Táo bón là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 778 lượt bình chọn

Táo bón là hiện tượng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi bạn có chế độ sinh hoạt không phù hợp, ít rau xanh, không cung cấp đủ nước cho cơ thể… rất dễ dẫn tới tình trạng đại tiện khó. Vậy bón là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị triệt để.

Táo bón là gì?

Táo bón hay còn gọi là bón. Là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần, tình trạng kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Wikipedia định nghĩa “đây là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu một lần”.

Tình trạng còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Mặc dù vậy vẫn có nhiều người bị táo bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… Chứng bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Táo bón

Táo bón

Ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, nhất là người già, người béo và phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, tình trạng bón ở trẻ em rất phổ biến. Nhóm thanh niên, người làm việc nơi công sở cũng dễ mắc phải do ngồi nhiều, ít vận động và tâm lý căng thẳng quá mức…

Đi tìm nguyên nhân táo bón thường gặp

Nguyên nhân nào dẫn tới táo bón? Khi các cơ trong đại tràng co thắt chậm và kém, khiến thức ăn di chuyển chậm và mất đi nhiều nước hơn trong quá trình tiêu hóa thành phân. Khí đó, phân sẽ rắn lại và làm cho việc đi đại tiện cũng vì thế mà khó khăn hơn. 

Nhiều yếu tố có thể góp phần gây táo bón trẻ em và người lớn, bao gồm:

  • Nhịn đi đại tiện: Do trẻ em và người lớn không để ý đến nhu cầu của cơ thể khi muốn đi vệ sinh, do mải chơi hoặc một số trẻ không muốn đi vệ sinh công cộng và chờ đến khi về nhà để đi.
  • Trẻ sợ đi đại tiện do khối phân lớn trong đại tràng gây đau khi trẻ phải rặn.
  • Vấn đề tập luyện đi đại tiện (Toilet training): Một số phụ huynh tập luyện đi đại tiện cho trẻ quá sớm dẫn tới trẻ cáu gắt và giữ phân, không muốn đi vệ sinh. Từ việc tập luyện giống như một cuộc chiến với trẻ, trẻ sẽ bỏ qua những kích thích muốn đi đại tiện và theo thời gian nó sẽ trở thành thói quen không tốt của trẻ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống. Không đủ trái cây và rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng trong chế độ ăn của trẻ có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chuyển từ chế độ ăn toàn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn dặm.
  • Thay đổi thói quen. Mọi thay đổi trong thói quen của trẻ - như đi du lịch, thời tiết nóng hoặc căng thẳng - có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ em có nhiều khả năng bị táo bón ở thời gian bắt đầu đi học.
  • Thuốc. Một số thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có thể góp phần gây táo bón.
  • Dị ứng sữa bò. Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi cũng dẫn đến táo bón.
  • Tiền sử gia đình. Trẻ em có thành viên gia đình bị táo bón có nhiều khả năng bị táo bón. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc sống chung với nhau.

Những triệu chứng táo bón không thể bỏ qua

Có rất nhiều triệu chứng dẫn tới tình trạng táo bón. Hầu hết, các triệu chứng bón ở người lớn và trẻ em không có nhiều sự khác nhau. Theo dõi những triệu chứng dưới đây để chủ động trong việc điều trị, tránh để nặng chuyển sang bệnh trĩ.

Đau bụng

Đau bụng

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần
  • Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
  • Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
  • Đau khi đi đại tiện
  • Đau bụng
  • Máu trên bề mặt phân cứng
  • Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu  khi cố gắng giữ phân.

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:

  • Sốt
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Chướng bụng
  • Giảm cân
  • Vết nứt hậu môn
  • Sa trực tràng

Trị táo bón như thế nào cho hiệu quả?

Trị táo bón như thế nào cho hiệu quả? Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thuốc Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm). Ngoài ra, chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

1. Cách trị táo bón nặng bằng Tây y

Trị chứng bón bằng thuốc tây y được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân. Đây là cách làm phổ biến, mang lại hiệu quả nhanh…

Các loại thuốc đặc trị thường được bác sĩ sử dụng là:

 Metamucil

 Metamucil

  • Thuốc tạo khối: Igol, Metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol… trong thành phần có chứa muối vô cơ, đường, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Docusat giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và dễ di chuyển hơn.
  • Thuốc bôi trơn: Norgalax, Microlax… bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara… kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài.

Khuyến cáo: Dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng bác sĩ thường khuyến cáo không nên sử dụng những loại thuốc này quá 8 ngày. Vì chúng có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu sẽ gây ra biến chứng cho đường ruột và để lại hệ quả cho gan, thận, dạ dày. 

Các loại thuốc này cũng chỉ giải quyết được triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân. Ngoài ra, cơ thể sẽ mất đi khả năng co bóp, đào thải tự nhiên mà phải phụ thuộc vào thuốc suốt đời.

Trong trường hợp sử dụng thuốc mà không đạt hiệu quả, người bệnh có thể tới bệnh viện để tháo thụt làm sạch đường ruột.

2. Cách trị táo bón tại nhà đơn giản bằng dân gian

Từ xa xưa người bệnh đã biết cách áp dụng các bài thuốc dân gian vào điều trị chứng bón. Đó đều là bài thuốc từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, quen thuộc và dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày.

Các bài thuốc được áp dụng nhiều nhất là:

  • Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.
  • Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.
  • Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.
  • Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

Khuyến cáo: Tuy có tác dụng nhưng các biện pháp dân gian này chỉ nên áp dụng khi bệnh ở tình trạng tương đối nhẹ. Đối với người bị nặng, lặp lại nhiều lần sẽ không có được hiệu quả tốt nhất.

3. Thuốc trị táo bón từ đông y

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân bị chứng khó đại tiện đều áp dụng bài thuốc đông y. Bởi phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý tác động từ căn nguyên gây bệnh, giúp cơ thể điều hòa lại khí huyết, lưu thông kinh mạch, từ đó cân bằng và khôi phục lại chức năng của cơ thể. Các bài thuốc Đông y nổi tiếng có thể kể đến là:

Thuốc đông y trị táo bón

Thuốc đông y trị táo bón

  • Trị nguyên nhân khí trệ

Bài 1: Chỉ xác 12g, Đại hoàng 5g, Trần bì 12g, Sinh địa 12g, Sa sâm 16g, Hoàng kỳ 10g, Kim ngân hoa 14g, Cam thảo 12g, Rau má 16g, Cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Bạch thược 12g, Bạch linh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Mộc thông 16g, Sinh địa 16g, Sa sâm 16g, Sâm hành 16g, Thăng ma 10g, Hồng hoa 6g, Cam thảo 10g, Mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đây là cách chữa táo bón người lớn phổ biến và hiệu quả nhất trong Đông y.

  • Trị nguyên nhân huyết hư

Bài 1: Đương quy 16g, Thục địa 16g, Hà thủ ô 16g, Đại táo 10g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Cam thảo 10g, Thiên môn 16g, Hoa kim ngân tươi, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đương quy 20g, Ngưu tất 16g, Chỉ xác 10g, Trạch tả 10g, Sinh địa 12g, Ngân hoa 12g, Nhục thung dung 12g, Đại táo 10g, Sa sâm 16g, Hoa hồng 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

  • Trị nguyên nhân nhiệt tà tích tụ

Bài 1: Sinh địa 16g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Hoa hồng 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g, Thiên môn 12g, Mạch môn 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 12g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Phòng sâm 16g, Đương quy 16g, Thiên môn 16g, Mạch môn 16g, Đào nhân 10g, Hoa hồng 10g, Rau má 20g, Cỏ mực 20g, Cát căn 16g, Đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khuyến cáo: Thực tế, các bài thuốc trên đây chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Hoặc nếu bệnh nặng điều trị bằng tây y thì cũng không được sử dụng quá 8 ngày. Vì hầu hết bài thuốc tây y đều có tác dụng phụ. Cách an toàn nhất, bệnh nhân nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám nếu chứng táo bón kéo dài mãi không khỏi.

Cách chữa táo bón lâu ngày không khỏi bằng ngoại khoa

Cách chữa táo bón lâu ngày không khỏi bằng ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp xuất hiện triệu chứng đi kèm: đại tiện ra máu, xuất hiện búi trĩ, bệnh nhân đau đớn, khó chịu… Lúc này, bệnh nhân đi khám, bác sĩ không gọi là táo bón mà gọi là bệnh trĩ.

Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp đông tây y kết hợp

Phương pháp đông tây y kết hợp 

Ưu điểm vượt trội của phương pháp: 

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng khu vực lân cận, thời gian vết thương hồi phục nhanh vì vùng xâm lấn nhỏ
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát trở lại rất thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc gan, tiêu độc, hạn chế tác dụng phụ của tây y…

Không chỉ có phương pháp điều trị mang lại hiệu quả, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao:

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng Việt Nam. 
  • Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: CKII Ngoại tiêu hóa, từng giữ chức Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện y học cổ truyền Việt Nam

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết táo bón là gì, nguyên nhân cũng như triệu chứng đi kèm. Nếu chứng bón nặng, kèm theo máu nhiều, sa búi trĩ… người bệnh chắc chắn bị trĩ, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Mọi chi tiết cần giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối