mẹ và bé phát triển khoẻ mạnh
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây về bệnh trĩ ở người mang thai sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về bệnh và có hướng khắc phục kịp thời. Mọi vấn đề cần được giải đáp xin vui lòng gọi số máy 0243.9656.999, đội ngũ bác sĩ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?