Triệu chứng táo bón nặng và bí quyết điều trị dứt điểm!

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 799 lượt bình chọn

Triệu chứng táo bón nặng nhận biết thông qua biểu hiện nào? Táo bón là tình trạng bất thường liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu để tình trạng táo bón kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh hoạt, tinh thần, sức khỏe... bệnh nhân. Vậy bí quyết điều trị dứt điểm hiện tượng táo bón nặng là gì?

Các triệu chứng táo bón kéo dài không thể bỏ qua

Đâu là những triệu chứng táo bón kéo dài, táo bón nặng không thể bỏ qua. Nhận biết càng sớm các biểu hiện của chứng táo bón, người bệnh sẽ kịp thời điều trị dứt điểm bệnh lý liên quan. Từ đó thoát khỏi tình trạng táo bón khó chịu này.

Táo bón nặng

1. Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ở đường tiêu hóa

Nếu táo bón kéo dài nhiều tháng liền, thậm chí thời gian tính bằng năm. Chắc chắn bạn đang nằm trong số những người bị táo bón mạn tính, táo bón nặng. Triệu chứng của táo bón nặng thường gặp:

  • Phân cứng, tần suất đại tiện giảm có thể 3 – 4 ngày/lần, thậm chí cả tuần mới đại tiện 1 lần hết sức khó khăn.
  • Đại tiện ra máu đỏ tươi
  • Đau bụng, đầy bụng, chướng bụng
  • Chán ăn, mệt mỏi

Tác hại: Táo bón nặng có thể dẫn tới sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Những bệnh này rất khó chữa và phải can thiệp ngoại khoa mới hy vọng trị bệnh triệt để.

2. Triệu chứng toàn thân thường gặp ở người táo bón nặng

Những triệu chứng táo bón nặng toàn thân người bệnh cần biết là nứt kẽ hậu môn, cơ thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng... Thậm chí nổi mề đau, do ruột sinh ra khí độc làm ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh, từ đó dẫn tới dị ứng.

Các triệu chứng toàn thân khác:

  • Tâm trạng buồn phiền, lo âu, mệt mỏi

Người bị táo bón nặng thường có cảm giác buồn bực, chán nản, mệt mỏi, đầu óc thiếu minh mẫn... Vì mỗi lần đại tiện, phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, đau hậu môn, căng thẳng, mất tập trung... Chất cặn bã từ phân vào máu khiến cơ thể nhiễm độc.

  • Phân dính, tắc, són phân

Phân tắc nghẽn lâu, dồn nén thành khối cứng và khó đại tiện bình thường. Người bệnh luôn có cảm giác mỏi đại tiện nhưng mỗi lần đại tiện rất ít, đi không hết phân... Trường hợp nặng còn rò rỉ phân tại lỗ hậu môn, khiến người bệnh mất tự tin.

Tìm hiểu triệu chứng táo bón phổ biến khác

Nội dung trên đây đã cập nhật triệu chứng táo bón nặng, táo bón kéo dài. Vậy còn dấu hiệu táo bón thường gặp phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai, sau sinh đẻ và ở trẻ sơ sinh... có biểu hiện như thế nào?

Không đi đại tiện được

Không đi đại tiện được

1. Triệu chứng táo bón khi mang thai 

Dấu hiệu táo bón ở mẹ bầu khi mang thai tương tự như các đối tượng khác. Có thể nói, mẹ bầu là đối tượng dễ mắc chứng táo bón nhất. Mẹ lưu tâm đến các triệu chứng dưới đây để có biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
  • Phân có triệu chứng khô cứng, đôi khi dính máu
  • Mẹ bầu luôn trong tình trạng căng thẳng, khó chịu khi đại tiện
  • Bụng thường xuyên bị đau quặn
  • Có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng lại không thể đi

2. Triệu chứng táo bón sau sinh có đặc điểm gì?

Đa phần sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng “táo bón sau sinh”. Vì táo bón kéo dài dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con... Có thể nói, 10 phụ nữ sau sinh thì có đến 7, 8 người bị táo bón. Đặc điểm lâm sàng là sau khi ăn uống bình thường, không đau bụng, không nôn mửa nhưng đại tiện khó khăn.

3. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị táo bón diễn ra thế nào?

Giống người lớn, khi bị táo bón, trẻ sơ sinh có triệu chứng khác thường mà cha mẹ có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Dưới đây là 10 triệu chứng phổ biến bác sĩ đã tổng hợp.

  • Bé đi ngoài khó khăn, phải rặn, gồng mình
  • Trẻ biếng ăn hơn
  • Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đại tiện
  • Số lần đại tiện ít hơn bình thường
  • Trẻ chướng bụng, ăn không tiêu
  • Có máu lẫn trong phân
  • Phân cứng, vón cục, phân sẫm màu, có hình dạng viên nhỏ, thô như phân thỏ, phân dê
  • Trẻ bị đau hậu môn khi đại tiện
  • Phân có mùi khó chịu, trẻ đánh hơi thối nhiều lần trong ngày nhưng không đi ngoài
  • Đi ngoài chưa hết phân do quá trình đại tiện khó khăn hoặc tâm lý sợ hãi. Cơ thể mệt mỏi, uể oải,...

Biến chứng nguy hiểm từ hiện tượng táo bón

Triệu chứng táo bón ở người lớn và trẻ sơ sinh nếu không điều trị dứt điểm sẽ vô cùng nguy hiểm. Táo bón để lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Khiến việc đại tiện khó khăn, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Bệnh trĩ

Người bị táo bón lâu ngày thường gặp khó khăn khi đại tiện, phải dùng sức rặn để tống chất thải ra ngoài. Điều này xảy ra trong thời gian dài khiến hậu môn chịu áp lực lớn, búi tĩnh mạch phồng to quá mức, trở thành búi trĩ, dẫn tới đại tiện ra máu.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

  • Nứt kẽ hậu môn

Phân khô và cứng khiến ống hậu môn người bệnh táo bón lâu ngày bị tổn thương, hình thành vết nứt. Nứt hậu môn nếu không điều trị sớm sẽ thành viêm nhiễm nếu tiếp xúc với vi khuẩn có hại.

  • Ung thư đại tràng

Táo bón lâu ngày không đại tiện được khiến phân ứ đọng. Độc tố lẽ ra phải bài tiết thì quay trở lại, thấm vào mạch máu trở về trực tràng. Những độc tố này tạo thành u cục, phát triển thành tế bào ung thư.

Cách chữa táo bón lâu ngày hiệu quả

Triệu chứng táo bón lâu ngày điều trị cách nào hiệu quả? Nội dung dưới đây, xin chia sẻ với mọi người một số cách điều trị chứng táo bón phổ biến hiện nay. Có thể điều trị bằng biện pháp nội khoa, bài thuốc dân gian tại nhà hoặc điều trị ngoại khoa theo nguyên nhân bệnh lý.

1. Thuốc trị táo bón có thật sự tốt?

Từ trước đến nay, thuốc tây y luôn là lựa chọn của người bệnh bị táo bón. Đối với thuốc tân dược, ưu điểm là cải thiện nhanh triệu chứng. Giúp người bệnh giảm sự khó chịu sau vài liều sử dụng đầu tiên. Cụ thể: 

  • Thuốc bổ sung chất xơ: Methylcellulose, Canxi polycarbophil, Correctol bisacodyl,…
  • Thuốc kích thích ruột co thắt: Correctol bisacodyl, Dulcolax, senna-sennosides,…Nhóm thuốc này có khả năng kích thích đại tràng co bóp và đẩy phân ra bên ngoài. 
  • Thuốc bôi trơn đại tràng: Thuốc bôi trơn được sử dụng để làm trơn thành đại tràng, giúp phân dễ dàng di chuyển qua cơ quan này.
  • Thuốc làm mềm phân: Docusat natri, Canxi docusate,…

Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài, thuốc tây không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây chứng táo bón. Triệu chứng táo bón có thể tái phát trở lại sau khi ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời, không nên dùng thuốc tây y trong thời gian dài, vì có thể gặp phải tác dụng phụ nặng nề...

2. Cách trị táo bón nặng tại nhà

Triệu chứng táo bón điều trị tại nhà bằng cách nào? Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên sử dụng nếu tình trạng táo bón nhẹ, các triệu chứng mới xuất hiện...

  • Hạt mè: Hạt mè giữ ẩm cho ruột, hỗ trợ trường hợp phân khô, táo bón.
  • Mật mía: Uống thìa mật mía trước khi ngủ giúp bạn dễ dàng đẩy lùi chứng táo bón. Vì mật mía chứa vitamin, khoáng chất, magie...
  • Trà gừng hoặc bạc hà: Bạc hà chứa menthol, chống co thắt, làm giãn cơ của đường tiêu hóa. Gừng là loại thảo mộc giúp cơ thể tạo nhiệt, đẩy nhanh sự tiêu hóa chậm chạp. Từ đó kích thích tiêu hóa, giảm táo bón.
  • Nước chanh: Uống cốc nước chanh mỗi sáng hoặc thêm chanh vào trà, đây là phương thuốc chữa táo bón hiệu quả.
  • Nho khô: Nho giàu chất xơ, chứa axit tartaric, có tác dụng nhuận tràng...
  • Mận, mơ: Đây là trái cây chứa nhiều chất xơ, kích thích nhuận tràng...

3. Trị táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống

Triệu chứng táo bón khiến người bệnh khó chịu, khổ sở. Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống là giải pháp giảm thiểu biểu hiện táo bón hiệu quả. Người bệnh nên chú ý:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

  • Tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng: Giúp cơ quan tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa thức ăn, thải trừ phân... Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động, co bóp tốt. Giúp phân được bài trừ ra khỏi cơ thể dễ dàng. Giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột...
  • Đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu: Nên đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, khi đại tiện không nên rặn quá mạnh, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh... 

4. Điều trị nguyên nhân táo bón do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn

Như vậy, có rất nhiều cách điều trị triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, tùy thuộc mức độ, nguyên nhân mà có cách điều trị cho phù hợp. Đối với trường hợp táo bón do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn gây ra... Người bệnh cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại một địa chỉ y tế uy tín để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị chứng táo bón do nguyên nhân bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống. Cụ thể:

  • Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu...
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ thuốc tây y

Như vậy, triệu chứng táo bón nặng là gì đã có lời giải đáp rõ ràng. Người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện cục thịt lòi ra ở hậu môn, đại tiện ra máu kéo dài... Để biết thêm về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.  

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối